‘Đến lúc phương Tây phải công nhận Crimea là của Nga’
Không sớm khép lại “ vấn đề Crimea” thì những “ung nhọt kiểu Catalan” sẽ phát sinh ngày một nhiều trong lòng xã hội phương Tây, bởi hậu quả….
Phải công nhận Crimea là của Nga vì bán đảo này từng là lãnh thổ của Nga
Ngày 7/11, trả lời phỏng vấn báo Aachener Nachrichten, cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder cho rằng sẽ đến lúc bán đảo Crimea phải được công nhận là phần lãnh thổ cua Liên bang Nga.
“Đây là thực tế mà trước sau cũng sẽ phải được công nhận. Trước đây Crimea thuộc sở hữu của Nga nhưng năm 1954 ban đao này trơ thanh món quà cua lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev tặng cho Ukraine vào thời điểm đó”.
Ông Schroeder nhấn mạnh châu Âu cần khôi phục sự hợp tác với Nga, vì Nga là láng giềng gần nhất và sẽ không có hòa bình lâu dài trên lục địa già nếu thiếu sự hợp tác của Moscow.
Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder nhận ra vấn đề Crimea là không thể đảo ngược
Ngược dòng lịch sử. Năm 1954, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã quyết cho cắt chuyển Crimea từ Nga sang Ukraine nhằm củng cố sự thống nhất giữa Nga với Ukraine cũng như tình hữu nghị vĩ đại và không thể tách rời giữa hai dân tộc.
Tuy nhiên, đến thời hậu Xô Viết thì Kiev dường như không muốn kéo dài tình hữu nghị vĩ đại đó nữa. Đặc biệt từ sau cuộc Cách mạng Cam năm 2004 thì Kiev ngày càng thể hiện “khát vọng Tây tiến”.
Đỉnh điểm là việc Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ năm 2014 và khi chính quyền được trao cho những “chính khách Maidan” thì Kiev đã kết thúc tình hữu nghị mà nhờ đó họ từng có được Crimea trong 60 năm.
Chính quyền Kiev-Maidan thực hiện chính sách bài Nga điên cuồng, chẳng khác nào đưa Crimea vào cửa tử, bởi có tới gần 70% dân số sinh sống trên bán đảo Crimea là người nói tiếng Nga.
Video đang HOT
Trước bối cảnh đó, lực lượng chính trị cầm quyền tại Crimea tuyên bố ly khai Kiev, tổ chức trưng cầu dân ý và kết quả hơn 95% người dân Crimea tham gia trưng cầu ủng hộ bán đảo tái hoà nhập với nước Nga.
Ngày 18/3/2014, đại diện Crimea ký hiệp ước gia nhập Liên bang Nga. Crimea trở thành Cộng hoà tự trị, còn Sevastopol là thành phố liên bang. Ngày 19/3/2014 quân đội Ukraine rút khỏi Crimea – giai đoạn chuyển chuyển tiếp cho Crimea bắt đầu.
Khi Tổng thống Putin tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới về việc tái sát nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước Nga, ngay lập tức Mỹ và phương Tây đã lên án hành động của Kremlin, quyết định trừng phạt Moscow, áp cấm vận Nga.
Như vậy, sự kiện bán đảo Crimea trở về với đất mẹ Nga đã trở thành một chuyển động chính trị đặc biệt của thế giới, chứ không chỉ đơn giản là sự tái hợp hai thực thể sau 60 năm lạc trôi.
Tổng thống Putin thực hiện tái sát nhập Crimea là do sức ép của chính quyền Kiev-Maidan
Tuy nhiên, như cựu Thủ tướng Đức Schroeder nhận định, sẽ đến lúc Crimea phải được công nhận là của Nga, bởi bán đảo này từng là một phần lãnh thổ nước Nga và chính quyền Kiev hậu Maidan đã buộc người dân Crimea chọn về với nước Nga.
