Đề xuất buồng giam riêng cho phạm nhân chuyển giới, đồng tính
Nghiên cứu trên 219 người chuyển giới cho thấy có khoảng 42,9% nguơi chuyên giơi nư từng có trải nghiệm bị giam chung vơi nguơi nam. Khi được hỏi mong muốn, 58% y kiên muôn ơ khu rieng va 38% muôn ơ khu nư.
Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (Isee) vừa gửi văn bản tới ban soạn thảo Luật tạm giữ, tạm giam của Bộ Công an để bày tỏ ý kiến góp ý xung quanh những nguyên tắc cần lưu với việc giam giữ người đồng tính và chuyển giới.
Theo Isee, Điều 23 khoản 4 về chế độ giam, giữ của bản dự thảo quy định:
Tổ chức giam, giữ đối với người đồng tính được thực hiện như sau:
a) Đối với người bị tạm giữ, người tạm giam chưa xác định được giới tính gồm các đối tượng bị dị tật bẩm sinh; đối tượng đã chuyển đổi một phần hoặc hoàn toàn giới tính thì thủ trưởng cơ sở giam, giữ đề nghị cơ quan điều tra thụ lý vụ án phối hợp với cơ quan y tế có thẩm quyền tiến hành xác định lại giới tính để phân loại giam giữ;
b) Trong thời gian chờ thủ tục xác định lại giới tính thì bố trí giam giữ riêng số đối tượng trên. Khi có giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền xác định giới tính cụ thể thì bố trí giam giữ theo giới tính;
c) Đối với những người bị tạm giữ, người bị tạm giam nếu qua tài liệu, thông tin thu thập được xác định là đối tượng đồng tính, có hành vi đồng tính luyến ái là vi phạm nội quy, quy chế thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm để xử lý kỷ luật, đồng thời tách những đối tượng có hành vi đồng tính luyến ái để giam, giữ ở những buồng khác nhau.
Đại diện Isee cho rằng dự thảo dường như đã có sự nhầm lẫn giữa ba khái niệm trên, khi tất cả được đặt cùng một mục là “tổ chức giam, giữ đối với người đồng tính”. “Về mặt cơ thể thì cả người đồng tính và chuyển giới đều có giới tính rõ ràng, không liên quan tới dị tật bẩm sinh”- Isee nhận định.
Là một tổ chức có nhiều năm nghiên cứu về nhóm người yếu thế này, Isee cho biết với người phẫu thuật hoàn toàn hay một phần gì cũng vậy, đều cực kỳ nguy hiểm nếu xếp một người chuyển giới nam sang nữ vào khu nam (nếu căn cứ theo giới tính giấy tờ), mà cũng sẽ nguy hiểm nếu xếp một người chuyển giới từ nữ sang nam vào khu nam (nếu căn cứ vào thể hiện giới bên ngoài). Nói chung giam người chuyển giới nào vào khu nam đều là nguy hiểm, vì người nam nói chung thường nhiều khả năng bạo hành những nhóm yếu thế khác. Vì vậy, Isee kiến nghị nên chuyển đổi tên của điều này thành “Tổ chức giam, giữ đối với người không xác định rõ giới tính”.
Đối với câu chuyện người chuyển giới thì giam chung hay giam riêng, Isee cho biết nhiều nơi trên thế giới lập những nhà tù, hoặc những phòng tạm giam, tạm giữ dành riêng cho người chuyển giới; trong đó phân chia người chuyển giới nam và chuyển giới nữ. “Đây là giải pháp tốt nhất cho việc giam/giữ người chuyển giới. Trong trường hợp cơ sở vật chất chưa đáp ứng được, nên lấy ý kiến của chính họ, xem họ muốn sắp xếp họ giam riêng một khu vực, hay giam chung với giới tính thực tế mà cơ thể họ đang có”- văn bản của Isee nhận định.
Video đang HOT
Lan Anh, một người chuyển giới nữ, bị giam chung cùng 2.600 phạm nhân nam khác từ năm 2010 (Ảnh minh họa: Isee)
Ngoài ra, với nơi tạm giam, tạm giữ hoặc các trại giam, với trường hợp chuyển giới chưa hoàn toàn thì có thể bố trí khu riêng để tránh những xâm hại hay lạm dụng cả từ hai phía. Ví dụ người có ngực lẫn tinh hoàn có thể là đối tượng bị xâm hại bởi người nam khác, đồng thời có thể là đối tượng bị lạm dụng bởi phạm nhân nữ để thụ thai nhằm thoát, giảm án.
