Đề Vật lí THPT quốc gia: Kiến thức rộng, điểm phổ biến sẽ rơi vào 5 – 6
Thạc sĩ Phạm Quốc Toản nhận định, nhìn chung đề Vật lí năm nay học sinh không bị “sốc” với học sinh, rất “hợp lý” với mục tiêu của kỳ thi 2 trong 1. Điểm phổ biến sẽ rơi vào 5 – 6.
đạt được mức điểm từ 5, 6 thì không khó nhưng để đạt điểm cao hơn thì yêu cầu thí sinh phải chắc kiến thức và thao tác thật nhanh.
Thầy Phạm Quốc Toản – GV Tuyensinh247.com nhận định, đề thi THPTQG môn Vật lí năm nay dễ dàng cho tốt nghiệp và phân loại cao với học sinh khá và giỏi, nhiều câu hỏi mang tính vận dụng thực tế, liên quan đến thí nghiệm, phải hiểu đúng bản chất vật lí và không quá khó về mặt toán học…
Phần nội dung kiến thức lớp 11 không nhiều và đều không phải là các câu khó. Các câu khó và rất khó vẫn rơi vào phần kiến thức lớp 12 (Dao động cơ, sóng cơ, dòng điện xoay chiều). Vẫn có những câu về khai thác đồ thị, thí nghiệm, ứng dụng thực tế thú vị. Một câu liên quan đến thí nghiệm thực hành Vật lí 11 (đơn giản nhưng phải từng làm mới hiểu).
“Phương pháp” loại trừ để chọn đáp án đúng đã được hạn chế tối đa khi học sinh làm bài. Các em phải có kiến thức và giải ra kết quả mới lựa chọn được đáp án đúng. Tuy nhiên, để đạt được mức điểm từ 5, 6 thì không khó nhưng để đạt điểm cao hơn thì yêu cầu thí sinh phải chắc kiến thức và thao tác thật nhanh.
Nhìn chung đề thi năm nay không khó hơn nhiều so với đề thi minh họa mà Bộ đã đưa ra trước đó, tuy nhiên khá dài. Theo tôi, điểm phổ biến sẽ rơi vào điểm từ 5 đến 7, sẽ không có “mưa điểm 10″ thậm chí rất ít điểm 10 tuyệt đối.
Các câu khó mang tính phân loại
Đề thi gồm 40 câu hỏi được nằm chủ yếu kiến thức của lớp 12 (gần 80%) và một phần lớp 11 (khoảng 20%). Mức độ tương đương giữa các mã đề là tốt: Các câu hỏi từ mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao của các mã đề có mức độ tương đương nhau, công bằng cho các thí sinh.
Đề được phân bố khá rõ ràng: Các câu dễ để học sinh chỉ xét tốt nghiệp nằm ở phần đầu của đề thi (gồm 25 câu đầu, học sinh khá có thể làm đến câu 30, 31 ngon lành) chỉ là kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và các bài tập rất đơn giản chỉ cần một công thức đơn giản là hoàn thành các câu này. Các câu này sẽ rất quen với các bạn làm hết các câu hỏi và bài tập trong SGK. Các câu khó mang tính phân loại, để xét Đại học nằm ở 15 câu sau, đặc biệt phân loại cao ở 7 câu cuối.
Phân bố đề trải rộng theo 7 chương của chương trình Vật lí 12 cơ bản và chương trình Vật lí 11: Dao động cơ; Sóng cơ học và sóng âm; Dòng điện xoay chiều; Dao động và sóng điện từ; Sóng ánh sáng; Lượng tử ánh sáng; Hạt nhân nguyên tử; Vật lí 11 (khoảng 20%)
Video đang HOT
Nhớ kiến thức trong sách giáo khoa là làm được bài
Nhìn chung, 3 chương (Dao động cơ, Sóng cơ học và sóng âm, Dòng điện xoay chiều) vẫn chiếm phần nhiều, câu khó và “cực khó” cũng chủ yếu rơi vào 3 chương này. 4 chương còn lại cũng không quá khó. Kiến thức Vật lí 11 chiếm khoảng 20% và không khó gây khó khăn với học sinh.
Các câu lí thuyết đa phần là các câu hỏi dễ, học sinh chỉ cần nhớ kiến thức trong sách giáo khoa là có thể làm được và phần lớn câu hỏi lí thuyết đều ở mức độ dễ, tạo điều kiện cho học sinh trung bình “kiếm điểm”. Các câu hỏi ở mức độ trung bình chủ yếu là áp dụng những công thức đơn giản hoặc chỉ qua một, hai bước biến đổi là có kết quả. Năm nay đề thi vẫn có câu hỏi liên quan đến đồ thị khó (3 câu) yêu cầu học sinh phải biết đọc và phân tích đồ thị và có tư duy cao, 1 câu khá khó và lạ (1 câu liên quan đến cơ hệ).
Đề Vật lý THPT quốc gia: Đòi hỏi học sinh phải có kiến thức rộng, tính toán nhanh
Đó là nhận định của một số thầy cô giáo về đề thi môn Vật lý trong bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên, Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018
Thầy giáo Nguyễn Hoài Anh – giáo viên Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ cho biết, đề Vật lí năm nay không đánh đố học sinh, không có kiến thức lạ, nằm trong chương trình phô thông (lớp 11 chiếm 20%; lớp 12 chiếm 80%), số lượng câu vận dụng cao (câu khó) khoảng 3 câu (điện xoay chiều, dao động cơ, sóng cơ). Với đề Vật lí năm nay, thầy Anh cho rằng học sinh không thể học tủ, vì kiến thức rất rộng và trải dài chương trình lớp 11, lớp 12.
So với những đề năm trước, đề năm nay đòi hòi học sinh phải tính toán nhiều hơn, chỉ có 12 câu không phải tính toán. Đặc biệt có 20 câu phải tính toán nhiều, học sinh để đạt được điểm 5 là khả thi nhất với học lực trung bình, với đỉnh của phổ điểm có thể nằm trong khoảng 6 đến 7 điểm, lượng trên 8 điểm sẽ ít hơn năm trước.
Mức độ phân hoá phụ thuộc vào tốc độ làm bài của học sinh là chính, vì các câu đều có hiện tượng vật lí quen thuộc, chủ yếu đòi tính toán dài. Do đó khả năng để có thể làm hết đề là rất khó.
Đề phân hóa tốt, sẽ không có điểm tuyệt đối
Thầy giáo Nguyễn Văn Thắng – giáo Trường THPT Trần Phú, Hà Nội cho rằng, đề thi về cơ bản đã bám sát nội dung chương trình, trong đó có 9 câu thuộc chương trình lớp 11, còn lại là nội dung chương trình lớp 12. Tổng thể câu hỏi có 12 câu học sinh chỉ cần nhận biết không phải tính toán, còn lại 25 câu học sinh phải thực hiện từ một vài phép tính để có được đáp số và 4 câu nâng cao nhằm đánh giá học sinh giỏi.
Như ở câu 28 yêu cầu học sinh phải có kỹ năng thực hành và biết đọc số liệu từ đồ thi. Còn câu 34 yêu cầu học sinh phải hiểu bản chất các hiện tượng vật lý và mô tả chi tiết hiện tường, phải nhận biết tính chất của các điểm giao động. Câu 39 lại yêu học sinh phải xác định được vị trí đổi chiều chuyển động từ đó tìm được thời gian từ lúc thả đến lúc vật đổi chiều chuyển động. Câu 40, học sinh phải biết khai thác được đồ thị giao động.
Đề thi năm nay có đưa phần thực nghiệm ở kiến thức lớp 11, như câu 28. Nhìn chung đề cơ bản bám sát chương trình, câu từ diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, từ ngữ đơn giản không quá dài.
Nhận xét chung là đề đảm bảo phân hóa tốt. Phổ điểm lực học trung bình thí sinh dễ dàng đạt từ 5 – 6 điểm, mức 7 -8 đòi hỏi học sinh ngoài kiến thức cơ bản ra còn phải tính toán nhanh, mức điểm 9 -10 hiếm, sẽ không có nhiều học sinh đạt điểm 10 tuyệt đối.
Theo cô giáo Bùi Thị Quỳnh Anh – giáo viên Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, đề thi môn Vật lý kỳ thi THPT quốc gia đáp ứng được yêu cầu vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa lấy kết quả tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.
Kiến thức phù hợp chương trình THPT, tập trung vào lớp 11 (20%) ở mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng; lớp 12 (80%) có đầy đủ cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Các câu hỏi trong đề thi hầu như được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó. Có câu phải dùng kiến thức thực nghiệm phù hợp với đặc thù bộ môn. Câu phân loại cao tập trung chương dao động cơ, sóng cơ, điện xoay chiều của lớp 12. Tuy nhiên, số lượng câu yêu cầu tính toán trong đề khá nhiều.
Học sinh trình độ đại trà có thể đạt 5 đến 5,5 điểm với đề thi này. Để đạt điểm khá giỏi, học sinh phải có kiến thức chắc chắn, hiểu rõ về bản chất vật lý. Với điểm 9, 10, bên cạnh yêu cầu trên, học sinh cần có tư duy nhạy bén, tư duy toán tốt.
Thái Bình
Mỹ Hảo
Theo Dân trí
THPT quốc gia 2018: Đề thi Vật lí và Hoá học có nhiều bài tính phức tạp
Môn Vật lí và Hoá học trong Bài thi Khoa học tự nhiên của kỳ thi THPT quốc gia 2018 mà thí sinh đang thi trong sáng nay được đánh giá sẽ rất khó vì theo nhiều giáo viên nhận xét nếu đề thi giống đề thi tham khảo mà Bộ GD&ĐT đã công bố trước đó.
Đề thi có tính phân loại cao, đòi hỏi học sinh phải học rộng cả chương trình 11 và 12, mới có thể đạt điểm cao.
Hoá học: Khó hơn hẳn năm 2017
Trước đó, với môn Hoá học trong đề tham khảo, thầy giáo Lê Phạm Thành nhận định, chủ yếu nằm trong chương trình Hóa 12 (khoảng 32 câu, chiếm 80%), có lồng ghép một phần kiến thức 11 (khoảng 8 câu, chiếm 20%) theo chương trình SGK Cơ bản hiện hành (đã giảm tải). Lượng câu hỏi lý thuyết (24 câu ~ 60%) và bài tập (16 câu ~ 40%) là khá hợp lý và nhìn chung không thay đổi so với đề thi 2017.
Nhìn chung, đề thi có độ khó cao hơn hẳn năm 2017, trong đó 18 câu đầu khá đơn giản, nhưng 22 câu sau có độ khó ngày một tăng dần, đặc biệt 8 câu cuối đề đều là những câu phân loại cao và là những bài tính toán phức tạp.
Thầy Thành hi vọng đề thi THPT quốc 2018 môn Hóa chính thức sẽ giữ ổn định theo ma trận của đề tham khảo để việc phân loại và chọn lọc sinh viên vào các trường ĐH được tốt hơn 2017.
Môn Vật L í: Phải nắm chắc kiến thức lớp 11
Thầy giáo Ngô Thái Ngọ cho biết , môn Vật lí là thi đầu tiên trong tổ hợp môn KHTN với 40 câu làm trong vòng 50 phút. Khác với tất cả những đề năm ngoái, đề thi minh họa năm nay có 7 câu 11 chiếm 1,75 điểm trong đề thi, ra trải đều trên kiến thức toàn chương trình 11, nhưng chỉ ra ở mức nhận biết, thông hiểu, và 1 câu vận dụng thuộc phần Quang Hình, không có câu nằm trong phần vận dụng cao. Kiến thức độc lập lớp 11 và 12 , không có câu nào giao thoa 11 và 12
Đề thi có tính phân loại cao, đòi hỏi học sinh phải học rộng cả chương trình 11 và 12, mới có thể đạt điểm cao.
Chính vì vậy, với đề thi chính thức hôm nay, những học sinh muốn đạt điểm cao trong đề thi cần phải học tốt phần cực trị , đồ thị ( trong đề có 2 câu đồ thị ). Nhìn chung mức độ đề không khó hơn năm ngoái nhưng rộng hơn năm ngoái vì có cả kiến thức 11.
Ngay khi kết thúc Bài thi Khoa học tự nhiên, Dân trí sẽ cập nhật gợi ý giải đề thi để bạn đọc và thí sinh tham khảo.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Đề Ngữ văn THPT quốc gia 2018: Người khen hay, người thấy... 'khiếp'! Sát với đề thi minh họa, có khả năng phân loại cao cho một kỳ thi "hai trong một", đề thi mang tính thời sự bền vững... là những yếu tố trong đề Văn của kỳ thi THPT quốc gia được các giáo viên dạy Văn đánh giá cao. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến cho rằng đề khó cho một kỳ thi...