ĐH Bách khoa Hà Nội áp dụng phỏng vấn trực tuyến cho phương thức xét tuyển tài năng
Ngày 16-5, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức vòng phỏng vấn online dành cho các thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển tài năng, để đảm bảo an toàn cho thí sinh vào mùa dịch.
Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2021 của báo Tuổi Trẻ tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội – Ảnh: MAI THƯƠNG
Theo kế hoạch ban đầu, thí sinh sẽ được giảng viên ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội phỏng vấn trực tiếp. Nhưng vì dịch COVID-19, nhà trường quyết định chuyển sang hình thức phỏng vấn online, thông qua MS Team.
Phần phỏng vấn sẽ không kiểm tra kiến thức học tập mà đánh giá kiến thức xã hội nói chung của thí sinh. Các câu hỏi phỏng vấn sẽ kiểm tra mức độ hiểu biết của thí sinh về Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, về ngành học và chương trình đào tạo mà thí sinh lựa chọn xét tuyển.
Mỗi thí sinh có 15 phút để tự giới thiệu về bản thân và trả lời các câu hỏi trong phiếu câu hỏi của hội đồng. Thí sinh được tự do trình bày, khả năng tư duy, lập luận, phản biện. Ai có năng khiếu cũng được khuyến khích thể hiện.
Thí sinh nên chuẩn bị sẵn sàng các minh chứng về thành tích học tập, thi cử, như giấy chứng nhận học sinh giỏi, bằng khen, giấy khen, quyết định công nhận đoạt giải học sinh giỏi… Tất cả đều là bản gốc hoặc bản sao công chứng.
Ngoài ra thí sinh cần chuẩn bị trang phục chỉnh tề, chuẩn bị máy móc thiết bị, đường truyền thật tốt trước khi bước vào buổi phỏng vấn.
Phương thức xét tuyển tài năng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến chiếm 10-20% tổng chỉ tiêu, trong đó số lượng tuyển thẳng mỗi ngành không quá 30% chỉ tiêu của ngành đó.
Phương thức này xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn dành cho thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên và đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Video đang HOT
a) Thí sinh thuộc hệ chuyên (gồm chuyên toán, lý, hóa, sinh, tin học, tiếng Anh) của các trường THPT chuyên trên toàn quốc.
b) Thí sinh được chọn tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đạt giải nhất, nhì, ba cấp tỉnh/thành phố các môn toán, lý, hóa, sinh, tin học, tiếng Anh bậc THPT; thí sinh được chọn tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức; thí sinh tham dự vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền hình Việt Nam.
c) Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (Academic) 6.0 trở lên hoặc tương đương được đăng ký xét tuyển vào các ngành ngôn ngữ Anh và kinh tế quản lý.
d) Thí sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo: thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; thí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia (nhất, nhì, ba) các môn toán, lý, hóa, sinh, tin học, ngoại ngữ, KHKT.
Xét tuyển thẳng căn cứ kết quả thi chứng chỉ khảo thí ACT, SAT, A-Level và IELTS đối với thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên, cụ thể như sau:
Xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành/chương trình đào tạo đối với thí sinh có chứng chỉ ACT, SAT, A-level đạt ngưỡng quy định của trường. Đối với chứng chỉ A-level, các môn học phải phù hợp với ngành dự tuyển.
Xét tuyển thẳng vào các ngành/chương trình ngôn ngữ Anh và kinh tế quản lý đối với thí sinh có chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.5 trở lên (hoặc tương đương).
Nhiều ĐH ưu tiên xét tuyển bằng chứng chỉ tiếng Anh, thí sinh cần lưu ý những gì?
Theo quy định của Bộ GD&ĐT trong những năm gần đây, nếu học sinh đạt IELTS từ 4.0 trở lên (hoặc tương đương) sẽ được miễn thi tốt nghiệp môn tiếng Anh và được quy đổi thành 10 điểm.
Nhiều trường ĐH, trong đó có cả những trường top cao cũng ưu tiên với thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Vậy khi tham gia xét tuyển, thí sinh cần lưu ý những gì?
Lưu ý về cách tính điểm của các trường
Về cơ bản, khi có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, các trường sẽ ưu tiên xét tuyển, có trường xét tuyển thẳng, nhưng cách tính điểm quy đổi của các trường tương đối khác nhau. Thí sinh cần cần nhắc thật kỹ các yêu cầu tính điểm đó để tránh sai sót.
Vì dụ, tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, những thí sinh có chứng chỉ IELTS Academic từ 5.0 trở lên (hoặc tương đương) có thể đăng ký quy đổi thành điểm môn tiếng Anh tốt nghiệp khi sử dụng các tổ hợp có môn tiếng Anh để xét tuyển bằng điểm thi. Nhà trường không áp dụng quy đổi chứng chỉ IELTS đối với thí sinh tham dự bài kiểm tra tư duy do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân thì cho phép quy đổi điểm tiếng Anh, trong đó điểm xét tuyển bằng điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh và điểm hai môn (gồm Toán và một môn bất kỳ trừ tiếng Anh, thuộc tổ hợp xét tuyển của trường) cộng điểm ưu tiên. Với IELTS 5.5 điểm, thí sinh sẽ được quy đổi thành 10 điểm tiếng Anh; tăng dần đến 8.0 - 9.0 sẽ được quy đổi thành 15 điểm. Trường sẽ xét từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu.
