Đề xuất dừng chiếu hoặc rút phép phim có nghệ sĩ vi phạm đạo đức
Quốc hội sáng 23/10 thảo luận tại tổ về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), ĐBQH đề xuất dừng chiếu hoặc rút phép đối với các tác phẩm điện ảnh mà có nghệ sĩ vi phạm đạo đức an ninh chính trị hoặc phát ngôn.
Liên quan đến phân loại phim theo độ tuổi trong dự thảo luật, đại biểu Lê Thu Hà (đoàn Lào Cai) đánh giá đây là công cụ văn minh đã áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Theo bà, cần có thêm mức phân loại độ tuổi cao hơn trần 18 hiện có trong dự thảo. Hoặc nếu không phân loại về trần độ tuổi là tuổi 21, 24, 25 thì cũng có mức phân loại riêng ngoài trần 18.
“Chúng ta đã có quy định phân loại phim theo độ tuổi, nhưng rõ ràng trong thực tế lại có nhiều bộ phim không thể xếp loại vì những quy định ngặt nghèo. Vì vậy nhiều bộ phim có giá trị bị cấm, không thể công chiếu được, gây đáng tiếc với người làm phim nói riêng và nền điện ảnh nói chung”, đại biểu Hà nói.
Đại biểu Lê Thu Hà.
Nữ đại biểu nêu ý kiến, phải thay đổi cơ chế kiểm duyệt phim mang tính đột phá. Hiện nay, phim truyền hình Việt Nam rất phát triển, các đài truyền hình có thể tự cấp phép, tự kiểm duyệt được nhưng phim ra rạp nhất thiết lại phải qua Hội đồng phim quốc gia.
“Việc này liệu có mang tính độc quyền hay không khi chỉ có Hội đồng phim quốc gia xem xét, quyết định phân loại phim và cho phim được phát hành.
Theo Ủy viên UB Đối ngoại nên chăng xây dựng một cơ chế để có thể có nhiều đơn vị cùng có thẩm quyền quyết định cấp phép một bộ phim.
Đại biểu Lê Thu Hà cũng nhắc đến đối tượng tham gia và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện ảnh là các diễn viên điện ảnh.
Bà dẫn chứng, trên các phương tiện truyền thông vừa qua Trung Quốc đang làm một chiến dịch rất mạnh mẽ để loại bỏ ngôi sao có lối sống lệch chuẩn. Họ có kế hoạch nâng cao chất lượng nghệ sĩ là phải trau dồi kỹ năng, đề cao các giá trị sản phẩm, hay tác phẩm có những vấn đề không đảm bảo quy định bị dừng chiếu.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ chúng ta cũng có thể tham khảo vấn đề này, bởi vì người hoạt động nghệ thuật cần phải hết sức giữ gìn hình ảnh của mình, nghệ sĩ cần đức trước khi cần tài”, đại biểu tỉnh Lào Cai nêu ý kiến.
Bà đề xuất, có quy định trong dự thảo luật về dừng chiếu hoặc rút phép đối với các tác phẩm điện ảnh khi người nghệ sĩ vi phạm đạo đức an ninh chính trị hoặc phát ngôn nào đó.
Về thẩm định bộ phim có phù hợp để ra mắt hay không, bà Hà đánh giá, đây là khâu rất quan trọng để loại bỏ những tác phẩm không đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên thực tế cũng gây ra nhiều bất cập, thậm chí là tiêu cực và thiếu minh bạch với các nhà làm phim.
Bà nêu về trường hợp bộ phim Vị đã bị cấm chiếu dù giành nhiều giải thưởng uy tín tại các Liên hoan phim quốc tế, hay có những tác phẩm đã bị treo do không chấp nhận yêu cầu thay đổi tác phẩm, khiến những nhà đầu tư và nhà sản xuất đứng sau có thể gặp khó khăn, thậm chí phá sản.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai bày tỏ việc quản lý phim trên không gian mạng là điều quan trọng. Dự thảo quy định theo hướng hậu kiểm, nhưng nội dung các phim có tồn tại bạo lực, chất lượng không tốt, có nhiều nội dung ảnh hưởng xuyên tạc. Nếu chỉ quy định hậu kiểm và gỡ bỏ thì chưa ổn bởi trước khi gỡ bỏ nó tồn tại khá lâu, có hàng triệu người xem. Có những nền tảng xuyên biên giới mất nhiều thời gian. Vì vậy việc hậu kiểm cần cân nhắc.
Song, đại biểu cũng cho rằng, tiền kiểm tạo áp lực rất lớn cho cơ quan chức năng vì số lượng phim rất lớn. Nếu tiền kiểm, kiểm soát chặt thì nguồn lực chưa chắc đáp ứng được. Thời gian qua, có những sơ sót của cơ quan thẩm định trong việc duyệt cấp phép phổ biến, có hình ảnh không phù hợp như phim “Người tuyết bé nhỏ” để lọt hình ảnh đường lưỡi bò phi pháp. Vì vậy, việc tiền kiểm rất quan trọng.
Đại biểu bày tỏ nên có giải pháp thích hợp giữa tiền kiểm và hậu kiểm với phim phổ biến trên mạng, tiền kiểm đến đâu, hậu kiểm đến mức độ nào, tránh lọt phim không phù hợp trên mạng.
Đồng tình với tờ trình và báo cáo thẩm tra, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (đoàn TP.HCM) đánh giá, Luật Điện ảnh ra đời từ lâu khi công nghệ chưa phát triển mạnh mẽ, nhiều vấn đề chưa lường hết được, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay phải sửa luật này.
Nhấn mạnh về vai trò của điện ảnh trong sự phát triển đất nước, Chủ tịch nước dẫn chứng nhiều nước có nền công nghiệp điện ảnh sâu rộng, quảng bá được hình ảnh đất nước, con người. Những bộ phim của Hàn Quốc như Giày thủy tinh, Nàng Dae Jang Geum … cách đây 20 năm chiếu ở Việt Nam.
Chủ tịch nước phát biểu tại phiên thảo luận tổ.
“Văn hóa soi đường quốc dân đi”, Chủ tịch nước đặt vấn đề điện ảnh là một loại hình văn hóa nghệ thuật thì có làm được vai trò, nhiệm vụ đó không.
Ông cho rằng, làm điện ảnh phải giữ gìn văn hóa dân tộc thông qua truyền bá những hình ảnh đất nước, con người, truyền thống Việt Nam.
Từ đây, Chủ tịch nước đề nghị phải xây dựng luật Điện ảnh “dài hơi” đặc biệt khi công nghệ bùng nổ, nghiên cứu thêm kinh nghiệm các nước.
Về chính sách, Chủ tịch nước góp ý, đối với điện ảnh thì nên xã hội hóa, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân được làm phim. Nhà nước nên đặt hàng, dành nguồn kinh phí hỗ trợ cần thiết cho những tác phẩm phim về lịch sử, giới thiệu đất nước, con người Việt Nam.
Về Hội đồng thẩm định, Chủ tịch nước khẳng định vai trò quan trọng khi Hội đồng là tập hợp những người có tầm nhìn, những nghệ sĩ tài năng, đức cao đạo trọng, có chuyên môn.
Về chính sách phát hành phim, Chủ tịch nước nhận thấy còn thiếu, nhất là quảng bá phim ra nước ngoài, hợp tác quốc tế quảng bá, xúc tiến. Người ta biết đến Việt Nam qua những bộ phim chiến tranh, trước đây không hiểu Việt Nam nhiều, bây giờ họ hiểu Việt Nam nhưng chưa hiểu đầy đủ.
Xây dựng đề án cơ sở dữ liệu quốc gia kiểm soát tài sản cán bộ
Chính phủ định hướng hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tham nhũng, trong đó có xây dựng Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong vừa thay mặt Chính phủ ký báo cáo gửi Quốc hội công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021.
Chính phủ cho biết, thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130 ngày 30/10/2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, hơn 1,284 triệu người kê khai tài sản, thu nhập. Số bản kê khai đã hoàn thành công khai trên 1,283 triệu bản (đạt 99%).
Việc kê khai tài sản, thu nhập được thực hiện nghiêm túc nhưng lần đầu được triển khai trên phạm vi rộng, số người có nghĩa vụ kê khai lớn, lại đang trong thời gian dịch bệnh nên một số cơ quan triển khai còn chậm hoặc gặp khó khăn tiếp nhận bản kê khai.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ chủ trì xây dựng, hoàn thành Dự thảo Quy chế phối hợp giữa các Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập để Ban Cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị.
Thanh tra Chính phủ cũng đã trình Dự thảo Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập để Thủ tướng xem xét, phê duyệt; xây dựng định hướng kế hoạch xác minh về tài sản, thu nhập năm 2022, làm căn cứ để các bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện trong năm tới.
Ông Đoàn Hồng Phong, Tổng thanh tra Chính phủ. Ảnh: Giang Huy
Chính phủ xác định, năm 2022 sẽ tập trung kiểm soát chặt chẽ quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn để phòng chống tham nhũng. Phòng chống tham nhũng sẽ gắn liền, đồng bộ với công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Bên cạnh đó, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất cũng sẽ đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội, "tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tham nhũng, trong đó có việc xây dựng Luật Thanh tra (sửa đổi), Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập"...
Chính phủ đánh giá, năm 2021, tham nhũng "tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm" nhưng tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tham nhũng trên nhiều lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội. "Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ".
Các cấp, các ngành đã chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng của trên 27.300 lượt cán bộ, công chức, viên chức (tăng 52,5% so với cùng kỳ năm 2020). 51 người đứng đầu đã bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó 16 người bị xử lý hình sự, 35 người đã bị xử lý kỷ luật (khiển trách 16 người, cảnh cáo 10 người, cách chức 9 người).
Các cơ quan điều tra của công an đã thụ lý điều tra hơn 580 vụ án với khoảng 1.300 bị can về tham nhũng. Thiệt hại trong các vụ án thụ lý là trên 800 tỷ đồng, hơn 398.600 m2 đất...
Trong năm, 4 trường hợp nộp lại quà tặng theo quy định cho đơn vị, với số tiền 350 triệu đồng; có 2 người bị xử lý do có vi phạm về kinh doanh trong thời hạn không được kinh doanh sau khi thôi giữ chức vụ.
Cục Nghệ thuật biểu diễn đề nghị xử lý các rapper dung tục: Hướng nào cho đúng? Trong khi các rapper liên tục phải xin lỗi vì xúc phạm các tổ chức tôn giáo hoặc có những ca từ không "phù hợp thuần phong mỹ tục", Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa có văn bản đề nghị Thanh tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch kiểm tra, xử lý. Rapper Chị Cả phải đăng lời xin lỗi...