Dẻ sườn bò siêu rẻ chỉ 75.000 đồng/kg bán tràn lan, thực chất là thịt gì?
Chỉ với 75.000 – 80.000 đồng, người tiêu dùng đã có thể mua được 1 kg dẻ sườn bò đã rút xương. Nhiều người tỏ ra nghi ngại về chất lượng sản phẩm, không biết đó có thực sự là thịt bò tươi, ngon như lời quảng cáo?
Gõ cụm từ “dẻ sườn bò” trên công cụ tìm kiếm của mạng xã hội, người dùng sẽ thấy hàng loạt các bài đăng bán sản phẩm này với giá cực rẻ. Mỗi kg dẻ sườn bò này được bán với giá dao động từ 120.000 – 170.000 đồng, thậm chí chỉ còn 75.000 đồng nếu người mua lấy số lượng lớn.
Những bài đăng bán đề quảng cáo dẻ sườn này tươi ngon, được nhập từ các lò mổ bò ở nước ta. Nhiều người bán còn khẳng định chắc chắn là thịt bò tươi, nhận hàng không phải sẽ được trả hàng.
Dẻ sườn bò đã rút xương bán với giá rẻ được người tiêu dùng quan tâm trong thời gian gần đây.
Tin những lời quảng cáo “có cánh”, không ít người đã đặt mua về chế biến để cải thiện bữa ăn cho gia đình. Trong số đó, một số người có những phản hồi không tốt về mặt hàng này như: “thịt hôi không ăn được”, “nhìn ảnh quảng cáo tươi ngon, còn khi nhận lại thấy ghê không dám ăn”…
Vậy thực chất đây là thịt gì mà giá lại rẻ đến vậy?
Chị Huyền – một đầu mối buôn thịt bò gần chục năm ở Hà Nội, khẳng định giá bán của dẻ sườn bò dưới 150.000 đồng thì không thể là bò quê mổ tươi sống trong ngày được. Chị lập luận: “Tôi bán thịt bò đã nhiều năm nay, cách đây 5-6 năm cũng không nhập được giá rẻ ở mức 129.000 đồng, chứ đừng nói đến giá chỉ có 75.000 đồng. Đặc biệt, thịt bò ở thời điểm hiện tại đang tăng mạnh và chưa thấy có dấu hiệu giảm”.
Theo chị, một con bò lai tầm 200kg có thể cho tối đa khoảng 20kg dẻ sườn. Còn những con bò nuôi ở quê thì chỉ cho khoảng 8-10kg, tùy trọng lượng. “Trong khi đó, những người bán hàng lại có thể bán được cả tạ đến cả tấn dẻ sườn, vậy liệu có vô lý. Hơn nữa, các lò mổ cũng không bao giờ bán riêng dẻ sườn mà không lấy các phần khác”, chị đưa ra dẫn chứng.
Video đang HOT
Nhiều dân buôn nhận định đây là dẻ sườn trâu Ấn Độ đông lạnh, không phải dẻ sườn bò.
Bên cạnh đó, chị Ngọc Linh – một người chuyên nấu cỗ ở Nam Định cũng khẳng định dẻ sườn bò tại các lò mổ không có giá rẻ như vậy. “Nhà tôi chuyên nấu cỗ, lấy số lượng lớn tận lò mổ mà giá lên đến 180.000 đồng/kg. Còn đi ra chợ mua lẻ, dẻ sườn bò giá cao hơn, trên 220.000 đồng/kg”, chị nói.
Liên hệ với chị Nguyễn Linh – một đầu mối chuyên bán thực phẩm nhập khẩu ở Tây Hồ (Hà Nội), chị cho biết người tiêu dùng không nên ăn dẻ sườn bò giá rẻ đang bán tràn lan trên thị trường.
“Tôi từng được một người chào bán loại dẻ sườn bò này với giá cực rẻ, chỉ vài chục nghìn đồng. Nhưng tôi không dám nhập về bán vì nghi ngại chất lượng. Qua tìm hiểu, tôi biết được đây là dẻ sườn trâu Ấn Độ và hoàn toàn là hàng đông lạnh. Nhiều người bán cố tình rã đông và lừa người tiêu dùng đó là hàng Việt còn tươi, ngon”, chị cho hay.
Theo chị, việc rã đông xong mới vận chuyển sẽ làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng thịt. Vì thế, những người bán thường từ chối các đơn ở xa, chỉ nhận những đơn nào vận chuyển ít thời gian để thịt không bị hỏng. Vì vậy, người tiêu dùng nên cẩn trọng khi lựa chọn sử dụng loại thịt này.
Theo dân việt
Đừng để nông sản đứng trước nguy cơ phải "giải cứu"
Việc "giải cứu" nông sản của Việt Nam không phải bây giờ mới xảy ra, mà rất nhiều lần trước đó. Tuy nhiên, nếu không thay đổi kiểu làm ăn manh mún, chất lượng sản phẩm thì chắc chắn người nông dân trực tiếp sản xuất tiếp tục bị thiệt hại nặng nề.
Từ sau Tết đến nay, tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp (DN) trong nước rơi vào tình cảnh khốn đốn do phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.
Thiệt hại nặng nề nhất, đó là hàng loạt sản phẩm nông nghiệp đã và đang vào mùa thu hoạch rộ nhưng không thể xuất vào được thị trường Trung Quốc, cũng không thể xuất vào bất cứ thị trường nào, buộc phải "quay đầu" lại thị trường nội địa chờ "giải cứu".
Việc "giải cứu" nông sản của Việt Nam không phải bây giờ mới xảy ra, mà rất nhiều lần trước đó. Tuy nhiên, nếu không thay đổi kiểu làm ăn manh mún, chất lượng sản phẩm chỉ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tiểu ngạch, việc tiêu thụ chỉ trông chờ vào quyết định của thương lái và xuất khẩu chỉ tập trung vào một thị trường... thì chắc chắn người nông dân trực tiếp sản xuất tiếp tục bị thiệt hại nặng nề.
Trước đây, cả nước vào cuộc "giải cứu" hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng) vì sản phẩm này phụ thuộc 70-80% thị trường xuất khẩu Indonesia. Khi hành tím Vĩnh Châu vào mùa thu hoạch rộ cũng là lúc thị trường Indonesia ngưng nhập khẩu mặt hàng này, khiến khoảng hơn 50.000 tấn hành tím đã thu hoạch không có đầu ra, buộc phải "giải cứu" trong nước.
Tương tự, khoảng tháng 4-2019, người dân trong nước lại tiếp tục chung tay "giải cứu" khoai lang cho bà con tỉnh Gia Lai. Nguyên nhân, khoai lang Gia Lai phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc và người dân cũng đã quen với kiểu xuất khẩu tiểu ngạch.
Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc đã thay đổi kiểu tiếp cận với sản phẩm nhập khẩu. Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính như trước nữa, họ đưa ra các tiêu chuẩn cao hơn, yêu cầu khắc khe hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc... và việc thay đổi bất ngờ này đã khiến khoai lang Gia Lai không đáp ứng được yêu cầu của đối tác đặt ra.
Hàng tồn, không có đầu ra, một cuộc "giải cứu" diễn ra trên diện rộng tại thị trường nội địa. Thời điểm này, ở đâu cũng thấy xuất hiện tấm bảng: "Khoai nghĩa tình - Hỗ trợ tiêu thụ khoai lang giúp bà con nông dân tỉnh Gia Lai"...
Và, từ sau Tết đến nay, người dân lại tiếp tục "giải cứu" thanh long, dưa hấu của nông dân các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bình Thuận, Gia Lai... bị ứ đọng số lượng lớn không xuất được vào thị trường Trung Quốc do bị ảnh hưởng dịch Covid -19.
Tham gia "giải cứu" mạnh nhất là các hệ thống siêu thị như: Siêu thị BigC, bán dưa hấu ruột đỏ giá 4.900 đồng/kg, thanh long ruột đỏ miền Tây giá 10.900 đồng/kg. Từ ngày 5-2 đến nay, toàn hệ thống tiêu thụ khoảng 100 tấn dưa hấu/ngày (gấp 10 lần ngày thường) và 70 tấn thanh long.
Dự kiến, BigC sẽ tiêu thụ khoảng 4.000 tấn thanh long và dưa hấu tại một số địa phương như Bình Thuận, Gia Lai, Khánh Hòa, Long An, Tiền Giang... để hỗ trợ nông dân tiêu thụ hai loại nông sản bị ùn ứ này; Hệ thống siêu thị Co.op mart, Co.op Xtra. Co.op Food, bán hàng không lợi nhuận không chỉ 2 mặt hàng thanh long, dưa hấu mà còn mặt hàng cá ba sa của các tỉnh miền Tây Nam Bộ với giá thu mua tại nguồn cao hơn thương lái.
Thanh long, dưa hấu được siêu thị "giải cứu" cho nông dân, bán ra với giá không lợi nhuận.
Giá thanh long ruột trắng và ruột đỏ hệ thống này bán ra giá từ 4.800 đồng - 9.900 đồng/kg, dưa hấu giá 9.500 đồng/kg tùy theo khu vực địa lý của siêu thị. Cá basa nguyên con, không đầu đạt chuẩn xuất khẩu giảm 20% còn 44.500 đồng/kg. Tổng lượng dự kiến tiêu thụ của 3 mặt hàng nông thủy sản này tại hệ thống 6.000 tấn... Bên cạnh đó, còn có rất nhiều tổ chức, cá nhân, cũng đã thu mua giúp thanh long, dưa hấu của người nông dân bán ra thị trường không lợi nhuận, thậm chí là phát miễn phí...
Theo số liệu tổng hợp của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), việc thông quan ở cửa khẩu quốc tế vẫn được tiến hành. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 200 container hàng nông sản chờ thông quan ở các cửa khẩu của Lạng Sơn và Lào Cai.
Tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), tính đến đầu tuần này đã xuất khẩu được 31 xe container (trong đó 25 xe trái cây như thanh long, dưa hấu, mít, nhãn; và linh kiện điện tử) nhưng hiện vẫn còn tồn trên 100 xe hàng trái cây (thanh long, mít, ớt, nhãn) và linh kiện điện tử.
Tại Lào Cai, xuất khẩu chính ngạch cũng được khai thông với hơn 10 xe thanh long, chuối, mít, dưa hấu đã giao được hàng. Tuy nhiên, tại đây vẫn còn khoảng 100 xe trái cây, trong đó nhiều nhất là thanh long và chuối, mít và dưa hấu.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, trong bối cảnh xuất khẩu bị gián đoạn thì tiêu thụ nội địa là giải pháp hữu hiệu. Trong thời gian qua, hệ thống phân phối trong nước đã hỗ trợ các nhà vườn tiêu thụ nông sản, nhưng sản lượng nông sản cần tiêu thụ hiện nay là rất lớn. Vì vậy, Sở Công thương các địa phương cùng với các nhà phân phối cần chủ động bàn bạc để có kế hoạch cụ thể hỗ trợ nông dân, cũng như có phương án bảo quản, chế biến các nông sản có số lượng lớn sắp thu hoạch.
Với thực trạng trên, để tránh phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu, nhiều ý kiến cho rằng cùng với việc tiếp tục duy trì xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, các cơ quan chức năng, DN cần nghiên cứu để tìm kiếm thị trường xuất khẩu thay thế cho hàng hóa của Việt Nam, nhất là với các mặt hàng nông, thủy sản.
Tuy nhiên, để sản phẩm xuất khẩu được vào nhiều thị trường thì người sản xuất buộc phải thay đổi thói quen sản xuất manh mún, tự phát, buôn bán phụ thuộc vào thương lái... như hiện nay. Để thực hiện việc này cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng, DN và người sản xuất.
Theo công an nhân dân
Hướng dẫn cách làm chả bò lá lốt thơm ngon đúng vị Chả bò hay Chả lá lốt cuốn thịt bò là món ăn rất dễ làm, Nhưng làm thế nào để có món chả bò lá lốt thực sự thơm ngon đúng vị thì đó là một câu hỏi khó. Từng miếng chả bò lá lốt căng tròn, thơm phức, khi ăn có vị ngọt béo khác hẳn với các món cuốn lá lốt...