Đề thi ĐH, thí sinh có lực học trung bình cũng làm được
Trao đổi với báo chí ngày 27/6, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Bộ đã chỉ đạo các tổ ra đề thi ra đề không quá khó, không quá dài, không đánh đố thí sinh để thí sinh có lực học trung bình cũng có thể làm được”.
Theo Thứ trưởng Ga, đề thi sẽ có tính phân loại cao, nghĩa là với phổ điểm rải đều và điểm cực đại của phổ điểm phải nằm trong vùng điểm trung bình để các trường có thể lựa chọn được thí sinh phù hợp vào học các ngành đào tạo ở các nhu cầu đầu vào khác nhau. Năm 2011, môn Ngữ văn, Địa, Sinh học có phổ điểm tốt. Năm nay, sẽ cố gắng tất cả các đề thi đều có phổ điểm đẹp như vậy để công tác phân loại thí sinh đạt kết quả tốt.
Tuyển sinh ĐH năm nay, không qui định điểm trúng tuyển đợt sau cao hơn điểm trúng tuyển đợt trước.
Điểm mới trong tuyển sinh năm nay rất có lợi cho thí sinh là các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm xét tuyển. Căn cứ điểm sàn và chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong xét tuyển,không hạn chế số đợt xét tuyển, không qui định điểm trúng tuyển đợt sau cao hơn điểm trúng tuyển đợt trước, trên nguyên tắc: Điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm sàn (điểm sàn không nhân hệ số) bảo đảm chỉ tiêu đã xác định và thời hạn kết thúc xét tuyển là ngày 30/11 hằng năm.
Sau khi xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học đối với thí sinh đăng ký dự thi vào trường, nếu còn chỉ tiêu, các trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường, trang thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT và các phương tiện thông tin đại chúng khác điều kiện xét tuyển bổ sung, gồm: Hồ sơ đăng ký xét tuyển (ghi rõ nhận bản gốc hay bản sao Giấy chứng nhận kết quả thi) Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển mỗi đợt Thời gian công bố điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển Thời gian nhập học Chỉ tiêu cần xét tuyển ngành và khối xét tuyển mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển vùng tuyển, nguồn tuyển…
Bộ yêu cầu hàng năm, chậm nhất là ngày 31/12, các trường phải báo cáo về Bộ kết quả tuyển sinh, kết quả thực hiện chỉ tiêu của năm.
Hồng Hạnh
Video đang HOT
Theo dân trí
Thứ trưởng Bộ Giáo dục: 'Đề thi ĐH, CĐ không dài và khó'
Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay có nhiều đổi mới liên quan trực tiếp đến quyền lợi của thí sinh. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã chia sẻ những điểm cần lưu ý trước kỳ thi.
Ôn kỹ chương trình lớp 12
- Thưa ông, Bộ có chủ trương thế nào trong việc ra đề thi ĐH, CĐ năm nay? Thí sinh cần ôn luyện kiến thức gì để đạt kết quả tốt?
- Đề thi năm nào cũng vậy, những phần giảm tải sẽ không có trong đề. Thí sinh nên tập trung ôn tập kỹ những nội dung cơ bản trong chương trình phổ thông, đặc biệt là chương trình lớp 12. Đề thi không quá dài, không quá khó, không đánh đố thí sinh nhưng có tính phân loại cao.
Đi học thêm sẽ không giúp ích gì trong việc này. Vì vậy các em nên tự mình ôn luyện. Có như vậy các em mới có thể tự xoay xở được khi làm bài thi. Kiến thức tích lũy được là cả quá trình học tập. Đúc kết nó để trở thành của riêng mình là sự nỗ lực của mỗi người, không ai có thể làm giúp các em. Chính những kiến thức mà bản thân các em tự đúc kết sẽ quyết định kết quả của kỳ thi.
- Trong những kỳ thi trước đã xảy ra một số sự cố về giám thị gây ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh như: ký nhầm vào giấy thi và bắt thí sinh chép lại, hay không cho thí sinh viết bằng mực tím... Năm nay, Bộ có quy định như thế nào về những tình huống này?
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga
- Trong đợt kiểm tra công tác chuẩn bị thi vừa qua, các đoàn công tác của Bộ đã quán triệt với các trường tập huấn kỹ cán bộ coi thi năm nay để tránh những sự cố đáng tiếc như đã xảy ra năm ngoái. Khi làm nhiệm vụ coi thi, nếu có tình huống bất thường, giám thị cần báo ngay cho điểm trưởng.
