“Đến lúc nghĩ đến việc nhìn nhận tạp chí trong nước vươn ngang tầm quốc tế”

Theo dõi VGT trên

Chấp nhận các công bố trên tạp chí trong nước có chất lượng tốt sẽ là động lực để các tạp chí khoa học trong nước phấn đấu, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế.

LTS: Liên quan đến những thảo luận, góp ý đối với Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT về quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư Nguyễn Quang Linh – Giám đốc Đại học Huế.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu đến độc giả.

Đầu tư để có tạp chí khoa học trong nước mang tầm quốc tế

Phóng viên: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới được ban hành?

Phó Giáo sư Nguyễn Quang Linh: Tôi không đặt vấn đề so sánh các Thông tư mà Bộ ban hành về đào tạo bậc tiến sĩ. Tôi quan tâm nhiều về bối cảnh tự chủ hiện nay của giáo dục đại học.

Là người quản lý, chúng tôi luôn đau đáu về chi thường xuyên và làm thế nào để nâng thu nhập của người lao động.

Chúng tôi có 10 cơ sở giáo dục đại học đào tạo bậc học tiến sĩ. Mấy năm qua, có một số ngành đào tạo tiến sĩ có xu hướng tăng nhưng cũng có nhiều ngành không tuyển sinh được.

Thực tế không phải do quy chế khó hay dễ mà sinh viên một số ngành ra trường có việc làm nên họ không học thạc sĩ và cả tiến sĩ.

Hơn nữa, mỗi lĩnh vực hay ngành đào tạo có đặc thù như khoa học chính trị, an ninh – quốc phòng hay một số ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

Chúng tôi vẫn luôn luôn duy trì chất lượng thông qua việc bảo đảm người học có chất lượng cao; người thầy có chất lượng tốt; cơ sở giáo dục có đủ điều kiện và chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên và đáp ứng nhu cầu xã hội.

Tuy là, chúng tôi luôn tuân thủ theo quy chế chung của ngành nhưng cũng có những điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn, đặc biệt như giai đoạn hiện nay trong tình hình dịch bệnh, ứng phó kịp thời.

Đến lúc nghĩ đến việc nhìn nhận tạp chí trong nước vươn ngang tầm quốc tế - Hình 1

Cốt lõi nâng cao chất lượng trong đào tạo tiến sĩ hiện nay chính là đội ngũ giảng viên hướng dẫn, gắn với nhóm nghiên cứu hoặc nhóm nghiên cứu mạnh trong các cơ sở giáo dục đại học. Ảnh: AN

Phóng viên: Gần đây, có nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề nghiên cứu sinh cần phải có bài báo ISI, Scopus hay không, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Phó Giáo sư Nguyễn Quang Linh : Đã đến lúc chúng ta phải nghĩ đến việc nhìn nhận Tạp chí trong nước vươn lên để ngang hàng với Tạp chí quốc tế.

Video đang HOT

Chấp nhận các công bố trên tạp chí trong nước có chất lượng tốt (đạt khung từ 0,75 điểm trở lên) sẽ là động lực để các tạp chí khoa học trong nước phấn đấu nâng cao chất lượng, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế.

Từ đó, việc nâng chất lượng một tạp chí khoa học phải được cụ thể hóa bằng chất lượng của từng nghiên cứu và từng bài báo, của hội đồng thẩm định tạp chí và quan trọng là trình độ của các tác giả có bài được công bố trên tạp chí.

Việc tạo điều kiện các nghiên cứu sinh công bố công trình nghiên cứu của họ trên những tạp chí trong nước có chất lượng cao thực là cần thiết.

So với việc chạy theo thành tích đăng báo quốc tế mà không thực chất, quy trình không có để ứng dụng cấu thành doanh thu của đơn vị hay chuyển giao doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế xã hội.

Hiện nay, nước ta cũng có nhiều tạp chí được xuất bản bằng tiếng Anh, có số DOI và Citation Index cao, thu hút nhiều công trình nghiên cứu cả nước ngoài tham gia và đã có tạp chí đã được công nhận trên thế giới xếp hạng vào các cơ sở dữ liệu WoS hay Scopus, cần phải lấy tiêu chí này để đánh giá chất lượng của tạp chí.

