Đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia 2020: Độ khó vừa phải
Bộ GD-ĐT vừa ban hành đề thi tham khảo các môn thi THPT quốc gia 2020 gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lý, Sinh học, Hóa học, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc.
Ảnh minh họa
Đánh giá về đề thi tham khảo, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết, Quy chế thi THPT quốc gia đã nói rõ, nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12. Dựa trên chương trình đã tinh giản và đề thi tham khảo, nhà trường, giáo viên, học sinh nghiên cứu kỹ để xác định nội dung trọng tâm, nội dung nào cần chú trọng nhiều hơn, bảo đảm dạy học một cách trọn vẹn, đầy đủ theo tinh thần tinh giản.
Ông Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT, Trưởng ban Điều hành xây dựng đề thi tham khảo THPT quốc gia 2020, phân tích: Nhìn vào đề thi tham khảo các môn vừa được Bộ GD-ĐT công bố thấy rõ, không có câu hỏi nào rơi vào nội dung kiến thức được tinh giản thuộc chương trình học kỳ 2 của lớp 12 năm học 2019-2020; nội dung kiến thức của học kỳ 2 lớp 12 trong đề thi đã giảm những câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao, chỉ còn lại câu hỏi cấp độ nhận biết và thông hiểu. Những câu hỏi này tập trung khai thác vào khái niệm, kiến thức cơ bản của các bài học, những nội dung kiến thức này học sinh có thể học và dễ dàng chiếm lĩnh với hình thức học qua Internet, truyền hình.
Về định dạng và cấu trúc đề thi tham khảo, có thể thấy độ khó của đề năm nay nhẹ nhàng hơn so với đề thi tham khảo và cả đề thi chính thức năm 2019. Có khoảng 70% câu hỏi vào nội dung kiến thức cơ bản; khoảng 20% câu hỏi mức độ vận dụng và 10% câu hỏi ở mức vận dụng cao. Hướng dẫn tinh giản của Bộ GD-ĐT đã nêu rõ: không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung kiến thức đã tinh giản, cụ thể là các yêu cầu hướng dẫn thực hiện với các cụm từ: “không dạy”, “không làm”, “không thực hiện”, “khuyến khích học sinh tự học (tự đọc, tự xem, tự làm, tự thực hiện)”. Đề thi chính thức kỳ thi THPT quốc gia 2020 tới đây cũng sẽ tuân thủ theo các quy định này. Tuy nhiên, phần tự học có hướng dẫn thì có thể ra đề kiểm tra, ra đề thi vào nội dung này, nên theo ông Sái Công Hồng, các thầy cô giáo và các em học sinh phải hết sức lưu ý.
Trưởng ban Điều hành xây dựng đề thi tham khảo THPT quốc gia 2020 khuyến cáo, để khai thác đề thi tham khảo trong quá trình dạy học và giúp học sinh ôn luyện, các thầy cô nên phân tích kỹ đề tham khảo, khu trú lại những nội dung hết sức căn bản, tích hợp các chủ đề để định hướng việc dạy học và ôn tập cho học sinh. Đặc biệt, với những câu hỏi mang tính căn bản, nằm hoàn toàn trong chương trình, sách giáo khoa, giáo viên, học sinh có thể phân tích từng câu, xem câu nào thuộc chủ đề nào, câu nào thuộc khối kiến thức nào, trên cơ sở đó hệ thống hóa kiến thức cần học.
LÂM NGUYÊN
Video đang HOT
Cách thức thi tuyển công chức 2020 sẽ có gì mới?
Để có thể kiểm tra được toàn diện hơn nữa năng lực, trình độ, kỹ năng của người tham gia dự tuyển công chức, Bộ Nội vụ đề xuất trường hợp thi vòng 2 bằng hình thức kết hợp cả thi viết và thi phỏng vấn.
Đê xuât kêt hơp ca thi viêt va phong vân khi tuyên dung công chưc. (Ảnh minh họa)
Cách thức thi tuyển công chức
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 24/2010/NĐ-CP, thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng.
Vòng 1, thi trắc nghiệm trên máy tính. Nếu không có đủ điều kiện thì thực hiện thi trên giấy.
- Phần 1: 60 câu hỏi kiến thức chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, quản lý hành chính Nhà nước, chủ trương, đường lối của Đảng... Thời gian thi là 60 phút.
- Phần 2: 30 câu ngoại ngữ là một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi là 30 phút.
- Phần 3: 30 câu hỏi tin học theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi cũng là 30 phút.
Đặc biệt, với những vị trí có yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ ở vòng 1 này, nếu yêu cầu chuyên môn là tin học thì không phải thi tin học ở phần 1 này.
Vòng 2, thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
Ở vòng này, người dự thi có thể phải thi phỏng vấn hoặc thi viết theo quyết định của người đứng đầu cơ quan tuyển dụng công chức về kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng:
- Phỏng vấn: Thời gian thi là 30 phút;
- Thi viết: Thời gian thi là 180 phút.
Như vậy, với quy định hiện nay, người dự tuyển công chức phải trải qua 2 vòng thi. Trong đó, vòng 1 thi trắc nghiệm với tổng thời gian của 3 phần là 120 phút, vòng 2 có thể thi viết hoặc phỏng vấn tùy vào quyết định của người đứng đầu cơ quan tuyển dụng.
Sắp tới, thi công chức sẽ khó hơn?
Từ 1/7/2020, Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức sửa đổi sẽ có hiệu lực. Kéo theo đó là những quy định hướng dẫn chi tiết Luật Cán bộ, công chức hiện hành sẽ không còn phù hợp trong tình hình mới. Bởi vậy, Bộ Nôi vụ đang lây y kiên gop y vao Dư thao Nghi đinh quy đinh vê tuyên dung, sư dung va quan ly công chưc. So cac quy đinh hiên hanh, Dự thảo Nghị định đa bổ sung môt sô nội dung mơi quan trong.
Cu thê, trong kế hoạch tuyển dụng, Dư thao quy đinh xác định số lượng vị trí việc làm cần tuyển theo từng ngạch công chức trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được giao (số lượng vị trí việc làm thuộc nhóm chuyên môn, nghiệp vụ dùng chung; số lượng vị trí việc làm thuộc nhóm chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành; số lượng vị trí việc làm thuộc nhóm hỗ trợ, phục vụ).
Đông thơi, xac đinh số lượng vị trí việc làm thực hiện việc thi tuyển riêng đối với người dân tộc thiểu số; số lượng vị trí việc làm thực hiện việc xét tuyển (nếu có) đối với 3 nhóm đối tượng (người dân tộc thiểu số; người tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc; người cam kết làm việc 5 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo).
Quy định nay nhăm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức bố trí công tác đối với người đạt kết quả thi nhưng không trúng tuyển do hết chỉ tiêu tại cơ quan sử dụng nhưng cơ quan sử dụng khác có chỉ tiêu nhưng không có người trúng tuyển.
Theo Tơ trinh cua Bô Nôi vu, việc quy định người đăng ký dự tuyển có bằng tốt nghiệp tại cơ sở giáo dục chuyên nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học đã thực hiện chương trình đào tạo chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học mà tương ứng với yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học quy định tại tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm đăng ký dự tuyển thì không yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nhằm mục tiêu giảm thiểu các quy định về hành chính.
Tư đo, bảo đảm thực hiện Nghị quyết số 100/2019/QH14 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV; đồng thời, tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục tăng cường triển khai Đề án ngoại ngữ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008.
Bên canh đo, nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành (vòng 2) tại kỳ thi tuyển công chức hiện nay thực hiện theo hình thức thi viết hoặc thi phỏng vấn. Tuy nhiên, để có thể kiểm tra được toàn diện hơn nữa năng lực, trình độ, kỹ năng của người tham gia dự tuyển công chức, Bộ Nội vụ đề xuất trường hợp thi vòng 2 bằng hình thức kết hợp cả thi viết và thi phỏng vấn va thang điểm chấm thi của thi viết và thi phỏng vấn là 50 điểm (tổng của hai hình thức này là 100 điểm). Thời gian thi viết là 180 phút và thời gian thi phỏng vấn là 30 phút.
Để tăng cường hơn nữa tính minh bạch của kỳ tuyển dụng, nâng ngạch, Dự thảo Nghị định bổ sung quy định không bố trí làm thành viên Hội đồng, thành viên bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng, nâng ngạch đối với những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ hoặc con nuôi của người dự thi hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật.
Hoàng Mai
Theo Người đưa tin
Thầy cô nhận định gì về đề thi minh hoạ của Bộ GD&ĐT? Theo nhận định của học sinh, giáo viên đang dạy học lớp 12, đề minh hoạ môn Toán khá dễ, cần tăng độ phân hoá nếu không sẽ có "mưa điểm 10" như năm 2017, còn các môn còn lại đề cũng chiếm 70% kiến thức cơ bản, có lợi cho học sinh nhưng các em không được chủ quan, tránh "sốc" khi...