Đề thi HSG quốc gia môn Ngữ văn khơi gợi hứng thú và suy nghĩ độc lập
Câu nghị luận xã hội khá thú vị bởi nhiều lẽ. Trước hết là cách nhìn ra vấn đề khá độc đáo từ nhan đề một cuốn sách dịch “Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế” thay vì những danh ngôn, quan niệm, hay những câu chuyện… như phần lớn các đề quen thuộc.
Nhận định về đề thi môn Ngữ văn Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2019-2020, cô Trịnh Thu Tuyết – giáo viên Ngữ văn, hệ thống giáo dục Hocmai cho rằng: Cả hai câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học đều đặt ra những vấn đề quen thuộc mà không bao giờ nhàm chán của cuộc sống và văn chương, đều không có điểm tựa nào ngoài vốn sống, vốn văn chương và năng lực nhận biết, lí giải vấn đề của thí sinh.
Câu nghị luận xã hội khá thú vị bởi nhiều lẽ. Trước hết là cách nhìn ra vấn đề khá độc đáo từ nhan đề một cuốn sách dịch “Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế” thay vì những danh ngôn, quan niệm, hay những câu chuyện… như phần lớn các đề quen thuộc.
“Thành công” và “tử tế” là hai vấn đề thường xuất hiện độc lập trong rất nhiều đề thi, rất nhiều bài viết – sự kết nối giữa chúng với nhau trong mối quan hệ nhân quả chính là góc nhìn tạo hứng thú cho học trò trong thời đại của các trào lưu Startup và “việc tử tế” – đặc biệt khi người ta nói nhiều tới “việc tử tế” như một tín hiệu cho thấy cuộc sống đang thiếu vắng sự tử tế, và nhiều thành công bất chấp cả đạo lí lẫn pháp lí.
Câu lệnh yêu cầu trình bày “suy nghĩ của anh/chị về “con đường” này” sẽ mở ra khá nhiều khả năng kiến giải – dù có thể thấy trước hướng khẳng định sẽ chiếm tuyệt đại đa số khi làm bài, bởi học trò sẽ không khó khăn để nhận ra tính đúng đắn muôn đời của sự tử tế.
Tuy nhiên, đề bài vẫn mở ra những khoảng trống của thử thách giúp phân loại những bài viết nhằm tới cái đúng đương nhiên, an toàn với những bài viết thể hiện hiểu biết xã hội sâu rộng, thể hiện những trăn trở suy tư thấu đáo trước mối quan hệ giữa lẽ phải với thực tế cuộc sống nhiều khi trái ngược.
Học sinh sẽ thể hiện kiến thức đời sống xã hội, năng lực lí giải và nhất là bản lĩnh tự chủ của mình khi đặt được vấn đề về nghịch lí và hướng giải quyết nghịch lí khi sống tử tế, trung thực thường thua thiệt, thậm chí thất bại.
Tuy nhiên, cũng vì nghịch lí này đang trở thành lẽ đương nhiên trong thực tế cuộc sống nên nếu học sinh không có tầm nhìn sâu rộng, không có khả năng lí giải, lập luận…, đề bài dễ đưa tới những bài văn viết như… nghị quyết hay bài giáo dục công dân!
Câu nghị luận văn học đề cập vấn đề quen thuộc của lí luận văn học là chức năng văn học, đặt vấn đề cụ thể về khả năng của văn học nhằm “giúp con người hóa giải những áp lực” trong cuộc sống. Với yêu cầu này của đề bài, học trò phải nắm chắc và đề cập được tất cả các chức năng của văn học, từ nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, cho tới giao tiếp, giải trí…
Video đang HOT
Thử thách của đề bài không chỉ dừng lại ở phần kiến thức khá nặng của lí luận văn học vốn trừu tượng với các em mà còn hiện hữu chủ yếu ở cách các em xử lí mảng kiến thức ấy khi kết hợp với những minh chứng qua văn chương; thậm chí, khó khăn còn xuất hiện ngay trong mảng kiến thức đời sống khi các em đề cập tới những áp lực của đời sống tinh thần.
Khoảng trống trong dư địa vấn đề của câu nghị luận văn học có phần rộng hơn câu nghị luận xã hội khi học sinh hoàn toàn có thể đặt vấn đề phản biện về khả năng hóa giải áp lực tinh thần của văn chương, trong khi vấn đề về sự tử tế để thành công rất khó phản biện mà không chạm tới hàng rào đạo lí.
Thậm chí, nếu một số em cảm thấy sự bất lực của văn học với những áp lực ngày càng nặng nề trong cuộc sống thời hiện đại, các em có thể đặt ra những vấn đề lớn hơn về môi trường sống, môi trường xã hội… – cội nguồn của văn học.
Đề bài, về cơ bản có khả năng khơi gợi hứng thú và suy nghĩ độc lập cho học trò, dù vẫn hoàn toàn có khả năng tạo ra một loạt những bài viết … như chân lí! Do vậy, khả năng phân loại và tìm ra học sinh giỏi thực sự không xuất hiện ở vấn đề mà chính là ở cách xử lí vấn đề.
PV
Theo giaoducthoidai
Thầy giáo TP HCM chỉ bí kíp vượt qua thử thách môn Văn
Thí sinh cần nắm rõ yêu cầu về nội dung và hình thức của các phần đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Sáng 25/6, 87.000 thí sinh cả nước bước vào môn thi đầu tiên - Ngữ văn, trong kỳ thi THPT quốc gia. Thầy Đỗ Đức Anh, giáo viên trường THPT Bùi Thị Xuân (TP HCM) chia sẻ một số "bí kíp" giúp thí sinh lấy lại bình tĩnh và làm bài tốt.
Thí sinh làm thủ tục dự thi THPT quốc gia tại TP HCM chiều 24/6. Ảnh: Mạnh Tùng.
Đề thi môn Ngữ văn THPT quốc gia gồm ba phần: Đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Ở phần đọc hiểu, học sinh nên chú ý các dạng câu hỏi sau:
- Xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận: Cần gọi tên chính xác thao tác, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ. Nếu đề hỏi "phương thức biểu đạt nào là chính?" thì chỉ được phép trả lời duy nhất một đáp án.
- Xác định biện pháp tu từ: Phải gọi tên chính xác một hoặc một vài biện pháp tu từ, đồng thời đưa dẫn chứng đi kèm.
- "Theo tác giả...?": Học sinh tìm đáp án ở trong văn bản.
- "Anh chị có đồng tình với quan điểm... trong bài viết hay không? Vì sao?": Cần xác định rõ, trả lời ngay rằng đồng tình hay không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình và phải đưa ra được lý do.
- "Anh chị hiểu như thế nào về vấn đề sau đây?": Nên trình bày nhiều cách hiểu dưới nhiều góc độ, sau đó chốt lại quan điểm bản thân về vấn đề đó.
Thí sinh thường làm phần đọc hiểu rất vội, rất nhanh để chuyển sang phần làm văn. Đó là tâm lý sai lầm bởi phần này rất quan trọng, cần làm chắc chắn để đảm bảo được điểm tối đa.
Để "đọc" mà "hiểu", thí sinh cần đọc chậm rãi, kết hợp gạch chân dưới những câu, những từ quan trọng. Lưu ý, khi làm bài, tốt nhất nên làm theo đúng thứ tự câu, trả lời ngắn gọn, đúng vào trọng tâm của câu hỏi.
Ở phần nghị luận xã hội, có những lưu ý sau:
- Cần tránh việc viết bài văn thu nhỏ, nên viết đoạn văn có cấu trúc rõ ràng (diễn dịch, hoặc quy nạp, tổng phân hợp). Dung lượng không quá ngắn cũng không quá dài, đừng viết quá một trang giấy thi (20-25 câu là độ dài phù hợp).
