ĐH Luật Hà Nội và TPHCM tiếp tục là trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký quyết định số 1156/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển trường ĐH luật Hà Nội và TPHCM.
Cơ sở chính của Trường ĐH Luật TP.HCM.
Quyết định số 1156/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường ĐH Luật Hà Nội và Trường ĐH Luật TP.HCM thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” trong giai đoạn tới.
Mục tiêu của Đề án là tiếp tục tập trung nguồn lực xây dựng Trường ĐH Luật Hà Nội và Trường ĐH Luật TP.HCM thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật; trung tâm nghiên cứu và truyền bá pháp lý hàng đầu trong các cơ sở đào tạo pháp luật của Việt Nam, có vai trò dẫn dắt trong hệ thống các cơ sở đào tạo luật của cả nước, có uy tín trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Đề án xác định tổng quy mô của 2 trường đến năm 2025 đạt khoảng 36.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Tăng quy mô đào tạo văn bằng hai, thạc sĩ, tiến sĩ 10%/năm. Có một số chuyên ngành trọng điểm mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu của Việt Nam và quốc tế. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên đến năm 2025 không quá 25 sinh viên/1 giảng viên;
Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030, tăng quy mô đào tạo đạt khoảng 49.000, chú trọng tăng quy mô đào tạo các chương trình chất lượng cao, trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Đến năm 2030, tỷ lệ sinh viên/giảng viên không quá 20 sinh viên/1 giảng viên; quy mô tuyển sinh trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trung bình không thấp hơn 20% quy mô tuyển sinh trong năm.
Tiếp tục khẳng định thế mạnh đào tạo trong các lĩnh vực pháp luật; phát triển các ngành, chuyên ngành đào tạo mới ở trình độ đại học, thạc sĩ; tiếp tục phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao. Phát triển đa dạng chương trình và mở rộng các hình thức đào tạo gồm đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao, đào tạo theo đơn đặt hàng của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp.
Trong nhiều năm qua, Trường ĐH Luật TP.HCM là trường đào tạo cán bộ về pháp luật lớn nhất phía Nam.
Video đang HOT
Về nghiên cứu khoa học, phấn đấu đến năm 2025 có 100% giáo sư, phó giáo sư và 85% tiến sĩ của trường chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài, đề án khoa học và công nghệ các cấp; công bố ít nhất 100 bài báo trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới; bình quân mỗi năm trong giai đoạn thực hiện 10 – 20 đề tài cấp quốc gia hoặc cấp bộ, cấp tỉnh, ít nhất 1 – 2 nghiên cứu hợp tác với các đối tác quốc tế, tổ chức 9 hội thảo quốc gia, quốc tế, xuất bản khoảng 20 sách chuyên khảo;
Đến giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030, bình quân mỗi năm công bố ít nhất 200 bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới và đạt tỷ lệ trung bình một giảng viên cơ hữu mỗi năm công bố từ 0,3 bài báo quốc tế trở lên, có 12 – 25 đề tài khoa học cấp quốc gia hoặc cấp bộ, cấp tỉnh, 10 chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với đối tác nước ngoài; có ít nhất 13 hội thảo quốc gia, quốc tế và 30 đầu sách mới/năm.
Đến năm 2030, số hóa tất cả các bài báo được công bố trên Tạp chí Luật học và Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam; tiếp tục phát triển các đề tài khoa học các cấp, giáo trình, sách tình huống, tham khảo, chuyên khảo, chú trọng chất lượng các bài viết đăng trên tạp chí quốc tế…
Về nhân lực và tổ chức bộ máy, giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025, Trường Đại học Luật Hà Nội có đội ngũ giảng viên cơ hữu khoảng 450 người, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 350 người, trong đó, tối thiểu 40% giảng viên có trình độ tiến sĩ, 20 – 30% có chức danh giáo sư, phó giáo sư, ít nhất 30% giảng viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ; ít nhất 70% lãnh đạo cấp phòng, 50% viên chức có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ; đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đông đảo, có chất lượng; tăng cường trao đổi giảng viên giữa các cơ sở đào tạo luật.
Đến năm 2030 mỗi trường có khoảng 600 giảng viên, trong đó 40 – 45% giảng viên có trình độ tiến sĩ, 25 – 30% giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư, ít nhất 50% giảng viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ; giảng viên thỉnh giảng có thể đảm nhiệm ít nhất 20% khối lượng giảng dạy; tăng cường trao đổi giảng viên với các cơ sở đào tạo luật ngoài nước; 90% lãnh đạo cấp phòng, 70% viên chức có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ; 100% viên chức có khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong công việc.
Về hợp tác trong nước và quốc tế, đến năm 2025, đạt 80 thỏa thuận với các cơ sở đào tạo nước ngoài; 40 thỏa thuận hợp tác trong nước. Tăng số lượng chuyên gia nước ngoài đến làm việc, phấn đấu đạt 15 giảng viên nước ngoài/năm; có ít nhất 20 chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên/năm. Mỗi trường hằng năm chủ trì tổ chức ít nhất 1 cuộc thi phiên tòa tranh tụng quốc tế, tham gia ít nhất 3 cuộc thi tranh tụng giả định bằng tiếng Anh (ở cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế).
Từ năm 2026 đến năm 2030, đạt 150 thỏa thuận với các cơ sở đào tạo nước ngoài; 85 – 100 thỏa thuận hợp tác trong nước. Phấn đấu đạt 30 giảng viên nước ngoài/năm; có ít nhất 30 chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên/năm. Mỗi trường hằng năm chủ trì tổ chức ít nhất 2 cuộc thi phiên tòa tranh tụng quốc tế, tham gia ít nhất 5 cuộc thi tranh tụng giả định bằng tiếng Anh (ở cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế).
Ngoài ra, Đề án cũng xác định nhiều nội dung quan trọng về phổ biến, tuyên truyền pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và phục vụ cộng đồng; về cơ sở vật chất và công nghệ thông tin của 2 cơ sở đào tạo. Đề án cũng xác định cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện Đề án là Bộ Tư pháp đối với Trường ĐH Luật Hà Nội và Bộ GD&ĐT đối với Trường ĐH Luật TP.HCM.
Bằng sự phát triển bền vững và vượt bậc trong công tác đào tạo nhân lực pháp luật Trường ĐH Luật TP.HCM nhận bằng khen của Chính phủ và Bộ GD&ĐT
Trước đó vào năm 2013, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định phê duyệt Đề án tổng thể xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP.HCM thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật.
Qua 7 năm thực hiện Đề án cả 2 cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất nước đã đạt được nhiều kết quả khả quan làm tiền đề để tiếp tục xây dựng và triển khai Đề án vừa được phê duyệt.
Học phí đồng loạt tăng cao
Hàng loạt trường đại học và nhiều địa phương thông báo tăng học phí dù Bộ Giáo dục - Đào tạo đã khẳng định tiếp tục giữ nguyên, không tăng giá dịch vụ giáo dục
Theo thông báo của Trường ĐH Luật Hà Nội, từ năm học 2022-2023, mức học phí với sinh viên hệ chính quy khóa mới nhất là là 572.000 đồng/tín chỉ cho hệ đại trà và 1,605 triệu đồng/tín chỉ cho hệ chất lượng cao. Năm học trước, mức thu đối với hệ đại trà là 280.000 đồng/tín chỉ và 990.000 đồng/tín chỉ với hệ chất lượng cao.
Học phí tăng cao, phụ huynh lo lắng
Như vậy, học phí của Trường ĐH Luật Hà Nội đã tăng gấp đôi với hệ đại trà, trong khi học phí của hệ chất lượng cao tăng 62%.
Các trường thành viên của ĐHQG Hà Nội cũng thông báo tăng học phí với mức thu dự kiến với sinh viên chính quy các chương trình đào tạo chuẩn là từ 12-24,5 triệu đồng/năm; từ 30-60 triệu đồng/năm với các chương trình đào tạo đặc thù, chương trình đào tạo chất lượng cao.
Nhiều trường đại học sẽ tăng học phí trong năm học tới .Ảnh: TẤN THẠNH
Cụ thể, Trường ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội có mức học phí ngành cao nhất là 26,1 triệu đồng/năm, nếu tính theo tín chỉ là 715.000 đồng/tín chỉ, cao hơn mức cũ 315.000 đồng là 2,26 lần. Trường ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội dự kiến mức học phí năm học tới là 42 triệu đồng, tăng gấp 1,2 lần so với mức học phí 35 triệu đồng của khóa tuyển sinh năm 2021. Trong 3 năm tiếp theo, trường tiếp tục tăng học phí thêm 2 triệu đồng/năm. Đối với sinh viên ĐH chính quy ngành quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao, mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2022 là 98 triệu đồng/sinh viên/khóa học, tương ứng 2,45 triệu đồng/tháng, tính theo tín chỉ là 770.000 đồng.
Học phí một số chuyên ngành đào tạo của Trường ĐH Y Hà Nội cũng sẽ tăng trên 70% từ năm học 2022-2023. Cụ thể, các ngành răng - hàm - mặt và khối ngành y dược của Trường ĐH Y Hà Nội gồm y khoa, y học cổ truyền, y học dự phòng sẽ có mức học phí là 2,45 triệu đồng/tháng; khối ngành sức khỏe gồm: Điều dưỡng, dinh dưỡng, khúc xạ nhãn khoa, kỹ thuật xét nghiệm y học, y tế công cộng sẽ có học phí là 1,85 triệu đồng/tháng; ngành điều dưỡng chương trình tiên tiến có học phí là 3,7 triệu đồng/tháng.
Năm học 2022-2023, y dược là khối ngành có mức học phí tăng mạnh nhất trong các khối ngành đào tạo. Các khối ngành còn lại (trừ nghệ thuật) hầu hết đều tăng hơn 20% đến gần 30%.
Tác động lớn
Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) TP Hà Nội, cho hay HĐND thành phố đang xây dựng dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tại Hà Nội từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026. Theo đó, các địa bàn của TP Hà Nội được chia thành 4 vùng để xét thu học phí - khác với trước đây chỉ chia thành 3 vùng, gồm thành thị, nông thôn và miền núi.
Cụ thể, năm học 2022-2023, với các trường chưa bảo đảm chi thường xuyên, học phí vùng 1 và 2 là 300.000 đồng/tháng. Hai vùng còn lại thấp hơn, dao động 100.000 - 200.000 đồng/tháng (vùng 3) và 50.000 - 100.000 đồng/tháng (vùng 4). Như vậy, trừ bậc THPT vùng 1 và 2 có mức học phí tăng từ 217.000 đồng năm 2021 lên 300.000 đồng, học phí đã tăng gần gấp đôi năm ngoái. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, dự thảo đưa ra quy định mức trần học phí năm học 2022-2023 từ 2,4 - 3,2 triệu đồng/học sinh/tháng.
Tại cuộc họp về công tác điều hành giá các mặt hàng quan trọng, thiết yếu do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá - chủ trì, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho hay Bộ GD-ĐT nhất trí với giải pháp của Bộ Tài chính, tiếp tục giữ nguyên, không tăng giá dịch vụ giáo dục năm học 2022-2023 trong bối cảnh nhiều mặt hàng tăng giá.
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, giá dịch vụ giáo dục điều chỉnh sẽ tác động tới CPI bình quân cả nước năm 2022 tăng khoảng 0,55%-1,05% và học phí năm học 2022-2023 dự kiến tác động tới CPI tăng 1,5%-2,8%. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho hay theo tính toán của Bộ GD-ĐT, giá dịch vụ giáo dục năm học 2022-2023 dự kiến tăng 40%-90%, tác động đến CPI chung cả năm 2022 từ 0,55%-1,05% là rất lớn.
Bộ GD-ĐT không thể làm ngơ
Đánh giá về việc nhiều trường ĐH, nhiều địa phương vẫn lên kế hoạch tăng học phí bất chấp việc Bộ GD-ĐT tuyên bố không tăng giá dịch vụ giáo dục năm học 2022-2023, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, cho rằng để hỗ trợ học sinh, sinh viên, các trường, sở cần thực hiện chủ trương của Bộ GD-ĐT.
"Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý nhà nước, cần phải nghiêm khắc, giữ kỷ cương. Nếu các trường đồng loạt tăng học phí, Bộ GD-ĐT nên có ý kiến chứ không thể làm ngơ" - TS Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.
Đại học Luật Hà Nội trao bằng tốt nghiệp và khai giảng khóa mới tại Vĩnh Phúc Sau tốt nghiệp, những cử nhân của ĐH Luật Hà Nội đều được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật để ứng dụng vào thực tế cuộc sống và công việc. 2 học viên lớp đại học luật văn bằng 2K4 tốt nghiệp loại giỏi được Trường Đại học Luật Hà Nội và Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc khen thưởng....