Đem quả cà đi ủ hơn nửa năm, bán 50.000 đồng/quả vẫn “cháy” hàng
Quả cà sẽ được ủ trong thời gian rất dài, thấp nhất là nửa năm, trải qua rất nhiều công đoạn mới được bán ra thị trường. Giá cả đắt đỏ nhưng luôn trong tình trạng “cháy” hàng.
Anh Đỗ Trường ( Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội), một thành viên trong gia đình làm nghề cà dầm tương truyền thống, cho biết sản phẩm này mấy năm trở lại đây mới được nhiều người tìm mua, còn trước đây cà dầm tương ít người biết đến.
“Mấy năm trở lại đây, cà dầm tương bỗng được săn lùng, giá bán đến 50.000 đồng/quả vẫn không đủ hàng. Khách chủ yếu là những người có tiền, thích tìm đến những món truyền thống”, anh nói.
Cà bát được ngâm vào tương và để trong vòng hơn 6 tháng mới ăn được.
Anh cho biết món cà dầm tương có từ rất lâu đời ở làng quê anh. Riêng nhà anh, món ăn này được làm từ thời các cụ, anh là đời thứ mấy tiếp nối truyền thống cũng không rõ.
Theo anh, món ăn này làm từ cà bát, loại cà có kích thước lớn và được chọn lựa khá kỹ càng. Những người làm cà dầm tương thường chọn những quả cà thu hoạch lứa 1, vì lúc này quả không bị già, kích thước lớn, trọng lượng tầm 300 – 400 gram/quả, ăn ngon hơn các lứa thu hoạch sau.
Để làm thành phẩm, cà bát phải trải qua rất nhiều công đoạn mới ăn được. “Cà được hái về sẽ đem ướp muối như bình thường, để nó chín rồi vứt bỏ lớp muối, cho vào tương ngâm trên 6 tháng. Người làm cũng cần chú ý phải thay tương theo từng giai đoạn, không thay tương sẽ có mùi và làm hỏng món ăn”, anh Trường chia sẻ thêm.
Cà dầm tương được bán theo quả với giá 50.000 đồng.
Video đang HOT
Anh khẳng định món ăn này khá khó làm, đòi hỏi phải có kinh nghiệm mới làm thành công, thậm chí người có kinh nghiệm làm vẫn bị hỏng, cà bị nát hoặc tương có mùi.
Khi làm cà dầm tương, anh cũng phải theo dõi thường xuyên nên không thể làm số lượng lớn để bán được. Anh cho biết làm món ăn này bán ra cần chất lượng nên anh chỉ làm số lượng vừa đủ, nhưng năm nào cũng không có đủ để bán.
“Cà dầm tương càng để càng ngon. Vào khoảng tháng 1-3 Dương lịch, tôi bắt đầu đi mua cà về làm, khoảng tháng 10 là có thể ăn được. Nhưng để ăn ngon, cà phải được ngâm tương trên 1 năm”, anh chia sẻ thêm.
Loại cà này khó ăn nên không phải ai cũng thấy ngon khi thưởng thức.
Không chỉ khó làm, món ăn này còn rất kén người ăn. Anh cho hay: “Món ăn này đặc sản nhưng hơi khó ăn, người dùng phải biết ăn mới thấy nó ngon. Còn không, họ sẽ thấy nó mặn, chát. Thông thường, cà phải được thái mỏng, cho giấm, đường, ớt hoặc tỏi để giảm độ mặn. Cách thưởng thức này mới cảm nhận được vị ngon của món ăn. Còn nếu thái và ăn như cà bình thường, khó ai có thể ăn được”.
Với loại cà này, anh thường bán theo quả, mỗi quả đều có giá 50.000 đồng. Và thời điểm cháy hàng nhiều nhất sẽ là dịp Tết. “Năm nào cà dầm tương cũng không đủ để bán nhưng tôi không muốn mở rộng vì sợ ảnh hưởng tới chất lượng”, anh chia sẻ.
Theo dân việt
Vụ truy sát đẫm máu ở Hà Nội và những điều chưa tỏ
Vụ truy sát đẫm máu xảy ra tại Hà Nội khiến 2 anh em ruột một người chết, người kia bị thương vẫn còn những điều chưa tỏ.
Khoảng 16h15 ngày 5/3/2017, tại khu vực chợ Dâu (xã Liên Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội) đã xảy ra vụ truy sát đẫm máu khiến 2 anh em ruột là Nguyễn Phú Đức (SN 1992, ở Phúc Thọ) tử vong, Nguyễn Phú Thanh (SN 1995) bị thương nặng.
Theo tài liệu điều tra, xuất phát từ mâu thuẫn với em anh Đức và Thanh, chiều 5/3/2017, Nguyễn Văn Tiến (SN 1998, Phúc Thọ) mang theo 5 tuýp sắt gắn dao phóng lợn và 5 tuýp sắt tụ tập cùng nhóm thanh niên bàn bạc rủ nhau đi tìm anh Đức, anh Thanh để "rửa hận".
Nhóm này gồm: Nguyễn Tiến Thao, Đỗ Khoa Cường, Đỗ Hữu Hải, Vương Tá Mạnh, Giang Đức Thắng, Nguyễn Quang Hiệp, Nguyễn Quang Trường, Hoàng Công Nhật, Nguyễn Quang Thuần, Nguyễn Đình Kiên và Vương Tá Lập.
Ảnh minh họa
Cả nhóm phóng 6 xe máy đến trang trại của gia đình anh Đức ở cụm 4 xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ. Tại đây, Tiến và đồng bọn dùng hung khí "gây chiến". Tiến cầm tuýp sắt gắn dao phóng lợn đuổi theo đâm nhiều nhát vào đùi anh Đức khiến anh này tử vong.
Thắng cầm tuýp sắt gắn dao phóng lợn tấn công anh Thanh. Khi nạn nhân bỏ chạy, Thắng đuổi theo, chém trúng mông anh Thanh, làm nạn nhân bị thương tích, tỷ lệ thương tật 10%.
Thao cùng Hải, Mạnh, Cường, Hiệp, Kiên, Thuần, Nhật, Trường và Lập cùng mang theo hung khí vào để đánh nhóm của anh Đức, nhưng bị ném gạch đá nên đã cùng Tiến, Thắng bỏ về.
Những điều chưa tỏ
Tháng 4/2018, VKSND TP Hà Nội (VKS) hoàn tất cáo trạng truy tố Giang Đức Thắng về tội Giết người và Cố ý gây thương tích. VKS cũng truy tố 11 người khác về tội Giết người.
Ngày 1/11/2018, phiên tòa sơ thẩm lần 1 được mở. TAND TP Hà Nội đã tuyên trả hồ sơ vì cho rằng, hành vi của bị cáo Thắng và các bị cáo khác có dấu hiệu của tội Giết người với tình tiết định khung là giết nhiều người.
Tòa cho rằng, VKS chỉ cần truy tố bị cáo Thắng về tội Giết người với tình tiết định khung nêu trên là đầy đủ các hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện.
Đến 11/2018, sau khi kiểm tra lại tài liệu, hồ sơ, chứng cứ có trong vụ án, VKS có văn bản phúc đáp yêu cầu điều tra bổ sung vụ án này. Theo đó, VKS giữ nguyên quan điểm truy tố ban đầu.
Khi hồ sơ được chuyển sang TAND TP Hà Nội để xét xử, tháng 1/2019, VKS nhận được đơn của phía bị hại đề nghị xem xét lại việc truy tố các bị cáo.
Cùng với đó, phía bị hại cung cấp một số tình tiết liên quan. Vì vậy, VKS đề nghị Tòa trả lại hồ sơ cho VKS để xem xét, đánh giá lại nội dung vụ án và hành vi phạm tội của các bị can, nhằm tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm.
Ngày 29/3/2019, VKS ban hành cáo trạng mới thay thế cáo trạng ngày 24/4/2018. Theo đó, truy tố 12 bị can về tội "Giết người" theo quy định tại điểm a, n, khoản 1 điều 123 BLHS và một bị can về tội "Không tố giác tội phạm".
Trước ngày diễn ra phiên tòa, luật sư Vũ Gia Trưởng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phía bị hại đã có văn bản kiến nghị gửi TAND TP Hà Nội.
Luật sư cho rằng, cần lấy thêm lời khai của những người đã chứng kiến sự việc để làm rõ nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn giữa hai nạn nhân và nhóm bị can.
Bản giám định pháp y cho thấy, anh Đức bị ít nhất 5 vết thương có bờ mép sắc nhọn, tương ứng với 5 vết đâm từ sau ra trước chứ không phải chỉ là một vết đâm mà bị can khai nhận. Luật sư cho rằng, không phải một mình Tiến mà có nhiều người đuổi theo để đâm anh Đức.
Ông Trưởng đề nghị tại phiên tòa sơ thẩm lần 2 sẽ mở vào ngày 29, 30/7 tới đây, HĐXX trả hồ sơ để điều tra bổ sung, làm rõ nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của các bị cáo; làm rõ hành vi của kẻ chủ mưu, cầm đầu trong vụ án.
T.Nhung
Theo vietnamnet
Làm rõ trách nhiệm trong việc giải phóng mặt bằng chậm Ngày 3-7, kết luận tại Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội biểu dương, đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2019. Bí thư...