Còn tại Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội xét tuyển những thí sinh có điểm trung bình các môn của từng học kỳ lớp 10, 11, 12 đạt từ 7 trở lên và có chứng chỉ IELTS Academic từ 5.5 trở lên. Với những đối tượng này, điểm xét tuyển được tính theo công thức: Điểm xét tuyển = (Điểm quy đổi từ chứng chỉ hoặc giải) x 2 Điểm trung bình chung các học kỳ lớp 10, 11, 12 Điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó, nếu đạt 5.5 IELTS sẽ tương đương 8 điểm quy đổi; 6.0 IELTS tương đương 9 điểm quy đổi; IELTS 6.5 - 9.0 tương đương 10 điểm quy đổi.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng có chính sách ưu tiên đối với thí sinh có chứng chỉ quốc tế môn tiếng Anh. Với những thí sinh có IELTS đạt 5.0 sẽ có điểm quy đổi để xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT là 7 điểm; từ 7.0 trở lên sẽ được quy đổi thành 10. Thí sinh có chứng chỉ IELTS phải còn hiệu lực đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển đại học, đồng thời thí sinh cần nộp bản sao công chứng về học viện để xét quy đổi điểm tuyển sinh.
Học viện Tài chính xét tuyển kết hợp bằng cách lấy điểm Toán cùng môn Ngữ văn, Vật lý hoặc Hóa học từ kỳ thi tốt nghiệp THPT và điểm tiếng Anh được quy đổi từ chứng chỉ quốc tế. Theo đó, IELTS 5.5 sẽ được quy thành 9,5 điểm; IELTS 6.0 sẽ được quy thành 10 điểm.
Khi xét tuyển bằng chứng chỉ tiếng Anh, thí sinh cần đọc kỹ phương án và cách tính điểm quy đổi của các trường (Ảnh: Khánh Huy)
Trường top cao cũng ưu tiên chứng chỉ tiếng Anh
Khối các trường ĐH Y - Dược điểm chuẩn hàng năm rất cao năm nay cũng có những ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ tiếng Anh. Như Trường ĐH Dược Hà Nội năm nay, ngoài cộng điểm cho thí sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố, trường này còn cộng điểm khuyến khích cho thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 5.5 trở lên. Điểm khuyến khích cao nhất là 2 với chứng chỉ tiếng Anh. Nếu đạt nhiều chứng chỉ hoặc nhiều giải, thí sinh chỉ được chọn mức điểm khuyến khích cao nhất, không cộng nhiều lần...
Năm 2021, Trường ĐH Y Hà Nội xét tuyển dựa theo hai phương thức là dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (đối với tất cả ngành đào tạo) và xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp quốc tế đối với ngành Y khoa đào tạo tại Hà Nội.
Hai phương thức trên độc lập với nhau. Thí sinh có thể đăng ký cả hai phương thức khi xét tuyển. Thí sinh đã trúng tuyển sẽ không được tham gia xét tuyển bởi các phương thức tuyển sinh khác.
Hội đồng tuyển sinh cũng sẽ xem xét tuyển thẳng thí sinh trong đội tuyển quốc gia tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế và có chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên, phải báo cáo đề tài dự thi bằng tiếng Anh trước hội đồng tuyển sinh và được tất cả thành viên hội đồng tuyển sinh dự họp đồng ý, thì được xem xét tuyển thẳng vào tất cả ngành phù hợp nội dung đề tài dự thi của thí sinh.
ĐH Ngoại thương cũng công bố 6 phương thức xét tuyển, trong đó, có phương thức: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại. Điều kiện để thí sinh đăng ký xét tuyển là phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nhật) theo qui định của nhà trường, có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và điểm thi tốt nghiệp THPT 2 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (Toán-Lý, Toán-Hóa hoặc Toán- Văn) đảm bảo ngưỡng qui định của trường.
Và phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại. Với phương thức này, thí sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương.
Vẫn nên thi tổ hợp có môn tiếng Anh
Theo đề án tuyển sinh đã được các trường ĐH công bố, hầu hết đều sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Với phương thức xét tuyển kết hợp giữa xét hồ sơ với điểm thi tốt nghiệp, hay quy đổi điểm chứng chỉ.
Theo ông Nguyễn Thanh Bình - Phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng: "Với bất kỳ phương thức xét tuyển nào, thì một trong những vấn đề thí sinh cần quan tâm nhất đó là vấn đề về lựa chọn ngành, nghề đăng ký, chương trình đào tạo. Và nếu còn băn khoăn giữa nhiều trường, thí sinh nên chọn thi tổ hợp có môn tiếng Anh. Bởi vì nếu thi tiếng Anh thì các bạn có cơ hội xét tuyển vào rất nhiều trường khác nữa".
Nhiều chuyên gia cho lời khuyên, ngay cả khi xét tuyển bằng chứng chỉ, điều rất quan trọng là, các em cần ghi nhớ các mốc thời gian nhận hồ sơ xét tuyển, cập nhập thông tin trúng tuyển... của trường mình đăng ký xét tuyển để kịp thời điều chỉnh, tránh trường hợp nghĩ rằng đã đủ yêu cầu tiếng Anh là nghiễm nhiên đỗ.
Ưu tiên chứng chỉ IELTS: Có thiếu công bằng với học sinh nông thôn? Việc mở rộng ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng với thí sinh có các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như TOEFL, IELTS có thể sẽ thúc đẩy phong trào học tiếng Anh. Tuy nhiên điều này có tạo ra sự bất bình đẳng đối với học sinh nông thôn? Bùng nổ ưu tiên xét tuyển thí sinh có chứng chỉ...