- Triển khai vấn đề cần nghị luận trực tiếp. Câu đầu tiên phải chứa từ khóa của đề. Chỉ cần sử dụng một hoặc một vài thao tác lập luận.
- Trong bài nghị luận xã hội không thể thiếu dẫn chứng. Phải có ít nhất một cái tên hoặc một câu danh ngôn nổi tiếng làm dẫn chứng cho bài làm. Bài không có dẫn chứng sẽ không có tính thuyết phục.
Với phần nghị luận văn học, phải đảm bảo yêu cầu bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Để được điểm cao ở phần này, học sinh cần viết một cách sâu sắc, có nhiều ý sáng tạo, thể hiện được cách cảm nhận tinh tế.
Với bài đã có lý luận và phân tích sâu, nếu có liên hệ, so sánh với những đoạn văn, câu văn hoặc câu thơ trong các tác phẩm khác thì bài viết sẽ có độ rộng. Bài vừa có độ rộng vừa có độ sâu thì sẽ đạt được điểm số cao hơn.
Tuy nhiên, khi viết so sánh, liên hệ thì chỉ nên viết sơ lược, ngắn gọn, không sa đà vào phân tích kỹ phần so sánh nếu đề không yêu cầu.
Ngoài kiến thức và nội dung, học sinh cần chú ý một số vấn đề về hình thức trình bày:
- Trả lời gọn gàng: Trường hợp đề yêu cầu viết đoạn văn ngắn (3-5 dòng) thì viết thành đoạn, nếu đề không yêu cầu, học sinh có thể gạch ý (đối với phần đọc hiểu).
- Trình bày lần lượt từng câu một. Tránh trường hợp ghi thiếu, đánh một dấu chữ "V", sau đó bổ sung ở chỗ khác.
- Trình bày bài làm cụ thể, đầy đủ. Nếu không đẹp được thì phải rõ ràng, chỉnh chu.
Lịch thi THPT quốc gia 2019.
Đỗ Đức Anh
Theo VNE
Tại sao có nhiều đề thi Ngữ văn ra trùng nhau? Đề thi trùng nhau cũng cho thấy, một số thầy cô giáo được giao nhiệm vụ ra đề chưa thật sự đầu tư và tự tin vào kiến thức, chuyên môn của mình (sợ sai sót). LTS: Đưa ra một số nguyên nhân lý giải vì sao hiện nay lại có nhiều đề thi Ngữ văn ra trùng nhau, tác giả Sông Trà...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mẹ đảm đi chợ theo tuần tiết kiệm tiền mua được 3 chỉ vàng, hội chị em rần rần vào xin bí quyết
Sáng tạo
1 phút trước
Nam nghệ sĩ nổi tiếng một thời: 82 tuổi vẫn tự chạy xe Honda đi hát quán nhậu dù không được trả lương
Sao việt
2 phút trước
Loại thực phẩm rẻ tiền ăn thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết
Sức khỏe
2 phút trước
Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển
Lạ vui
8 phút trước
2 ngư dân ôm can nhựa lênh đênh trên biển Phú Quý 20 giờ
Tin nổi bật
15 phút trước
Phản ứng của cầu thủ ĐT Việt Nam khi bạn gái MC Huyền Trang Mù Tạt đăng status lúc nửa đêm, vừa yêu đã sóng gió?
Sao thể thao
20 phút trước
Bắt 2 đối tượng giả vờ giúp đẩy xe để cướp tài sản
Pháp luật
24 phút trước
Đang viral: Trai Tây nói giọng Huế đặc sệt, tiết lộ 1 thứ "đỉnh cao" ở Việt Nam ai nghe xong cũng gật đầu lia lịa
Netizen
30 phút trước
Nga có mục tiêu lớn ở Lugansk, Ukraine liệu có rút lui?
Thế giới
1 giờ trước
Nữ diễn viên đẹp chấn động cõi mạng lên truyền hình tuyên bố sốc: "Mẹ chồng yêu cầu tôi ly hôn"
Sao châu á
1 giờ trước