Đã đến lúc phương Tây cần từ bỏ mưu đồ chia tách để làm suy yếu nước Nga
Ông Gerhard Schroeder cho rằng Crimea sẽ phải được công nhận là của Nga dường như không chỉ đơn giản là nói về quy chế cuối cùng của bán đảo chiến lược cần phải được xác lập, mà lời tuyên bố còn mang ý nghĩa chính trị lớn hơn.
Theo giới phân tích, tuyên bố của nhà chính trị Đức được cho là sự cảnh báo với Mỹ và phương Tây về việc từ bỏ mưu đồ chia tách để làm suy yếu nước Nga, mà lên án Putin tái sát nhập Crimea vào lãnh thổ nước Nga chỉ là một sự che đậy mưu đồ đó.
Xin nhắc lại, 10 năm sau khi thiết lập Cấu trúc an ninh chung Mỹ – Châu Âu, cho ra đời Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, khởi tạo thế giới lưỡng cực, kích hoạt Chiến tranh Lạnh, Mỹ nhận ra không thể hạ gục Liên Xô bằng vũ lực.
Vì vậy, Washington đã chuyển hướng hành động, quyết làm Liên Xô suy yếu bằng kích thích chia rẽ, thúc đẩy mâu thuẫn nội tại, dẫn đến việc Liên bang Xô Viết phải chia tách, từ đó làm giảm sức mạnh của một nhà nước Liên Xô thống nhất.
Để hiện thực hoá ý đồ đó, một đạo luật mang tên Luật về các dân tộc bị nô dịch – hay còn được gọi là Luật chia nhỏ nước Nga – đã được Washington xây dựng và được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 17/7/1959.
Theo luật mang mã số PL 86-90 nàu, Mỹ sẽ tìm cách để chia nhỏ Liên Xô thành 22 quốc gia, trong đó có Ukraine, Belarus, Sibiria, Ydel-Ural và Cazakia…biến cư dân ở đó thành nô lệ để khai thác miễn phí tài nguyên của họ. Luật này vẫn còn hiệu lực.
Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã cho ra đời Học thuyết đa nguyên địa chính trị trong không gian hậu Xô Viết, với chủ trương làm tan rã nước Nga và thực hiện quá trình thực dân hóa không gian hậu Xô Viết.
Tổng thống Putin phải thực hiện nước cờ là nhằm cứu Crimea khỏi cửa tử của Kiev
Để thực hiện Học thuyết đó, Washington xây dựng Đề án Harvard 1996-2000, xác định mục đích của Mỹ với nước Nga hậu Xô Viết là : làm tan rã quân đội Nga, giảm dân số Nga xuống 10 lần, chia lãnh thổ Nga thành 40-45 khu vực độc lập.
Tuy nhiên, khi tái sát nhập Crimea, Tổng thống Putin đã chính thức vô hiệu hoá đạo luật số PL 86-90 và khi Crimea ngày càng hoà nhập với nước Nga thì điều đó cũng làm phá sản hoàn toàn mưu đồ của Washington thông qua Đề án Harvard.
Không những vậy, nhà lãnh đạo Nga hành động là dựa trên ý nguyện của người dân Crimea, trong khi ở Catalan ý nguyện của người dân tại một trong những trung tâm của tự do-dân chủ phương Tây, thì ý nguyện của người dân lại bị tước bỏ.
Nếu bế tắc trong vấn đề Catalan là hậu quả từ tạo “tiền lệ bất hợp pháp Kosovo”, thì việc Crimea hoà nhập sâu rộng vào không gian nước Nga là khẳng định giá trị những nguyên tắc mà phương Tây tự hào xây dựng nên nhưng lại khiến họ phải trả giá .
Là người từng “cùng hội” với những tác giả của Luật chia nhỏ nước Nga, của Học thuyết đa nguyên địa chính trị trong không gian hậu Xô Viết, của Đề án Havard, ông Gerhard Schroeder thừa hiểu mưu đồ của những người “cùng thuyền” với mình.