Tôi cho rằng, để tạp chí của Việt Nam ngang tầm với các tạp chí quốc tế đòi hỏi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà nước hỗ trợ tiếp tục và đầu tư ít nhất 1 cơ sở giáo dục đại học có đào tạo Tiến sĩ phải có 1 tạp chí ngang tầm quốc tế.

Cơ sở đào tạo quyết định chất lượng Tiến sĩ

Phóng viên: Theo nhiều ý kiến đánh giá thì quy chế mới có chuẩn thấp hơn so với các quy định về đào tạo Tiến sĩ trước đây như: việc tăng số lượng Nghiên cứu sinh được hướng dẫn hay quy định về chuẩn ngoại ngữ… Ông nhìn nhận về vấn đề này ra sao, thưa ông?

Phó Giáo sư Nguyễn Quang Linh : Các vấn đề được nêu ở trên là liên quan trực tiếp đến chất lượng của đào tạo tiến sĩ.

Theo tôi, chất lượng của 1 người có bằng tiến sĩ phải tương ứng với năng lực thực tiễn và trình độ hiểu biết. Chịu trách nhiệm về chất lượng trong bối cảnh tự chủ đại học là do cơ sở đào tạo phải coi trọng và có chất lượng cao mới tồn tại được, do xã hội sàng lọc.

Chúng ta đang hướng đến cạnh tranh về chất lượng thực và phải phát huy nội lực. Khi được Nhà nước giao tự chủ, các cơ sở giáo dục đại học phải coi chất lượng là hàng đầu để cạnh tranh.

Vậy bàn về các thước đo mang tính định lượng này là khó thật, vậy hãy để các cơ sở giáo dục đại học quyết định cho chính họ nhưng không được tự do.

Nhà nước đưa ra các chính sách chung và xã hội sẽ kiểm chứng. Chuẩn ngoại ngữ theo khung năng lực trình độ ngoại ngữ quốc gia là tốt và vẫn phải tiếp tục đầu tư để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nghiên cứu sinh.

Phóng viên: Thực tiễn việc đào tạo tiến sĩ tại Đại học Huế đang diễn ra như thế nào, thưa ông?

Phó Giáo sư Nguyễn Quang Linh : Chúng tôi đang đào tạo các bậc học khác nhau, không chấp nhận ai đó nhận xét mà thiếu cơ sở và minh chứng.

Chúng tôi luôn tự soi mình có bảo đảm chất lượng không? Công việc này phải được rà soát thường xuyên.

Cốt lõi nâng cao chất lượng trong đào tạo tiến sĩ hiện nay chính là đội ngũ giảng viên hướng dẫn, gắn với nhóm nghiên cứu hoặc nhóm nghiên cứu mạnh trong các cơ sở giáo dục đại học (Đại học Huế có 35 nhóm và đang tiếp tục xem xét đủ điều kiện có 50 nhóm trong năm 2021).

Họ chính là người truyền cảm hứng cho nghiên cứu sinh với đạo đức nghề nghiệp và chuẩn mực khoa học. Chính họ cũng chịu trách nhiệm lớn nhất cho chất lượng của các tiến sĩ tốt nghiệp.

Về giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ thì Đại học Huế là một đại học định hướng nghiên cứu, do đó yếu tố nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học được coi trọng, trong đó đào tạo tiến sĩ được quan tâm của nhiều nhà khoa học.

Việc lựa chọn những người thầy giáo hướng dẫn tốt có khả năng tìm kiếm hay đấu thầu nguồn kinh phí để tổ chức các nghiên cứu là quan trọng hàng đầu, tiếp đó là lựa chọn những sinh viên tốt và có khát vọng về khoa học.

Phải xem nghiên cứu sinh là lực lượng nghiên cứu khoa học công nghệ quan trọng trong cơ sở giáo dục đại học.

Vì vậy cần có chính sách học bổng, hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu sinh yên tâm hơn trong nghiên cứu; tạo môi trường nghiên cứu tốt;

Các nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học chính là giải quyết được nhưng vấn đề trên và để cứu sinh có nhiều điều kiện tiếp cận được trình độ quốc tế.

Nhóm nghiên cứu mạnh là tế bào nòng cốt của hoạt động đào tạo tiến sĩ và nghiên cứu khoa học, gắn kết giữa đào tạo sau đại học với nghiên cứu;

Các cơ sở giáo dục đại học cần thu hút nhân tài, mời đội ngũ giáo sư ở các trường đại học trong và ngoài nước về làm việc với các nhóm nghiên cứu mạn;

Có tiếp cận các hướng nghiên cứu hiện đại của thế giới, gắn với các nhân tố mới của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thời đại và khởi nghiệp, thay đổi các tư duy khoa học truyền thống sang các tư duy khoa học mới, đột phá;

Các chính sách phải có sự thống nhất, công bằng để các cơ sở giáo dục đại học phấn đấu trong bối cảnh tự chủ và tự quyết định đến chất lượng của mình, cũng như chịu trách nhiệm trước xã hội và người học.

Với Quy chế đào tạo tiến sĩ mới, 3-5 năm tới có thể lặp lại sự kiện "lò ấp"

Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ 2021 ra đời thì những yêu cầu về hội nhập quốc tế đã không còn nữa .

Nghiên cứu Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ (gọi tắt là Quy chế 2021) thay thế Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT (gọi tắt là Quy chế 2017) mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Hiệp- Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia khẳng định: "Quy chế 2021 hạ chuẩn so với Quy chế 2017".

Về công bố đối với tiến sĩ Quy chế 2017 quy định rất rõ tiêu chuẩn đối với nghiên cứu sinh và người hướng dẫn nghiên cứu sinh.

Cụ thể, Quy chế 2017 yêu cầu nghiên cứu sinh cần công bố tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án, trong đó có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI hoặc Scopus.

Bài báo ISI hoặc Scopus này có thể được thay thế bằng 02 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.

Với Quy chế đào tạo tiến sĩ mới, 3-5 năm tới có thể lặp lại sự kiện lò ấp - Hình 1

Tiến sĩ Phạm Hiệp- Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia (ảnh:NVCC)

Như vậy để thấy, Thông tư 08 gửi thông điệp rõ ISI,Scopus là chuẩn quốc tế mà các trường cần phải lấy làm căn cứ để hội nhập tuy vậy quy chế cũ cũng tính đến các yếu tố đặc thù với một số ngành vì điều kiện không phù hợp với tạp chí ISI, Scopus hoặc chưa đủ năng lực đáp ứng độ khó của tạp chí ISI-Scopus thì có thể thay thế bằng phương thức khác, ví dụ như là 2 bài công bố ở hội thảo quốc tế. Cũng cần lưu ý hội thảo này hoàn toàn có thể do chính các trường đại học ở Việt Nam tổ chức.

"Rõ ràng những "chuẩn" ở Quy chế 2017 vừa đề cao tính hội nhập theo chuẩn mực quốc tế ISI, Scopus nhưng cũng rất linh động để đáp ứng đối với điều kiện của từng trường. Chính vì thế, khi Quy chế này ra đời đã làm giảm được vấn đề tuyển sinh tiến sĩ ồ ạt mà trước đó xã hội bức xúc với câu chuyện lò ấp tiến sĩ, nhiều người đi học không phải để làm nghiên cứu hay giảng dạy mà học để làm quan và từng bước nâng cao được chất lượng đào tạo tiến sĩ ở nước ta", Tiến sĩ Phạm Hiệp nhận định.

Trong khi đó Quy chế 2021 ra đời thì những yêu cầu về hội nhập quốc tế đã không còn nữa. Bởi theo Quy chế này, các bài báo, báo cáo khoa học xuất bản trong danh mục ISI/Scopus hoặc bài đăng ở hội thảo quốc tế không còn là điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp với nghiên cứu sinh nữa. Quy chế mới bổ sung việc chấp nhận các sách chuyên khảo, các công bố tại các tạp chí trong nước theo tiêu chuẩn đánh giá của Hội đồng Giáo sư Nhà nước (0,75 điểm trở lên).

Cho nên, theo Tiến sĩ Phạm Hiệp: "Các "chuẩn" nằm trong Quy chế 2017 không hề cao mà lại rất linh động, định hướng hội nhập quốc tế rất rõ theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29 của Trung ương, hay Nghị quyết 14 của Chính phủ. Trong khi Quy chế 2021 không đề cao tính hội nhập quốc tế".

Nhiều luận cứ đưa ra rằng, Quy chế 2017 chỉ tính đến các tạp chí ISI,Scopus, bỏ rơi các tạp chí trong nước là không đúng vì chuẩn nêu rất rõ có 2 bài (1 bài quốc tế, 1 bài trong nước) như vậy tỷ lệ 50:50, hài hòa.

Chưa kể theo Quy chế 2017, dù là hướng dẫn 1-1 hay đồng hướng dẫn thì giáo sư được hướng dẫn tối đa là 5 người nhưng theo Quy chế 2021 điều chỉnh tăng số lượng nghiên cứu sinh được hướng dẫn trong cùng một thời gian cụ thể. Cụ thể, giáo sư được hướng dẫn độc lập tối đa 7 nghiên cứu sinh, như vậy nếu đồng hướng dẫn thì tổng số nghiên cứu sinh tối đa mà 1 giáo sư hướng dẫn có thể lên tới 14 người.

Từ những phân tích này, Tiến sĩ Phạm Hiệp cho rằng, Quy chế 2021 hạ chuẩn và tăng số quota hướng dẫn nghiên cứu sinh từ 5 lên 14.

"Áp dụng Quy chế mới rất có thể một sự kiện lò ấp tiến sĩ 2.0 diễn ra trong vòng 3-5 năm hay 7 năm tới", Tiến sĩ Hiệp dự đoán.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Hiệp cũng lấy làm bất ngờ khi Quy chế 2021 ra đời mà chưa có tổng kết, đánh giá, thậm chí đang thực hiện chưa hết một khóa đào tạo theo Quy chế 2017 mà đã ban hành Thông tư mới, xem ra Bộ Giáo dục và Đào tạo có phần hơi vội vã. Phải có đánh giá, tổng kết thì đó mới là lộ trình chứ không thể đưa ra tiêu chuẩn mới còn thấp hơn cả năm 2009 là khó chấp nhận.

Chưa kể, theo dữ liệu mà Tiến sĩ Phạm Hiệp có được từ Scopus, cho thấy lượng xuất bản quốc tế của Việt Nam tăng trưởng rất nhanh trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau 2017, năm quy chế đào tạo tiến sĩ cũ được ban hành. Về mặt số lượng thì số bài báo Scopus thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên vẫn nhiều hơn nhưng nói về tốc độ tăng trưởng thì lĩnh vực Khoa học xã hội tăng trưởng nhanh hơn.

Thậm chí, nếu tính theo thứ hạng thì 2 ngành có thứ hạng cao nhất của Việt Nam hiện nay không phải là Khoa học tự nhiên mà là Khoa học xã hội (Kinh tế xếp vị trí 20, quản trị kinh doanh xếp thứ 25) trong khi với Khoa học tự nhiên, ngành cao nhất là ngành Toán mới chỉ xếp thứ 30.

"Tất nhiên những con số đó không chỉ dựa vào Quy chế 2017 mà còn là nỗ lực hội nhập ở những tiêu chuẩn mới của giáo sư, phó giáo sư hay nỗ lực trong việc xây dựng các nhóm nghiên cứu của các cơ sở giáo dục đại học giúp tăng trưởng này", chuyên gia này nhận định.

Cuối cùng, theo Tiến sĩ Phạm Hiệp, hiện nay các cơ sở giáo dục, viện, đơn vị nghiên cứu đang "nóng máy", chuẩn bị từ khởi động sang tăng tốc nhưng với Quy chế mới này sẽ có thể đâu đó làm chậm lại đà tăng trưởng, chậm lại quá trình hội nhập quốc tế của khoa học Việt Nam.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xaoTranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao01:01Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩyBé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy00:47Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lănClip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn00:14Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòngBất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng00:17Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổiCậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi00:20Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiệnĐoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện00:21Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"00:211 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ00:23Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!00:19Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạClip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ02:02Mỹ nhân dao kéo nổi tiếng đưa người yêu mới về ra mắt gia đình sau 1 tháng chia tay: Cuối clip khui ra "sít rịt" gây sốcMỹ nhân dao kéo nổi tiếng đưa người yêu mới về ra mắt gia đình sau 1 tháng chia tay: Cuối clip khui ra "sít rịt" gây sốc00:32