Vì vậy, Isee kiến nghị thêm một điều khoản “Tổ chức giam, giữ đối với người chuyển giới” như sau: Đối với người chuyển giới đã phẫu thuật, thì dựa trên mong muốn của đối tượng và điều kiện của nơi giam, giữ để quyết định giam, giữ riêng hoặc giam, giữ theo giới tính thực tế có sự bố trí riêng; Đối với người chuyển giới đã phẫu thuật một phần trên cơ thể hoặc chưa phẫu thuật nhưng thể hiện giới không giống với giới tính trên giấy tờ thì bố trí giam giữ riêng để tránh trường hợp bị lạm dụng, xâm hại.
Đối với người đồng tính, Isee cho có nhiều vấn đề cần phải thảo luận. Đồng tính là một xu hướng tình cảm, không đơn thuần là hành vi tình dục. Mà đã là tình cảm thì không thể có công cụ nào để đo hay giám định được. “Còn nếu “hành vi đồng tính” ám chỉ đến điệu bộ cử chỉ thì cái này thật ra không có gì gọi là vi phạm quy chế, nội quy cả. Đối với người đồng tính thì vấn đề có phần ẩn hơn, đa phần có thể hiện giới vẫn như giới tính bẩm sinh. Khi bị giam, giữ, người đồng tính thường cũng rất cân nhắc việc công khai xu hướng của mình, mặc dù trước đó có thể rất thoải mái công khai”- Isee đề nghị.
Theo Isee, mọi người hay cho rằng người đồng tính ở chung với dị tính thì người đồng tính sẽ nhiều khả năng xâm hại tình dục người dị tính. Cách quy định này cho cảm giác việc giam riêng người đồng tính là một hình thức kỷ luật, chứ không phải để bảo vệ họ. Trong khi thực tế người đồng tính mới là người hay bị xâm hại tình dục. Chính vì thế Isee kiến nghị bỏ điểm c tại Điều 23 khoản 4 của bản dự thảo Luật tạm giữ, tạm giam.
Để thuyết phục những kiến nghị trên, Isee đưa ra kết quả nghiên cứu năm 2014 do cơ quan này thực hiện với 219 người chuyển giới tại Việt Nam đã cho thấy có khoảng 42,9% nguơi chuyên giơi nư từng có trải nghiệm giam/giư bị giam chung vơi nguơi nam, hon 1/3 sô ho đa phâu thuạt it nhât mọt bọ phạn co thê. Khi được hỏi mong muốn, 58% y kiên muôn ơ khu rieng va 38% muôn ơ khu nư.
Với hai truơng hơp nguơi chuyên giơi nữ sang nam tưng bi giam/giư, thi mọt nguơi đa phâu thuạt bọ phạn sinh duc đuơc ơ khu rieng va mọt nguơi ơ khu nư. Y kiên cua nhom chuyên giơi nữ sang nam la 72,4% muôn ơ khu rieng, 15,9% muôn ơ khu nư va chỉ 11,7% muôn ơ khu nam. Xu huơng chung du la nguơi chuyên giơi nam hay nư, phâu thuạt hay chua đêu la muôn ơ khu rieng va khong giam/giư chung vơi khu nam, vi se dê gạp rui ro bi xam hai hoạc bao hanh hon.
Người đồng tính và chuyển giới trong môi trường giam giữ là đối tượng bị xâm hại tình dục nhiều nhất. Có trường hợp người chuyển giới nam sang nữ bị cưỡng hiếp và nhiễm HIV từ một bạn tù dị tính. Người chuyển giới nữ sang nam, khi giam chung với người nữ, thường bị quấy rối từ giám thị nhiều hơn so với các người nữ bị giam giữ khác. Isee cho biết số liệu ở bang California (Mỹ) cho thấy 67% người đồng tính và chuyển giới ở trại giam đều từng bị xâm hại tình dục, trở thành nhóm dễ bị tổn thương nhất trong các nhà tù.
Thế Kha
Theo Dantri
Đề xuất bổ sung quyền được chuyển giới trong Bộ luật Dân sự
Nói về quan điểm cần bổ sung quyền được chuyển giới của cá nhân vào trong Bộ luật Dân sự vì trong thời gian qua ở Việt Nam đã xuất hiện nhu cầu này, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, Bộ sẽ nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp tháng 5/2015.
Báo cáo về những vấn đề lớn xin ý kiến UB Thường vụ để chỉnh lý dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sáng nay, 23/12, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đề cập quan điểm mới về quyền nhân thân.
Bộ trưởng Tư pháp phân tích, Bộ luật Dân sự hiện hành quy định về quyền nhân thân (từ Điều 24 đến Điều 51) theo cách thức liệt kê cụ thể các quyền nhân thân. Dự thảo Bộ luật quy định về quyền nhân thân (từ Điều 32 đến Điều 52), về cơ bản tiếp tục quy định các quyền nhân thân như trong Bộ luật hiện hành.
Tuy nhiên, dự thảo do Chính phủ xây dựng có sửa đổi và bổ sung một số quyền nhân thân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 (quyền lập hội, quyền tiếp cận thông tin, quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, thân thể, quyền được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân...). Dự thảo Bộ luật đồng thời bổ sung một điều khoản chung về các quyền nhân thân khác theo quy định của luật (Điều 52) để bảo đảm hơn tính bao quát, dự báo của quy định về quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự.
Ông Cường cho biết, vấn đề này hiện có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, Bộ luật Dân sự không nên quy định theo cách liệt kê tất cả các quyền nhân thân của cá nhân mà chỉ nên quy định những quyền nhân thân của cá nhân trong các quan hệ dân sự.
Theo loại ý kiến này, cần cân nhắc không quy định trong Bộ luật dân sự một số quyền nhân thân như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo...
Lý do đưa ra là, quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền nhân thân đã được ghi nhận đầy đủ trong Hiến pháp với tư cách là đạo luật cơ bản, do đó, không cần thiết và không nên quy định lại trong Bộ luật Dân sự. Việc chỉ quy định trong Bộ luật Dân sự những quyền nhân thân của cá nhân trong các quan hệ dân sự là phù hợp với tính chất, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Kinh nghiệm của một số nước cũng cho thấy, trong Bộ luật Dân sự thường chỉ quy định quyền nhân thân để xác định tư cách chủ thể trong quan hệ dân sự.
Ngược lại, loại ý kiến thứ hai nhất trí với quy định như trong dự thảo Bộ Tư pháp soạn thảo: các quyền nhân thân của cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên phải được ghi nhận đầy đủ và cụ thể hóa trong Bộ luật Dân sự.
Bộ trưởng Tư pháp lập luận, với vị trí là luật cơ bản của toàn bộ hệ thống pháp luật, các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân về nhân thân mang tính quy tắc về pháp lý - chính trị. Trong khi đó, Bộ luật Dân sự với tư cách là luật chung của hệ thống luật tư quy định những chuẩn mực ứng xử, quyền, nghĩa vụ giữa các chủ thể bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự. Do đó, cần phải cụ thể hóa các quyền con người, quyền công dân về nhân thân được quy định trong Hiến pháp vào trong các quan hệ dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự.
Việc quy định cụ thể các quyền nhân thân là để tạo thuận lợi hơn cho việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn.
Ngoài ra, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng có ý kiến cho rằng, cần bổ sung quyền được chuyển giới của cá nhân vào trong Bộ luật dân sự vì trong thời gian qua ở Việt Nam đã xuất hiện nhu cầu này. Ngày càng có nhiều người đã thực hiện việc chuyển giới ở nước ngoài về nước, làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý, xã hội liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của những người này.
Về vấn đề này, ông Cường nhận định, việc nghiên cứu, xem xét giải quyết vấn đề thực tiễn này là cần thiết. Tuy nhiên, do đây là vấn đề lớn, phức tạp nên cần phải có thời gian để nghiên cứu một cách thấu đáo. Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 9.
Trước mắt, để quy định của Bộ luật dân sự có tính bao quát, tạo điều kiện thuận lợi cho pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể về những vấn đề liên quan, Điều 41 dự thảo Bộ luật về quyền xác định lại giới tính.
Ông Cường phân tích, thay vì quy định cụ thể các trường hợp được xác định lại giới tính, Bộ luật Dân sự hiện hành thì chỉ ghi nhận một nguyên tắc chung. Theo đó, cá nhân là người thành niên có quyền được xác định lại giới tính trong trường hợp luật quy định. Người đại diện theo pháp luật chỉ có quyền yêu cầu xác định lại giới tính của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong các trường hợp luật định. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của luật.
Tổng hợp ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 vừa qua về việc sửa Bộ luật cũng thể hiện nhiều đề xuất bổ sung quyền bí mật gia đình, đặt vấn đề quy định về quyền được chết, bổ sung quy định giải quyết tranh chấp dân sự xảy ra đối với trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Một số quyền cụ thể như quyền về họ, tên (Điều 33), các đại biểu đề nghị quy định để quyền này không được ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc; đề nghị bổ sung quyền thay đổi họ tên, chữ đệm vào điều luật cho thống nhất.
Quyền xác định lại giới tính (Điều 41), nhiều đại biểu đề nghị bổ sung quy định việc xác định lại giới tính trong trường hợp chuyển giới; quy định rõ người chưa thành niên, người thành niên có quyền xác định gới tính như thế nào...
P.Thảo
Theo Dantri
Kiến nghị "xử" luật sư Đôn là bất thường Kiến nghị của công an, VKS và TAND TP Tuy Hòa đòi "xử" luật sư Võ An Đôn (bảo vệ cho gia đình anh Lê Thanh Kiều, người bị năm công an Phú Yên đánh chết) đã khiến nhiều chuyên gia pháp luật bất bình. Ông VŨ XUÂN HẢI, nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND tỉnh Phú Yên: Luật sư Đôn nói có...