Những trường hợp phức tạp hơn, điểm trưởng không giải quyết được thì báo lên hội đồng thi của trường. Nếu hội đồng thi của trường cũng không xử lý được thì báo về ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ để có phương án xử lý kịp thời. Các bộ phận này đều có thể kết nối liên lạc trong suốt quá trình tổ chức thi.
Phải công khai số đợt xét tuyển
- Năm nay, Bộ không quy định số nguyện vọng được xét tuyển và thí sinh có thể nộp cả bản sao giấy chứng nhận kết quả thi. Vậy thí sinh có được phép gửi cùng một lúc nhiều hồ sơ xét tuyển vào nhiều trường hay không? thí sinh sẽ được quyền sử dụng như thế nào với 2 giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ?
- Trong trường hợp thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 thì các em sẽ nhận được hai phiếu báo điểm có chữ ký và đóng dấu của trường tổ chức thi. Các em sẽ dùng phiếu này để đăng ký xét tuyển vào các trường khác, tùy yêu cầu của trường xét tuyển cần phiếu báo điểm gốc hay bản sao công chứng.
Các trường được chủ động về số đợt xét tuyển nhưng phải công khai ngay từ đầu thời gian mỗi đợt, điều kiện cụ thể, không được phép kết thúc xét tuyển trước thời hạn đã thông báo. Thí sinh cần theo dõi thông tin xét tuyển của từng trường để làm hồ sơ đăng ký.
Thí sinh nhận giấy báo thi tại bộ phận tuyển sinh của cơ quan đại diện phía nam Bộ GD-ĐT tại TP.HCM.
- Có ý kiến cho rằng Bộ nên bỏ điểm sàn chung để các trường tự chủ trong xét tuyển cho phù hợp với năng lực của từng trường, ông nghĩ gì về điều này?
- Điểm sàn là ngưỡng tối thiểu để thí sinh có thể vào học ĐH hoặc CĐ. Quy định này cũng là một giải pháp để đảm bảo chất lượng đào tạo hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế.
Nếu chất lượng học sinh phổ thông đồng đều và được phân luồng tốt, mạng lưới ĐH, CĐ được phát triển rộng, có đầy đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng để mọi người có nhu cầu học ĐH, CĐ đều có thể vào học rồi sàng lọc trong quá trình đào tạo thì sẽ tốt hơn. Luật Giáo dục ĐH vừa được Quốc hội thông qua quy định rõ kiểm định chất lượng là bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục ĐH.
Các trường sẽ công khai kết quả kiểm định chất lượng của mình kèm theo các điều kiện đảm bảo chất lượng, trong đó có học phí để người học cân nhắc lựa chọn vào học. Khi áp dụng luật này, hệ thống giáo dục ĐH của nước ta sẽ được phân tầng.
Khi đó chỉ có những trường ĐH nghiên cứu tổ chức thi để lấy nguồn đào tạo nhân lực tinh hoa. Còn những trường khác chỉ xét tuyển thí sinh tốt nghiệp phổ thông hay xét tuyển thí sinh dự thi các kỳ thi chung rồi sàng lọc trong quá trình đào tạo. Chất lượng bằng cấp của sinh viên sẽ phụ thuộc vào uy tín của nhà trường.
Tra cứu thông tin dự thi qua mạng
Nhiều trường ĐH cho phép thí sinh tra cứu những thông tin cá nhân liên quan đến kỳ thi ĐH, CĐ qua website. Trước ngày thi, thí sinh có thể dễ dàng tìm kiếm địa chỉ chi tiết về số phòng thi, địa điểm thi kèm theo sơ đồ hướng dẫn và các thông tin như họ tên, số báo danh, ngành thi, khối thi... qua website của nhiều trường ĐH như: Công nghệ Thông tin TP.HCM, Nông lâm TP.HCM, Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Công nghiệp TP.HCM, Cần Thơ... Khi hoàn tất việc tra cứu, nếu phát hiện có sai sót, thí sinh liên hệ với trường để được chỉnh sửa trước ngày thi (khi đi mang theo phiếu đăng ký dự thi số 2). Riêng Trường ĐH Cần Thơ thông báo, thí sinh chỉ được chỉnh sửa các sai sót về đối tượng, khu vực ưu tiên, khối, mã ngành, nơi học THPT tại trường các sai sót về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, hộ khẩu điều chỉnh tại phòng thi trong ngày làm thủ tục dự thi.
Theo Thanh Niên
Giám thị lưu ý những điểm bất thường của thí sinh Trong đợt kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại ĐH Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã lưu ý lực lượng thanh tra, giám thị cần chú ý quan sát những biểu hiện bất thường của thí sinh cũng như các vật dụng mà thí sinh được mang vào phòng thi. Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ...