Để phòng ngừa đột quỵ, bạn cần thực hiện các phương pháp này mỗi ngày
Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh có thể phòng tránh thông qua những thói quen sinh hoạt khoa học.
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO, đột quỵ – tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây chết người thứ 3 chỉ sau ung thư và tim mạch. Trên thế giới, cứ 40 giây lại có 1 người đột quỵ và cứ 4 phút lại có người chết do tai biến mạch máu não.
Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 730.000 trường hợp thiệt mạng do tai biến mạch máu não. Trong những người sống sót sau lần đột quỵ não lần đầu tiên thì chỉ có 10% bệnh nhân khỏi hoàn toàn, 65% để lại di chứng từ nhẹ đến nặng, thậm chí có nhiều trường hợp trở thành người thực vật và bại liệt suốt đời
Còn tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn một nửa trong số đó không thể qua khỏi và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải đối mặt với các di chứng về thần kinh và vận động…
Mặc dù trên thế giới, chưa có bất kỳ loại thuốc nào có thể ngăn ngừa đột quỵ hoàn toàn. Nhưng thực tế lại cho thấy, chỉ cần rèn luyện cho mình một thói quen tốt, lối sống khoa học, bạn đã có thể phòng ngừa được căn bệnh này.
(Ảnh minh họa: VOV)
Đi bộ
Thể dục thể thao được coi là phương pháp rèn luyện sức khỏe hiệu quả với tất cả các bệnh lý nói chung và đột quỵ nói riêng. Những số liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, đi bộ giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ lên đến 2 lần.
Theo các chuyên gia, nếu mỗi ngày đi bộ hoặc leo cầu thang trong khoảng 20 phút bạn sẽ giảm được nguy cơ bị đột quỵ. Bởi thói quen này sẽ giúp máu lưu thông đến tất cả các bộ phận trong cơ thể, tránh việc hình thành những cục máu đông gây ra tai biến mạch máu não.
Video đang HOT
Các nhà khoa học ở ĐH Harvard (Mỹ) khuyên mọi người nên ngủ đủ giấc mỗi ngày. Ngủ nhiều hơn 10 tiếng mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hơn 63% so với những người chỉ ngủ 7 tiếng. Ngoài ra, với những người ngủ ngáy cũng cần nên đi kiểm tra sức khỏe. Bởi tình trạng này làm tăng nguy cơ bị đột quỵ và các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường.
Chế độ ăn uống khoa học
Không chỉ phòng ngừa đột quỵ mà chế độ ăn uống khoa học cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Những người có nguy cơ bị đột quỵ nên bổ sung rau xanh, hoa quả, đặc biệt nên sử dụng dầu olive vào các món ăn thường ngày. Bởi dầu olive là một trong những sản phẩm hữu ích trong việc ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh về tim mạch
Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá cũng là “chìa khóa vàng” trong việc đẩy lùi nhiều căn bệnh nguy hiểm trong đó có đột quỵ. Ngoài ra, khoai lang, nho khô, chuối là những thực phẩm hỗ trợ đắc lực trong việc phòng và điều trị bệnh đột quỵ.
Giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ
Theo các nhà khoa học, những người thường xuyên có biểu hiện buồn phiền, lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài là những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Vì vậy, giữ cho tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, thoải mái là một trong những cách hữu hiệu nhất để có thể tránh xa căn bệnh đột quỵ não và tai biến mạch máu não.
Cô gái sốc khi nhìn thấy hình ảnh kì dị bên trong tai của mình, tìm hiểu nguyên nhân mới biết đã mắc một sai lầm tai hại mà rất nhiều người cũng vướng phải
Tìm hiểu thói quen sinh hoạt của người bệnh, do tính chất công việc, cô Mẫn phải đeo tai nghe hơn 8 giờ mỗi ngày. Kết quả sau khi khám tai khiến cô rất sốc.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan, khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Taichung Armed Forces General Hospital, mới đây chia sẻ về trường hợp cô Mẫn (25 tuổi). Dạo gần đây, khi sếp trách mắng về khả năng nghe kém ảnh hưởng đến công việc, cô Mẫn lập tức tra thông tin trên mạng và đọc được bài viết mất thính lực có thể là dấu hiệu của bệnh đột quỵ. Vậy là cô Mẫn hốt hoảng đến bệnh viện khám trong tình trạng tai ngứa, ù tai, mất thính lực.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan cho biết: "Kiểm tra tai trái của người bệnh không phát hiện dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, khi kiểm tra tai phải, phát hiện có nhiều mảnh vụn màu trắng giống tơ nhện, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh nấm tai".
