Đề xuất lắp camera ở phòng thi, hoặc bỏ kỳ thi tốt nghiệp
“Tôi thấy rằng công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT cần nghiêm hơn. Nếu cần thiết thì phải có hệ thống camera tại các phòng thi” – đó là một trong những giải pháp chống tiêu cực. Trong khi đó không ít người đưa ra ý kiến nên bỏ kỳ thi này.
Hình ảnh thí sinh sử dụng tài liệu, giám thị ném phao thi ở Bắc Giang đang gióng lên hồi chuông về chất lượng thi cử tại Việt Nam.
Vụ việc clip giám thị ném phao thi, thí sinh quay cóp tại trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) giờ đây không chỉ là câu chuyện xử lý thế nào đối với những người liên quan mà là hồi chuông về sự tiêu cực, bệnh thành tích trong giáo dục. Trong số những ý kiến gửi về tòa soạn xung quanh vấn đề này, độc giả ở địa chỉ email Nguyenminh20…@yahoo.com đã đưa ra ý kiến về việc nên lắp camera trong phòng thi.
Độc giả này lý giải: “Bởi vì, nếu có thanh tra đi kiểm tra cũng không thể kiểm soát được. Vì theo tôi chứng kiến, không chỉ có trường hợp trên (quá công khai) mà còn có nhiều trường hợp tiêu cực khác nữa chưa được phát hiện. Trên thực tế, ở các trường cuối năm học gần thi tốt nghiệp các thí sinh phải nộp một khoản tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng, tùy từng nơi (từ thời tôi thi năm 2006 đến bây giờ) với mục đích là để cho các thầy cô coi thi dễ hơn, canh chừng thanh tra cho các thí sinh xem tài liệu.
Thực tế này diễn ra ở rất nhiều trường. Có những học sinh có kết quả học tập rất tệ vẫn đỗ tốt nghiệp, và tỷ lệ đỗ rất cao, có thể tới 90 đến 99%. Đây thực sự là một con số ảo. Bản thân tôi rất bức xúc.Vì tôi muốn nền giáo dục Việt Nam phát triển cao về chất, như thế mới xứng tầm với thế giới. Còn nếu thế này thì rất là khó. Mà giáo dục là tiền đề để phát triển kinh tế cho đất nước”.
Thí sinh căng thẳng trước khi bước vào môn thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội.
Trong khi đó, vào ngày hôm nay (8/6), trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều bậc tri thức đã đưa ra vấn đề có nên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp nữa hay không, vì nó quá tốn kém, quá phức tạp và hàng chục năm trôi qua tiêu cực trong thi cử vẫn còn.
Video đang HOT
Trả lời trên Thanh Niên, ông Trịnh Ngọc Thạch – Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: “Tôi tin rằng còn nhiều nơi có tiêu cực mà chúng ta chưa phát hiện ra thôi”. Ông Thạch cũng cho rằng: “Đánh giá 12 năm học bằng một kỳ thi dứt khoát sẽ có lỗ hổng và tôi đảm bảo rằng không thể chính xác”.
Trên VnExpress, Đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc cũng ủng hộ phương án bỏ kỳ thi tốt nghiệp. Ông nói: “Tôi cho rằng, thi tốt nghiệp phổ thông thì chỉ cần đạt ngưỡng điểm nhất định, khác với thi đại học phải đạt điểm cao để được tuyển. Cần phải thay đổi nhận thức về kỳ thi này. Ngay chuyện học nhiều quá hiện nay tôi cho là không bình thường.
Theo tôi, có thể làm tốt đánh giá trong quá trình học của học sinh chứ không phải trong một kỳ thi. Các cụ bảo “học tài thi phận”, tôi chia sẻ cái đó. Thi cử tạo áp lực, dẫn đến kết quả mà chính mình không mong muốn. Tôi tán thành làm tốt việc đánh giá trong quá trình quản lý, quá trình học các cháu và làm nghiêm kỳ thi đại học”.
THỦY NGUYÊN
(tổng hợp)
Theo Infonet
Clip gian lận phòng thi: "Không thể dùng biện pháp tiêu cực để chống tiêu cực"
"Tôi không ủng hộ cho việc bỏ qua vi phạm của thí sinh quay clip. Chuyện chống tiêu cực có nhiều biện pháp chứ không thể dùng một biện pháp tiêu cực để chống tiêu cực", Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi nói.
Vụ clip gian lận trong phòng thi tại Hội đồng thi trường THPT Dân Lập Đồi Ngô (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đang gây xôn xao dư luận. Trước sự việc này, báo chí đã có cuộc trao đổi với ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng bên lề Quốc hội chiều 5/6.
Ông Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng. (Ảnh: Việt Hưng)
Ông đánh giá thế nào về vụ clip gian lận trong phòng thi tốt nghiệp đang gây xôn xao dư luận hiện nay?
Nếu đúng có hiện tượng giám thị ném phao vào phòng thi thì có thể bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, tôi không ủng hộ cho việc bỏ qua vi phạm của thí sinh quay clip. Chuyện chống tiêu cực có nhiều biện pháp chứ không thể dùng một biện pháp tiêu cực để chống tiêu cực.
Bởi nếu chúng ta chấp nhận hành động đó sẽ có nhiều người lợi dụng để vi phạm, xã hội sẽ không có kỷ cương. Không thể nói tôi vi phạm pháp luật để tôi chống tiêu cực được.
Nhưng thưa ông, nếu chúng ta xử phạt cả người đứng ra tố cáo, mà ở đây cụ thể là thí sinh thì sẽ không ai dám ghi lại những cảnh tiêu cực trong phòng thi?
Cho dù như thế thì cũng không ai chấp nhận việc thí sinh mang các vật dụng đó vào phòng thi vì mang vào là vi phạm quy chế. Không thể cho rằng tôi làm việc này với động cơ tốt để biện minh cho sai phạm trước đó.
Nói như vậy là ông đồng tình với quan điểm của Bộ GD-ĐT trong việc phải xử lý cả thí sinh đứng ra quay clip?
Thí sinh mang các phương tiện ghi hình vào phòng thi là vi phạm quy chế thi. Và khi thí sinh đó sử dụng nó, tức là thêm một lần vi phạm.
Thí sinh quay phim ở trong phòng thi như vậy là bản thân anh đã vi phạm. Thí sinh vi phạm là phải xử lý thí sinh, còn thông tin từ clip khi được xác định thì người ta sẽ theo thông tin trong clip chứ không ai đánh giá hành động của thí sinh quay clip trong phòng thi là đúng. Hai cái đó phải phân biệt, anh vi phạm kỷ luật rồi lại cho rằng làm việc đó vì mục đích tốt đẹp thì không chấp nhận được.
Vậy theo đánh giá của ông, việc clip ném phao vào phòng thi tại hội đồng thi Bắc Giang có phải do áp lực của bệnh thành tích hay không?
Áp lực của bệnh thành tích có cao hay không còn phải xem xét và đánh giá một cách đầy đủ. Sự việc này cũng có thể là hiện tượng tiêu cực, cũng có thể do phụ huynh có quan hệ với hội đồng thi, còn nếu không có động lực và quan hệ nào khác mà giáo viên tự làm việc đó thì là do áp lực thành tích của nhà trường.
Nếu có chuyện giám thị chuyển phao thi thì cần nghiêm khắc vì đây là hiện tượng không bình thường. Ngoài ra, chúng ta cần phải xử lý nghiêm vì nó vi phạm nghiêm trọng kỷ luật phòng thi, vi phạm pháp luật chứ không chỉ vi phạm đạo đức đơn thuần.
Hiện tại, cơ quan chức năng đang vào cuộc để làm rõ các vi phạm. Theo ông, vụ việc này nên xử lý thế nào?
Nếu clip ấy đưa ra hình ảnh đúng thì có thể coi clip là một thông tin để xử lý vi phạm. Thầy cô giáo tiêu cực trong phòng thi cũng phải xử lý nghiêm.
Còn với những bài thi của thí sinh hôm đó, chúng ta phải nghiên cứu phương án xử lý, không thể vì một vài người vi phạm mà ảnh hưởng đến quyền lợi số đông thí sinh. Phòng thi đó khi chấm thi có thể có chế độ chấm bài đặc biệt. Nếu có nhiều bài trùng một cách bất thường, không tự nhiên, thì cần xử lý theo đúng quy chế như trừ điểm hoặc hủy kết quả bài thi.
Xin cám ơn ông!
Nguyễn Hiền
Theo dân trí
Công an đang bảo vệ thí sinh quay clip giám thị ném phao thi Lãnh đạo công an huyện Lục Nam cho biết, để đề phòng có việc gì xảy ra với thí sinh quay clip, đơn vị này đã bố trí người hỗ trợ em này. Như thông tin đã đưa, vào ngày 6/6, chính Phó chủ tịch UBND huyện Lục Nam - ông Nguyễn Đức Toàn cho biết đã nhận được báo cáo của hiệu...