Đề xuất F1 được đi học: Phụ huynh, nhà trường ủng hộ
Lãnh đạo nhiều trường phổ thông bày tỏ rất ủng hộ nếu học sinh F1 đã tiêm đủ vaccine được đi học.
Dự kiến hai ngành y tế và GD&ĐT sẽ trình UBND TP.HCM cho phép F1 trong diện cần theo dõi, đã tiêm đủ liều vaccine được đi học, đi làm bình thường thay vì phải cách ly năm ngày như trước đó. Thông tin này khiến nhiều phụ huynh, trường học đồng tình nhưng cũng còn không ít băn khoăn.
F1 đi học là phù hợp thực tế
Ông Hoàng Sơn Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (quận Tân Bình), đồng tình việc để F1 đi học dù đến nay trường có nhiều F0 nhưng đa số học sinh (HS) được phát hiện tại nhà nên không ảnh hưởng đến HS theo học ở trường.
Ông Hải cho rằng TP.HCM hiện đã bình thường mới, F0 rất nhiều, F1 vẫn đi làm việc bình thường thì với những F1 đã tiêm đủ liều vaccine được đi học trực tiếp cũng là hợp lý. Vì khi đi học, các lớp, các trường đã thực hiện tốt công tác phòng dịch, thực hiện nghiêm 5K, ý thức của HS cũng cao hơn. Chưa kể, nếu các em F1 phải học trực tuyến, có những em F1 liên tục sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc học.
Học sinh Trường THPT Quang Trung (huyện Củ Chi) học trực tiếp. Ảnh: NGUYỄN CẢI
Phó hiệu trưởng một trường THCS tại TP Thủ Đức cho rằng để HS F1 đi học cũng được nhưng ngành y tế nên đưa ra những căn cứ khoa học để phụ huynh yên tâm.
Cụ thể như ngoài tiêm đủ liều vaccine thì HS F1 được đi học là những HS F1 như thế nào hay được đi học hết. Vì có những HS F1 có triệu chứng nhưng không test ra F0 thì phải làm sao, có những HS F1 có bệnh nền, có những HS F1 đã tiếp xúc quá gần với HS F0 trước đó.
Theo vị này, nên chăng cho HS F1 đi học nhưng các lớp sẽ bố trí cho các em ngồi riêng với khoảng cách an toàn hơn cho những HS còn lại.
Hơn nữa, theo ông Hải, quan trọng là nhà trường phải thường xuyên kết nối hằng ngày với phụ huynh. Trong các buổi tối, nếu HS nào có biểu hiện như sốt, ho, mệt… phụ huynh sẽ báo ngay với giáo viên để các em ở nhà. Trường cũng có các tổ COVID-19 theo dõi và cập nhật thông tin F0, F1…
Tuy nhiên, ông Hải cũng cho rằng việc này nên thực hiện trên tinh thần tự nguyện vì hiện nay vẫn có những phụ huynh còn lo ngại cho con đi học trực tiếp vì khi con ở nhà, gia đình dễ quản lý, theo dõi hơn.
Bày tỏ quan điểm riêng với báo Pháp Luật TP.HCM, lãnh đạo một trường THPT tại TP.HCM cho rằng không những ủng hộ mà lẽ ra TP phải triển khai cho F1 đi học sớm hơn. Bởi thời gian qua, nhiều trường đã cho F1 đi học bình thường, chỉ cần thực hiện 5K, tuân thủ phòng dịch của trường. Riêng những em có triệu chứng sẽ được yêu cầu theo dõi tại nhà trong 5-7 ngày, kể cả không phải COVID-19.
Theo vị này, chương trình nặng, thời gian đi học trực tiếp ít, thầy cô rất áp lực khi vừa dạy vừa củng cố kiến thức cho HS. Việc dạy trực tuyến hay vừa trực tuyến vừa trực tiếp cũng không hiệu quả vì đường truyền, phụ thuộc máy móc. Bản thân HS cũng không muốn học trực tuyến, nhiều phụ huynh cũng phản ứng nếu để con họ phải học trực tuyến.
Video đang HOT
Là phụ huynh có con đang học lớp 12 Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3), chị Vũ Ngọc Quỳnh Như bày tỏ rất đồng tình với đề xuất này từ Sở Y tế vừa qua. Bởi con chị đã là F0 từ trước tết Nguyên đán, đã tiêm đủ liều vaccine nhưng sau tết đi học lại con chị phải nghỉ ở nhà để học trực tuyến liên tục vì hai lần là F1. Lớp con chị có những ngày chỉ còn mười mấy HS đi học.
” src=”javascript:false”>
“F1, thậm chí F0 còn đi làm, đi bình thường ngoài đường mà HS thì phải nghỉ ở nhà là vô lý. Con lại học lớp 12, học trực tuyến bài được bài mất, không ổn chút nào. Tôi mong TP thực hiện sớm để phụ huynh, HS bớt lo lắng” – chị Như bày tỏ.
Kiến nghị học sinh đượ c tham gia ngoại khóa, chính khóa ngoài trường
Ngoài đề xuất cho F1 đi học, ông Nguyễn Thành Phát, Hiệu trưởng Trường THCS Lạc Hồng (quận 10), cũng kiến nghị Sở GD&ĐT nên sớm cho phép các trường được tổ chức lại các hoạt động ngoại khóa, chính khóa ngoài trường.
Theo ông, sau thời gian dài phải học trực tuyến, ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, HS đến trường cần có các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện thể dục thể thao trong và ngoài trường. “Các em đã được tiêm vaccine đầy đủ, F1 cũng sẽ được đi học, các đơn vị bên ngoài cũng không bị cấm tổ chức các hoạt động thì nên cho HS tham gia, quan trọng là trường và các em cần thực hiện tốt công tác phòng dịch, 5K” – ông Phát đề xuất.
Phó hiệu trưởng một trường THPT khác tại TP.HCM nêu quan điểm, để F1 đi học cũng như đi làm là tất yếu trong tình hình mới và sẽ giảm nhiều áp lực cho trường lẫn phụ huynh trong việc khoanh vùng HS, tổ chức dạy học.
“Tôi nghĩ cũng nên điều chỉnh hoặc xóa bỏ việc xác định cấp độ dịch hiện nay từng địa phương vì F1 đi học, F0 sẽ còn tăng cao nữa nhưng nếu vì tăng cao mà bị xếp vào vùng cam, vùng đỏ sẽ lại ảnh hưởng ngược đến việc tổ chức đi học, bán trú của các trường” – vị này đề xuất.
Đề xuất bổ sung năm tiêu chí an toàn trường học
Để các hoạt động bán trú, tổ chức dạy học được tổ chức an toàn trong điều kiện bình thường mới, Sở GD&ĐT TP.HCM đã vừa có tờ trình gửi UBND TP.HCM về đề xuất điều chỉnh một số tiêu chí của Bộ tiêu chí an toàn trường học trong phòng chống dịch COVID-19 đối với tất cả cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.
Cụ thể, sở đề nghị bổ sung năm tiêu chí gồm tỉ lệ HS tiêm vaccine, yêu cầu về điều kiện thông khí của phòng học trong cơ sở giáo dục, bố trí nhân viên phụ trách y tế trường học, khoảng cách tối thiểu giữa hai HS trong hoạt động bán trú và diện tích quy định đối với mỗi HS trong một lớp học.
Trong đó, quy định tiêu chí bắt buộc là điều kiện về thông khí. Sở cũng đề xuất bãi bỏ quy định về khoảng cách tối thiểu 1 m trong lớp và 2 m ngoài lớp học giữa hai HS. Quy định về tiêu chí hoạt động trước và sau 16 giờ 30 đối với các cơ sở giáo dục mầm non cũng cần được bãi bỏ.
Ở bậc tiểu học, sở đề xuất tỉ lệ tiêm vaccine cho HS là 75%, thấp hơn so với đề xuất tỉ lệ 95% của Sở Y tế TP.HCM.
Học sinh rộn ràng trở lại trường
Các trường tận dụng "thời gian vàng" khi đi học trực tiếp trở lại từ sau Tết Nguyên đán 2022 để có đủ thời lượng thực hiện tốt chương trình chính khóa, dạy học 2 buổi/ngày
Ngày 7-2, ghi nhận tại các trường phổ thông ở TP HCM cho thấy số học sinh (HS) từ khối 7-12 quay trở lại trường khá đầy đủ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Dạy xen kẽ, luân phiên các khối lớp
Ông Hoàng Sơn Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (quận Tân Bình), cho biết trong ngày đầu HS trở lại trường, chỉ có một vài HS vắng, do bị kẹt ở quê, chưa có chuyến bay vào TP HCM. Qua sinh hoạt với phụ huynh, thời gian nghỉ Tết, nhà trường cũng không có trường hợp HS F0. Theo ông Hải, dù tổ chức học 2 buổi/ngày cho tất cả khối lớp nhưng theo quy định về dạy học trực tiếp, nhà trường vẫn tổ chức dạy online một số môn, đó là những môn ít tiết như công nghệ, thể dục... và sắp xếp luân phiên, chẳng hạn thứ ba khối 10 học online thì thứ tư khối 11 học online và thứ năm sẽ đến khối 12 để bảo đảm số HS không tập trung quá đông tại cùng một thời điểm.
Ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An (quận 5), cho hay trong ngày đầu tiên, trung tâm không tổ chức học nội dung mà dùng để sinh hoạt, gặp gỡ đầu năm các thầy cô và đại diện các lớp. Ông Hoàng cũng cho biết trung tâm có gần 1.000 HS, theo kế hoạch dạy học, nhà trường sẽ chia đôi số HS, một nửa học sáng, số còn lại học buổi chiều. "Trong tuần đầu tiên, nhà trường vẫn duy trì dạy học một buổi, chỉ tăng thêm một số tiết cho HS khối 12, những môn các em sẽ thi tốt nghiệp. Sau một tuần, xem xét tình hình dịch bệnh sẽ có kế hoạch dạy học tiếp theo" - ông Hoàng nói.
Trong tuần đầu tiên HS trở lại trường, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo nhiều cơ sở giáo dục cho biết chưa vội tổ chức bán trú ngay, lý do là số HS còn chưa ổn định. "Đây là tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, dù nắm bắt tình hình HS thường xuyên, không có HS của trường bị F0 nhưng nhà trường vẫn phải cẩn trọng vì sau Tết, tình hình dịch bệnh thường khó lường hơn. Đợi sau một tuần, khi HS có mặt đầy đủ, trường mới tính đến việc mở bán trú" - hiệu trưởng một trường THCS tại quận 4 cho biết.
Cùng với duy trì nề nếp học tập, các trường THCS cũng chuẩn bị chu đáo để đón HS lớp 6. Ông Trương Quốc Hưng, Hiệu trưởng Trường THCS Đức Trí (quận 1), cho biết trước mắt trường sẽ ưu tiên tổ chức bán trú cho HS khối 6 và khối 9 khi HS lớp 6 đi học lại từ ngày 14-2.
Học sinh Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (quận 1, TP HCM) trong ngày trở lại trường sau Tết Nguyên đán (Ảnh: ĐÔNG DƯƠNG)
Lịch học linh hoạt
Các trường quốc tế tại TP HCM với đặc thù học theo 2 chương trình, nên ngoài thực hiện kế hoạch năm học của UBND TP ban hành, trường quốc tế còn học theo lịch riêng. Trường Việt Nam - Phần Lan (VFIS), HS không đến trường từ ngày 7-2, mà bắt đầu học từ ngày 10-2. Cụ thể, học sinh khối THCS, THPT sẽ đến trường học trực tiếp vào ngày 10-2, riêng khối tiểu học sẽ học từ tuần sau.
Đại diện VFIS cho biết đây là lịch học cố định của trường, trước khi bắt đầu kỳ học mới, giáo viên sẽ có 2 ngày để tập huấn. Về việc phòng chống dịch Covid-19 khi học sinh đi học lại, trường đã thực hiện đầy đủ, chuẩn bị tất cả trang thiết bị cần thiết.
Còn tại Trường Quốc tế Úc (AIS), HS bậc THCS và THPT đã quay lại trường ngày 7-2, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. HS mầm non và tiểu học sẽ đến trường vào tuần tới. Trước khi vào lớp, HS được đo thân nhiệt, rửa tay và tuân thủ 5K khi ở trường.
Theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, việc tổ chức dạy học trực tiếp của các trường trung học phải bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong hoạt động giáo dục theo quy định của UBND TP HCM về tổ chức học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP. Các trường chú ý việc bố trí sắp xếp thời khóa biểu dạy học trực tiếp tạo thuận lợi cho phụ huynh đưa đón con khi đến trường học trực tiếp và tuân thủ quy tắc an toàn theo quy định.
Căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường, hiệu trưởng chủ động trong việc xây dựng phương án học tập trực tiếp kết hợp với học tập trên internet bảo đảm các tiêu chí an toàn về phòng chống dịch Covid-19 và tận dụng được "thời gian vàng" khi đi học trực tiếp trở lại từ sau Tết Nguyên đán 2022 để có đủ thời lượng thực hiện tốt chương trình chính khóa, dạy học 2 buổi/ngày và thực hiện chương trình của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục.
Hà Nội sẵn sàng đón học sinh trở lại
Từ hôm nay, 8-2, HS từ khối 7-12 trên các địa bàn có mức độ dịch cấp độ 1, 2 của TP Hà Nội sẽ tới trường học trực tiếp.
Trước ngày đón HS, các trường học ở Hà Nội đã hoàn tất khâu chuẩn bị cơ sở vật chất, dọn vệ sinh, xây dựng thời khóa biểu.
Bà Đỗ Thị Việt Hiền, Hiệu trưởng Trường THCS Khương Đình (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội), cho hay nhà trường đã dọn dẹp, làm vệ sinh trường lớp 2 lần. Nhà trường cũng chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất như phòng cách ly khi phát hiện các ca mắc, nghi mắc Covid-19, máy đo thân nhiệt, nước khử khuẩn, khẩu trang... Cũng để bảo đảm an toàn, trường chia thành 2 ca học, trong đó HS khối 8 và 9 học buổi sáng, HS khối 7 học buổi chiều. Với những HS là F0, F1 hay các em đang sinh sống tại vùng "cam", vùng "đỏ" không thể đến trường học trực tiếp, có thể theo dõi bài giảng qua hệ thống camera được lắp đặt tại các lớp học. Theo bà Việt Hiền, việc kết hợp giữa dạy học trực tuyến và trực tiếp giữa các khối lớp khiến giáo viên vất vả hơn.
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đức Giang (quận Long Biên, TP Hà Nội), cũng cho hay nhà trường đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị đón HS đi học trực tiếp, xây dựng kịch bản khi trong trường có F0, F1... Theo đó, khối 7 học buổi chiều, khối 8 và 9 học buổi sáng. Từ cổng trường đã có sơ đồ hướng dẫn, phân luồng theo từng khu cho từng khối lớp, mỗi khối HS học ở một dãy nhà. Giáo viên chủ nhiệm sẽ hướng dẫn HS về công tác khử khuẩn cũng như nhắc nhở HS thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch.
Y.Anh
Đến trường học trực tiếp là mong mỏi chính đáng
Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, mong mỏi được đến trường học tập trực tiếp của HS, giáo viên là mong mỏi rất chính đáng. Đối với ngành giáo dục, việc chuyển trạng thái sang thích ứng an toàn, dần mở cửa trường học là nhiệm vụ rất quan trọng để các hoạt động giáo dục sớm quay trở lại trạng thái bình thường.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay ngay sau Tết, Bộ GD-ĐT có kế hoạch kiểm tra tình hình chuẩn bị, tổ chức cho HS, sinh viên quay trở lại trường học tại một số nơi. Bộ GD-ĐT cũng dự báo khi quay trở lại học trực tiếp, hệ thống mầm non tư thục sẽ thiếu giáo viên. Cùng với việc mở cửa trường học, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương có kế hoạch bù đắp kiến thức cho HS sau khi các em được trở lại học trực tiếp, trong đó rà soát, đánh giá và phân định từng nhóm HS cụ thể để lên kế hoạch dạy bù trong ngắn hạn và dài hạn. Việc bù đắp kiến thức được ngành giáo dục xác định không chỉ thực hiện trong một năm mà còn kéo dài trong nhiều năm.
Bên cạnh việc bù đắp kiến thức, các nhà trường cũng cần nhận diện được những vấn đề tâm lý của HS, để có tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho HS trong đại dịch Covid-19 và sau khi quay lại trường học. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng lưu ý sau thời gian dài học trực tuyến, sẽ có trường hợp HS ngại học trực tiếp, giáo viên ngại dạy trực tiếp, do đó cần có những hỗ trợ để HS hứng thú, mong muốn được học trực tiếp, giáo viên thích ứng trở lại với dạy trực tiếp. Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, trong những ngày đầu HS quay trở lại trường, cần có các hoạt động hội nhập, tương tác xã hội, kỹ năng khác.
Về bảo đảm an toàn cho HS, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều hướng dẫn cụ thể gửi các địa phương về việc dạy học trực tiếp, mở cửa trường học an toàn. Bộ GD-ĐT cũng phối hợp với Bộ Y tế để có hướng dẫn tới từng cơ sở giáo dục về các phương án bảo đảm an toàn khi HS trở lại trường học trực tiếp. Bộ GD-ĐT cũng sẽ sớm ban hành văn bản điều chỉnh các văn bản cũ để phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế trong tình hình mới. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT sẽ có thêm một số hướng dẫn cho bậc mầm non để tạo thuận lợi cho các địa phương triển khai. Trước khi HS quay trở lại trường, cần chuẩn bị tinh thần, thái độ cho cả phụ huynh và HS.
Thầy trò hứng khởi trong ngày đầu học trực tiếp Tỉ lệ học sinh đi học trực tiếp ở nhiều trường đạt từ 95% trở lên, cao hơn nhiều so với khảo sát ý kiến phụ huynh trước đó. Ngày 4-1, các trường trung học ở TP.HCM đã đón thêm khoảng 680.000 học sinh (HS) các khối lớp 7, 8, 10 và 11 đi học trực tiếp. Do trải qua thời gian dài...