Kiểm tra tai phải của người bệnh, phát hiện có nhiều mảnh vụn màu trắng giống tơ nhện.
Nấm mốc và ráy tai tắc nghẽn chính là nguyên nhân khiến cô Mẫn đột nhiên mất thính lực. Sau khi bác sĩ làm sạch nấm mốc và kiểm tra thính lực của bệnh nhân, may mắn là chức năng nghe của cô Mẫn đã hồi phục. Tìm hiểu thói quen sinh hoạt của người bệnh, do tính chất công việc, cô Mẫn phải đeo tai nghe hơn 8 giờ mỗi ngày.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan cảnh báo, những người thường mang tai nghe nên vệ sinh tai nghe sạch sẽ, bảo quản tai nghe ở nơi khô ráo, thoáng mát. Trong không khí có nhiều bào tử nấm có thể vô tình lọt vào trong tai, nếu gặp nhiệt độ và môi trường ẩm ướt, bào tử nấm sẽ phát triển gây ra bệnh nấm tai.
Ngoài ra, người có hệ miễn dịch kém, người mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân ung thư điều trị hóa trị, bệnh nhân AIDS đều có nguy cơ mắc bệnh nấm tai, theo nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nấm tai cao hơn nam giới.
Theo kinh nghiệm lâm sàng, người vệ sinh tai quá sạch cũng có nguy cơ mắc bệnh nấm tai. Nguyên nhân là do ống tai của con người bài tiết ráy tai có chức năng bảo vệ và khử trùng nấm mốc trong ống tai. Nếu vệ sinh tai quá sạch sẽ khiến niêm mạc ống tai tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ tai và nấm mốc sẽ phát triển nhanh chóng. Vào mùa hè, những người tham gia các môn thể thao dưới nước cần đặc biệt lưu ý, không để nước bắn vào tai nhằm tránh tình trạng viêm tai ngoài, viêm tai giữa hoặc nấm tai.
Nguyên nhân gây bệnh nấm tai là gì?
Bệnh nấm tai là tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi vi nấm. Bệnh thường phát triển mạnh mẽ vào mùa hè do việc vệ sinh tai không sạch sẽ. Tổn thương do vi nấm gây nên tại tai thường khu trú ở vị trí ống tai ngoài hoặc vành tai.
Thực tế có rất nhiều loại nấm khác nhau có thể gây ra nhiễm trùng, nhưng vi nấm chủ yếu nhất gây ra bệnh nấm tai thường là nấm Aspergillus và nấm Candida.
- Nấm do Candida: Quan sát thấy nhiều mảnh vụn màu trắng, thường thấy rõ nhất dưới kính hiển vi.
- Nấm do Aspergillus: Quan sát thấy có nhiều nút ẩm có màu trắng, lấm tấm những hạt màu đen ở trên bề mặt.
Triệu chứng của bệnh nấm tai là gì?
Ngứa tai là triệu chứng thông dụng nhất của bệnh, ngứa tăng dần khiến người bệnh phải ngoáy tai liên tục.
- Ù tai, nghe như có tiếng gió thổi ù ù trong tai.
- Khả năng nghe kém, đặc biệt cảm thấy rõ khi cả 2 tai đều bị nấm.
- Triệu chứng càng tăng lên sau 1-2 ngày gây đau âm ỉ ở tai, khi nhiễm trùng nặng thì mức độ đau sẽ tăng lên khi nhai hoặc khi ngáp.
- Cảm giác căng đầy, căng tức bên trong tai.
- Đỏ vùng da ống tai ngoài.
- Có thể kèm theo hiện tượng chảy dịch tai ra ngoài, dịch có màu trắng, vàng hoặc màu nâu bẩn.
3 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ rất cao cần cấp cứu ngay Đột quỵ não khi xảy ra nếu không được phát hiện sớm có thể để lại di chứng nặng nề cho nạn nhân, thậm chí tử vong. PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần Kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, đột quỵ nhồi máu não nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời...