ĐH cần công bố chính xác về đối tác liên kết đào tạo, đầu ra, nội dung giảng dạy
Theo bà Mai Hoa: Cần xác định tư duy một cách đầy đủ, đúng nhất về LKĐT, không chỉ là chuyện chương trình, mà còn là chuyện đội ngũ, các yếu tố bảo đảm khác.
Chương trình đào tạo truyền thống học tập được gì từ cách làm của các các chương trình liên kết quốc tế?
Vấn đề liên quan đến đào tạo liên kết với nước ngoài đã được đại diện các cơ sở giáo dục đại học thảo luận tại tọa đàm “Liên kết đào tạo đại học với nước ngoài tại Việt Nam: Thực trạng và định hướng phát triển” (do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức), đó chính là việc nâng cao tính lan tỏa từ chất lượng đào tạo các chương trình liên kết quốc tế sang các chương trình đào tạo truyền thống hiện nay.
Để đạt được hiệu quả lan tỏa được chất lượng đào tạo thì trước hết, chính chương trình đào tạo gốc phải đảm bảo chất lượng.
Phó giáo sư – Tiến sĩ Đào Ngọc Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương (ở giữa) chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Báo Đại biểu Nhân dân
Phó giáo sư – Tiến sĩ Đào Ngọc Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chỉ ra 2 yếu tố quan trọng cần chú trọng để đảm bảo chất lượng vượt trội của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Yếu tố thứ nhất, theo Phó giáo sư Tiến, đó là tìm ra thế mạnh của mỗi bên (thế mạnh về chương trình đào tạo của trường và cơ sở đối tác) để từ đó phát huy thế mạnh của mỗi bên, tạo ra được một sản phẩm với những nét vượt trội.
Yếu tố thứ hai Phó hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương đề cập đến chính là “các trường phải nghĩ đến việc xuất khẩu, đưa những chương trình đào tạo của chúng ta ra nước ngoài”.
Theo thầy Tiến, việc hợp tác liên kết đào tạo không chỉ là câu chuyện hợp tác song phương mà còn là đa phương, nhiều bên cùng tham gia để có thể đáp ứng được nhu cầu của toàn cầu. “Chúng ta cần phải nghĩ xa hơn, có một chiến lược để tìm ra những khía cạnh, những điểm vượt trội nhằm nâng cao chất lượng của các chương trình liên kết đào tạo quốc tế”, Phó giáo sư nhấn mạnh.
Khi chất lượng của các chương trình liên kết đào tạo quốc tế đã được đảm bảo, tính lan tỏa cũng được phát huy tối đa hiệu quả.
Theo đó, để đạt được hiệu quả lan tỏa chất lượng, các cơ sở giáo dục cần phải tạo ra được môi trường để tất cả các yếu tố chất lượng, các điều kiện thực hiện chương trình được đảm bảo.
Phó hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương nhấn mạnh: “Không nên nghĩ lan tỏa chỉ là tiếp nhận công nghệ giáo dục từ quốc tế chuyển sang Việt Nam”. Từ cách nhìn này, ông chỉ ra nhiều nhân tố quan trọng nhận được ảnh hưởng tích cực từ quá trình liên kết, không chỉ mỗi đối tượng thụ hưởng là người học.
Ví dụ, như giáo viên, có cả giáo viên nước ngoài và giáo viên Việt Nam. Theo đó, trong các chương trình của trường Đại học Ngoại thương, không chỉ có các giáo sư của nước ngoài về trường dạy, mà có cả giáo viên của trường sang dạy cho đối tác ở tại chính nước đối tác đó. Hay thu hút sinh viên các nước đối tác sang Việt Nam để học, rồi lan tỏa các yếu tố về học liệu, tài liệu…
Video đang HOT
Phó giáo sư Tiến nhấn mạnh: “Để sự lan tỏa rộng hơn thì có lẽ là chúng ta phải nghĩ đến câu chuyện lan tỏa từ liên kết đào tạo, từ hoạt động đào tạo quốc tế sang các hoạt động khác của nhà trường. Ví dụ như hoạt động về nghiên cứu, tư vấn… từ đó dần tăng cường hợp tác, từ là đối tác toàn diện đến đối tác chiến lược… tạo cơ sở lan tỏa từ đào tạo sang các lĩnh vực khác”
Từ quá trình lan tỏa, chúng ta hướng đến xây dựng môi trường đào tạo quốc tế tại Việt Nam, thay dần thói quen dạy và học theo cách dạy và học truyền thống hiện nay ở môi trường bậc đại học, từ đó dần hội nhập với quốc tế.
Giáo sư Trần Thị Vân Hoa: “Chúng tôi mong muốn và đang xây dựng một môi trường chuẩn quốc tế cho tất cả các sinh viên của nhà trường chứ không chỉ riêng sinh viên của các chương trình đào tạo quốc tế”. Ảnh: Báo Đại biểu Nhân dân
Xuất phát từ thực tiễn nhiều năm hoạt động đào tạo liên kết chương trình quốc tế, Giáo sư Trần Thị Vân Hoa – Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ định hướng phát triển chiến lược của nhà trường:
“Không chỉ môi trường chuẩn quốc tế mới có chương trình đào tạo chuẩn quốc tế. Chúng tôi mong muốn và đang xây dựng một môi trường chuẩn quốc tế cho tất cả các sinh viên của nhà trường chứ không chỉ riêng sinh viên của các chương trình đào tạo quốc tế.”
Đây chính là cách ngôi trường này tiếp thu, lan tỏa từ quá trình liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học uy tín trên thế giới. Theo đó, quá trình làm việc với các cơ sở quốc tế, nhà trường đã tiếp thu công nghệ và hiểu được các đơn vị giáo dục quốc tế họ đưa ra các tiêu chí, chuẩn mực như thế nào để giữ sức hút cho các chương trình học tập.
Từ đó, trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát triển môi trường, chương trình học tập bằng tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế và đưa ra các quy định đối với các chương trình chính quy cũng đạt chuẩn như chương trình quốc tế.
Ngoài ra, nhà trường còn tiến hành trao đổi giữa các chương trình do Việt Nam cấp bằng và quốc tế cấp bằng, tiến tới mục tiêu quốc tế công nhận các chương trình đào tạo của Việt Nam. Điều này cũng góp phần thu hút được sinh viên nước ngoài đến Việt Nam học tập, từ đó tăng tính quốc tế hóa trong môi trường học tập.
Liên kết đào tạo quốc tế: Không chỉ là câu chuyện nhập khẩu chương trình tiên tiến
Từ câu chuyện, cách làm của các trường cho thấy sự linh hoạt, chủ động trong cách tiếp cận vấn đề liên kết đào tạo quốc tế. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội – bà Nguyễn Thị Mai Hoa bày tỏ sự ấn tượng với cách làm của các trường.
“Tôi thích cách tiếp cận các thầy cô đưa ra, thay vì nhìn ở chỗ muốn nhập khẩu các chương trình tiên tiến để nâng cao chất lượng của mình, chúng ta đang nhìn ở góc tích cực hơn, nhìn ở thế mạnh của mình, một số trường đã làm, dù ít.
Tôi nghĩ đây là điểm sáng mà chúng ta tự tin trong những năm tới có thể xuất khẩu chương trình, nhân lực chất lượng cao ra các nước. Và thương hiệu, hay uy tín hay đẳng cấp chính là ở câu chuyện chúng ta tiếp cận, thay đổi tư thế của chúng ta như thế nào khi liên kết đào tạo với nước ngoài”, bà Mai Hoa nói.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội – Bà Nguyễn Thị Mai Hoa bày tỏ sự ấn tượng với cách tư duy theo hướng mở, đa chiều và chủ động của các trường về vấn đề liên kết đào tạo. Ảnh: Báo Đại biểu nhân dân
Từ cách tiếp cận này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề cập đến một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo liên kết đào tạo với nước ngoài.
Thứ nhất, theo bà Mai Hoa, các cơ sở giáo dục cần thay đổi tư duy về liên kết đào tạo:
“Cần xác định rõ tư duy một cách đầy đủ, đúng nhất về liên kết đào tạo, không chỉ là chuyện chương trình, mà còn là chuyện đội ngũ, các yếu tố bảo đảm khác. Và không chỉ là câu chuyện số lượng, mà là chuyện chất lượng. Không chỉ là câu chuyện doanh thu để bảo đảm điều kiện của các cơ sở giáo dục đại học, mà còn là vấn đề thương hiệu”.
Về hoàn thiện cơ sở pháp lý, bà Mai Hoa đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành thông tư để hướng dẫn, định hướng rõ ràng và cụ thể hơn về hoạt động liên kết, đào tạo với nước ngoài.
Cuối cùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhấn mạnh tới trách nhiệm giải trình của các đơn vị giáo dục đại học:
“Tôi cũng quan tâm trong sự minh bạch trong cung cấp thông tin. Người dân, sinh viên cần thông tin chính xác về đối tác liên kết đào tạo, về đầu ra, về nội dung, yêu cầu mà người học tham gia sẽ được cái gì… Sự minh bạch trong thông tin của các trường phải rất rõ”.
Nâng cao hiệu quả liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài
Hiện nhiều quốc gia có chương trình đào tạo tại Việt Nam như Vương quốc Anh, chiếm số lượng lớn và áp đảo.
Tiếp theo là Mỹ, Pháp, Úc, sau đó là Hàn Quốc, Nhật, Newzealand. Cả nước có khoảng 25 nghìn sinh viên đang theo học các chương trình liên kết nước ngoài. Số lượng này chưa phải nhiều, nhưng chúng ta không nên chạy theo số lượng mà cần chú trọng về chất lượng.
Chiều 25/11, Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức tọa đàm ""Liên kết đào tạo đại học với nước ngoài tại Việt Nam: Thực trạng và định hướng phát triển". Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT), cả nước có 408 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Vậy chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam được quản lý, kiểm soát như thế nào?
Các nhà quản lí giáo dục, nhà khoa học tham gia tọa đàm.
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD & ĐT) cho hay, tính đến năm 2022, các chương trình liên kết giảm nhẹ với hơn 300 chương trình, có 1 số chương trình đã hết hạn và chưa có quyết định gia hạn cũng như có 1 số chương trình mới mở ra, dịch chuyển dần sang lĩnh vực khoa học công nghệ, đó là xu hướng tốt. Tuy nhiên, xét tỉ trọng các chương trình đào tạo liên kết nước ngoài hiện nay thì hơn 60% tập trung ở khối ngành kinh tế, quản lý, còn 25% là các chương trình liên quan khoa học công nghệ và chỉ 10% là chương trình của các khối ngành khác.
Hiện nhiều quốc gia có chương trình đào tạo tại Việt Nam như Vương quốc Anh, chiếm số lượng lớn và áp đảo.
Tiếp theo là Mỹ, Pháp, Úc, sau đó là Hàn Quốc, Nhật, Newzealand. Cả nước có khoảng 25 nghìn sinh viên đang theo học các chương trình liên kết nước ngoài. Số lượng này chưa phải nhiều, nhưng chúng ta không nên chạy theo số lượng mà cần chú trọng về chất lượng.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho hay, các chương trình liên kết đang dịch chuyển dần sang lĩnh vực khoa học công nghệ, là xu hướng tốt.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, tiêu chí về xếp hạng không phải là tiêu chí bắt buộc để lựa chọn liên kết đào tạo, cũng không nằm trong quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học cũng như Nghị định 86/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, các chương trình liên kết đào tạo được mở ra tại các trường đều được kiểm định, bảo đảm theo các yêu cầu của Luật và Nghị định trên. Dự kiến, trong năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có thông tư về quản lý và đào tạo chương trình liên kết đào tạo nước ngoài.
"Việc quản lý các chương trình liên kết đào tạo nằm trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm. Tuy nhiên, việc rà soát không làm khó các trường mà đồng hành, giúp các trường tìm ra khó khăn, vướng mắc, hạn chế để các trường có thể làm tốt hơn nữa. Còn nếu có vi phạm, tùy mức độ chúng tôi sẽ căn cứ theo Nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục đào tạo để thực hiện", PGS.TS Nguyễn Thu Thủy thông tin.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tham gia tọa đàm.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội lí giải vì sao càng ngày càng có nhiều chương trình liên kết đào tạo tại Việt Nam. Đó là quy định của luật hiện trao cho các trường quyền tự chủ, trong đó tự chủ về chuyên môn học thuật, được tự chủ tuyển sinh, liên kết đào tạo trong nước và ngoài nước.
"Mặc dù được trao quyền tự chủ đào tạo, nhưng tôi ghi nhận quy định các điều kiện mở mã ngành đào tạo cũng được chặt chẽ hơn, yêu cầu cũng cao hơn so với Thông tư 08. Khi trao quyền gắn với những yêu cầu, điều kiện cụ thể là cách tạo cơ hội cho các trường đại học cùng thực hiện tự chủ tốt hơn. Việc liên kết đào tạo với các nước sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Du nhập các chương trình tiên tiến của các nước giúp cho các trường đại học được tiệm cần dần với các chương trình tiên tiến. Đây là cơ hội để giáo dục đại học nước ta rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và thế giới", bà Nguyễn Thị Mai Hoa chia sẻ và cho biết thêm, chúng ta cần xem việc liên kết đào tạo này vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Liên kết đào tạo có nhiều cái lợi nếu chớp được cơ hội, nhưng nếu lựa chọn không chuẩn xác, đối tác liên kết không đúng tầm, sẽ là bất lợi. Đây là những điều cần lưu ý trong quá trình thực hiện.
Giáo sư Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân chia sẻ, cần xây dựng môi trường học thuật chuẩn quốc tế để giảng viên và sinh viên nước ngoài đến học tập.
Đồng quan điểm, GS.TS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho hay, đóng góp quan trọng nhất trong liên kết đào tạo là việc tiếp thu các công nghệ giảng dạy và các kiến thức mới. "Chúng tôi đã mở được 18 chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, trong đó có rất nhiều chương trình đào tạo được kiểm định chuẩn quốc tế. Trường có 11 chương trình được kiểm định bởi KCBSB Hoa Kỳ. Đầu năm tới, chúng tôi sẽ nhận tiếp 15 chứng chỉ đạt chuẩn cho 15 chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn KIBA của châu Âu. Đây là những thành tựu rất lớn mà các chương trình hợp tác quốc tế mang lại cho nhà trường", GS.TS Trần Thị Vân Hoa cho biết.
Kinh nghiệm trong việc quản lý các chương trình liên kết được Trường ĐH Kinh tế quốc dân thực hiện bằng cách xây dựng quy chế quản lý đào tạo; thường xuyên rà soát và tái cấu trúc các chương trình liên kết quốc tế; thường xuyên đánh giá công tác đào tạo để đảm bảo ngày càng hoàn thiện hơn. Ngoài ra, nhà trường còn tăng cường hoạt động trao đổi sinh viên và giảng viên để nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên của nhà trường; xây dựng môi trường học thuật chuẩn quốc tế để giảng viên và sinh viên nước ngoài đến học tập...
Hơn 300 chương trình đào tạo liên kết nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam Chiều 25/11, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm trực tuyến Liên kết đào tạo đại học với nước ngoài tại Việt Nam: "Thực trạng và định hướng phát triển". Toàn cảnh tọa đàm. Tại buổi tọa đàm, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thu Thủy cho biết, tính đến đầu năm 2022, cả...