Tin đang nóng

Châu Du Dân 2 lần đưa tang tình cũ: Trầm cảm vì mất Hứa Vỹ Luân, 18 năm sau bi kịch lặp lại với Từ Hy ViênChâu Du Dân 2 lần đưa tang tình cũ: Trầm cảm vì mất Hứa Vỹ Luân, 18 năm sau bi kịch lặp lại với Từ Hy Viên
07:01:23 07/02/2025
Hoa hậu Vbiz bị mỉa mai to gấp đôi đồng nghiệp nam, đáp trả cực gắt khiến netizen hả hêHoa hậu Vbiz bị mỉa mai to gấp đôi đồng nghiệp nam, đáp trả cực gắt khiến netizen hả hê
07:22:59 07/02/2025
Mai Ngọc lần đầu để lộ cận vòng 2 lớn rõ khi mang thai ở tuổi 35, 1 điểm không giống các mẹ bỉm khácMai Ngọc lần đầu để lộ cận vòng 2 lớn rõ khi mang thai ở tuổi 35, 1 điểm không giống các mẹ bỉm khác
06:41:17 07/02/2025
Lo sợ ngày vía Thần Tài, vàng tăng giá lên 100 triệu/lượng, chồng đưa ra quyết định làm tôi giật mình tuột tay rơi cả mâm cơmLo sợ ngày vía Thần Tài, vàng tăng giá lên 100 triệu/lượng, chồng đưa ra quyết định làm tôi giật mình tuột tay rơi cả mâm cơm
05:52:02 07/02/2025
Bức ảnh dấy tranh cãi Song Hye Kyo liệu còn xứng danh tường thành nhan sắc xứ Hàn?Bức ảnh dấy tranh cãi Song Hye Kyo liệu còn xứng danh tường thành nhan sắc xứ Hàn?
06:56:03 07/02/2025
"Tiểu Jennie" bị chê hát chua như chanh, nhảy như điện giật"Tiểu Jennie" bị chê hát chua như chanh, nhảy như điện giật
07:09:32 07/02/2025
Hoa hậu có là 'bình hoa di động' trong phim?Hoa hậu có là 'bình hoa di động' trong phim?
06:00:53 07/02/2025
Biết con dâu bị dị ứng hải sản nhưng mẹ chồng tôi luôn cố tình nấu toàn đồ biển mỗi lần con cháu đến chơiBiết con dâu bị dị ứng hải sản nhưng mẹ chồng tôi luôn cố tình nấu toàn đồ biển mỗi lần con cháu đến chơi
05:49:10 07/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốc

Mệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốc

Sức khỏe

09:28:24 07/02/2025
Theo các bác sỹ, hiện tại Bộ Y tế chỉ công nhận 2 loại thuốc giảm cân (thuốc uống và thuốc tiêm) đã được chứng minh hiệu quả và an toàn. Các sản phẩm khác chưa được Bộ Y tế cấp phép, thậm chí một số sản phẩm đã bị phát hiện chứa chất cấ...
Suy ngẫm về 14 câu nói "rất đời" của Từ Hy Viên - "sao băng" tắt ở tuổi 48

Suy ngẫm về 14 câu nói "rất đời" của Từ Hy Viên - "sao băng" tắt ở tuổi 48

Sao châu á

09:23:40 07/02/2025
Trong suốt sự nghiệp của mình, Từ Hy Viên từng có không ít những phát ngôn sâu sắc về cuộc đời và tình yêu khiến công chúng phải suy ngẫm.
Kanye West được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ

Kanye West được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ

Sao âu mỹ

09:20:05 07/02/2025
Kanye West cho biết, anh đã bị chẩn đoán nhầm mắc chứng rối loạn lưỡng cực và hiện được chẩn đoán là mắc chứng tự kỷ.
Virus mới gây chết người xuất hiện ở Mỹ, cơ quan y tế vào cuộc