Và chính vì lẽ đó mà ông Schroeder cũng nhận ra vấn đề Crimea là không thể đảo ngược, vì việc tái sát nhập bán đảo này vào nước Nga chỉ là sự tái hợp hai thực thể sau 60 năm lạc trôi, giống như tái thống nhất hai nước Đức của ông.
Không những vậy, nếu không sớm khép lại “vấn đề Crimea” thì những “ung nhọt kiểu Catalan” sẽ phát sinh ngày một nhiều trong lòng xã hội phương Tây, bởi hậu quả của “tiền lệ bất hợp pháp Kosovo” và vì tác động của “tiền lệ pháp Crimea”.
Do vậy, dù có uất nghẹn nhưng nếu Mỹ và phương Tây công nhận giá trị nước cờ của Tổng thống Putin tái sát nhập Crimea vào nước Nga, thì “nỗi đau Crimea” có thể sẽ nguôi ngoai và “mối nguy Catalan” cũng có thể sẽ dần được hoá giải.
Ngọc Việt
Theo baodatviet
Đại chiến Syria: Mỹ như ngồi trên đống lửa vì hàng khủng của Nga
Tới tận bây giờ những vị chỉ huy quân đội và các chính trị gia Mỹ mới hiểu ra rằng, S-300 sẽ cung cấp sự bảo vệ đáng tin cậy cho quân đội Nga ở Syria và ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cấu hình quan hệ chính trị và chính trị quân sự ở Trung Đông.
Hệ thống S-300.
Mỹ lo ngại về việc triển khai hệ thống phòng không S-300 trên lãnh thổ Syria, đại diện đặc biệt của Mỹ về Syria, ông James Jeffrey nói. Chuyên gia khoa học chính trị quân sự Andrei Koshkin trong cuộc phỏng vấn với Sputnik đã đưa ra lời giải thích cho mối lo ngại này.
"Chúng tôi rất lo ngại về việc triển khai S-300 ở Syria. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ kiểm soát những tổ hợp này, họ sẽ đóng vai trò gì?", ông James Jeffrey nói trong cuộc họp báo qua điện thoại.
Nhà khoa học chính trị quân sự, trưởng khoa khoa học chính trị và xã hội học của Trường Quản lý kinh tế mang tên Plekhanov, ông Andrei Koshkin trong cuộc phỏng vấn với Sputnik đã đưa ra lời giải thích, vì sao quân đội Mỹ lại lo lắng khi thấy S-300 được triển khai tại Syria.
"Tới tận bây giờ những vị chỉ huy quân đội và các chính trị gia Mỹ mới hiểu ra rằng, S-300 sẽ cung cấp sự bảo vệ đáng tin cậy cho quân đội Nga ở Syria và ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cấu hình quan hệ chính trị và chính trị quân sự ở Trung Đông. Tất nhiên, S-300 là một trở ngại nghiêm trọng đối với hành động Quân đội Israel ở Syria, nhưng chủ yếu là nó "xáo trộn các quân bài" của người Mỹ. S-300 làm nguội "những cái đầu nóng" ở cả Israel và Hoa Kỳ. Đồng thời, đây cũng là sự trợ giúp đắc lực đối với chính quyền Damask cũng như các nước bảo lãnh cho sự giải quyết xung đột bằng con đường hòa bình, cho phép thiết lập những mối quan hệ ổn định để đi từ xung đột quân sự đến giai đoạn tái thiết hòa bình ở Syria", ông Andrei Koshkin nói.
Theo Danviet
Syria chính thức có thể tự vận hành dàn "rồng lửa" S-300 Những nhân viên kỹ thuật Nga được điều đến Syria làm nhiệm vụ lắp đặt hệ thống S-300PMU2 đã về nước sau khi hoàn thành công việc của mình. Tên lửa phòng không S-300. Ảnh: Donat Sorokin/TASS Hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin quân sự ngoại giao Nga cho biết các chuyên gia của nước này đã hoàn thành việc tích hợp...