Virus mới gây chết người xuất hiện ở Mỹ, cơ quan y tế vào cuộc

Thế giới

09:19:36 07/02/2025
Loại virus gần nhất với Camp Hill là virus Langya, một loại virus đã từng lây từ chuột chù sang người tại Trung Quốc. Virus này có thể gây sốt, mệt mỏi, ho, đau cơ, suy giảm chức năng gan và tổn thương thận.
Sao Việt 7/2: Hoa hậu Mai Phương đẹp rạng rỡ, con gái Bình Minh cao gần bằng bố

Sao Việt 7/2: Hoa hậu Mai Phương đẹp rạng rỡ, con gái Bình Minh cao gần bằng bố

Sao việt

09:08:48 07/02/2025
Hoa hậu Mai Phương khoe ảnh mới sau thời gian im ắng, An Nhiên - con gái lớn của MC Bình Minh sở hữu đôi chân dài nổi bật dù mới ở tuổi 15.
Không thời gian - Tập 36: Ông Nậm khuyên bà Hồi hãy đối mặt với quá khứ

Không thời gian - Tập 36: Ông Nậm khuyên bà Hồi hãy đối mặt với quá khứ

Phim việt

09:04:51 07/02/2025
Sau khi khuyên bà Hồi, Nhớ lại tìm gặp riêng ông Nậm và muốn giúp đỡ. Cô cho biết, Hùng và Hạnh là em của mình và cảm thấy rất khổ tâm khi hai đứa không đến được với nhau.
Lisa "thả xích" màn collab quyền lực: MV đắt đỏ, khoe nhan sắc bùng nổ nhưng liệu có bị "át vía"?

Lisa "thả xích" màn collab quyền lực: MV đắt đỏ, khoe nhan sắc bùng nổ nhưng liệu có bị "át vía"?

Nhạc quốc tế

08:49:49 07/02/2025
7 giờ sáng 7/2/2025 (theo giờ Việt Nam), Lisa (BLACKPINK) chính thức trình làng MV Born Again, đánh dấu lần đầu hợp tác với 2 nghệ sĩ nổi tiếng - Doja Cat và Raye.
Lật mặt kẻ sát hại ông chủ quán ăn Phát Lộc Tài sau hơn 7 giờ gây án

Lật mặt kẻ sát hại ông chủ quán ăn Phát Lộc Tài sau hơn 7 giờ gây án

Pháp luật

08:05:03 07/02/2025
Do ghen tuông, Nguyễn Công Kha ở Phú Yên ra tay sát hại ông chủ quán ăn Phát Lộc Tài rồi phi tang chứng cứ. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an đã bắt giữ Kha sau hơn 7 giờ gây án.
Mỹ nam Hàn đóng liên tiếp 2 bom tấn cực hot, visual đẹp phát sáng y hệt 1 siêu sao Vbiz

Mỹ nam Hàn đóng liên tiếp 2 bom tấn cực hot, visual đẹp phát sáng y hệt 1 siêu sao Vbiz

Hậu trường phim

06:35:20 07/02/2025
Việc liên tiếp xuất hiện ở 2 dự án lớn, đóng chính bên cạnh các tiền bối nổi đình đám đã giúp tên tuổi của Choo Young Woo lên như diều gặp gió.
Phim mới của Park Bo Gum gây chú ý với kinh phí 'khủng'

Phim mới của Park Bo Gum gây chú ý với kinh phí 'khủng'

Phim châu á

06:34:41 07/02/2025
Bộ phim truyền hình When Life Gives You Tangerines có sự góp mặt của bộ đôi IU - Park Bo Gum thu hút sự chú ý với kinh phí sản xuất 41.3 triệu USD.
Cách đắp mặt nạ cho da khô

Cách đắp mặt nạ cho da khô

Làm đẹp

06:19:31 07/02/2025
Để khắc phục da khô, ngoài xây dựng quy trình chăm sóc da đúng cách, việc sử dụng các loại mặt nạ từ thiên nhiên chính là chìa khóa vàng giúp làn da mịn màng tự nhiên.