‘Đề phòng gián điệp thương mại Trung Quốc’, Mỹ cảnh báo
Trung Quốc có liên quan đến hơn 80% vụ gián điệp thương mại được Bộ Tư pháp Mỹ xét xử. Tần suất xảy ra các vụ gián điệp ngày càng tăng trong những năm gần đây, Bộ Tư pháp Mỹ cảnh báo.
Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump gia tăng sức ép lên Bắc Kinh nhằm chấm dứt các hành vi thương mại bất bình đẳng, Bộ Tư pháp Mỹ vừa đưa ra cảnh báo với các doanh nghiệp nước này về việc nâng cao cảnh giác trước tình trạng gia tăng gián điệp thương mại từ Trung Quốc.
Thông điệp trên được đưa ra trong bài phỏng vấn của kênh truyền hình CNBC với ông Adam Hickey, trợ lý của Bộ trưởng Tư pháp Mỹ. “Ngày càng nhiều các vụ án liên quan đến đánh cắp bí mật thương mại được mở ra, và phần nhiều trong số đó có chỉ dấu về phía Trung Quốc”, ông nói.
Ông Adam Hickey, trợ lý của Bộ trưởng Tư pháp Mỹ.
Từ năm 2012, hơn 80% các vụ án gián điệp thương mại được Đơn vị An ninh Quốc gia thuộc Bộ Tư pháp Mỹ thụ án đều có liên quan đến các công ty và doanh nghiệp hoặc cá nhân Trung Quốc. Các vụ án loại này càng ngày càng xuất hiện nhiều, ông Hickey cho biết.
Tuy nhiên, theo ông Hickey, “đây có lẽ là một dấu hiệu tốt, vì các nạn nhân đã chú ý hơn đến điều đang xảy ra. Các công ty trở nên ngán ngẩm với gián điệp, và thoải mái hơn trong việc trình báo với cơ quan chức năng, cũng là một điều tốt khác”.
Kế hoạch “ Made in China 2025″ của Trung Quốc.
Video đang HOT
Ông Hickey cũng phân tích rằng các vụ đánh cắp thương mại có dấu hiệu được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn. Trung Quốc đưa ra kế hoạch “Made in China 2025″ vào năm 2015 nhằm giảm thiểu sự lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài trong 10 lĩnh vực ưu tiên, gồm công nghệ robot, công nghệ thông tin, hàng không, đường sắt và dược phẩm mô phỏng sinh học (biopharmaceutical) .
“Những vụ án chúng tôi đã xét xử có liên quan đến tám trên mười lĩnh vực trên”, ông Hickey nói. “Trung Quốc không mới bắt đầu việc này (đánh cắp công nghệ), mà hiện nó đã trở thành chính sách công nghiệp của họ. Chính phủ đứng đằng sau những vụ trộm, tạo ra môi trường khuyến khích việc đánh cắp hoặc lờ đi việc đó”, ông nhấn mạnh.
“Sáng kiến Trung Quốc” được Mỹ triển khai nhằm đối phó với mối nguy an ninh từ quốc gia đối thủ.
Bộ Tư pháp Mỹ đã triển khai “Sáng kiến Trung Quốc” vào tháng 12-2018 nhằm đối phó với các mối nguy an ninh quốc gia từ đối thủ này. Các biện pháp được sử dụng bao gồm xác định và khởi tố các vụ án đánh cắp bí mật thương mại và tài sản trí tuệ, đột nhập, gian lận và gián điệp kinh tế.
“Sáng kiến Trung Quốc” cũng đưa an ninh không gian mạng và an ninh viễn thông vào danh sách cần được chú trọng.
Về phía Trung Quốc, nước này cũng đã nhiều lần cáo buộc Mỹ dùng thủ đoạn để bảo hộ các công ty của mình khỏi sự cạnh tranh, và ngăn chặn sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.
Theo PLO
Đề phòng hiểm họa gián điệp nhưng 60% camera an ninh tại Mỹ vẫn dùng chip Huawei
Trước thời điểm 'Đạo luật Quốc tế về Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp sắp sửa được Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành' để cấm hoàn toàn thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE, tờ Bloomberg đã cảnh báo về một mối hiểm họa khác từ Trung Quốc.
Ảnh minh họa: Venture Beat
Nhà sản xuất camera an ninh có trụ sở tại California đã đặt mục tiêu đạt doanh thu cao hơn trong năm 2018, với mẫu thiết bị có khả năng ghi lại hình ảnh với độ phân giải sắc nét và sở hữu nhiều tính năng tiên tiến hơn. Kế hoạch của Pelco diễn ra khá suôn sẻ, ít nhất cho tới khi quyết định cấm cửa Huawei được Quốc hội Mỹ thông qua.
Tới tháng 8.2018, quân đội và các cơ quan chính phủ Mỹ đã bị cấm mua thiết bị công nghệ của các nhà cung cấp Trung Quốc. Khi dự luật được đưa ra, Pelco đã tự động rút khỏi dự án cung cấp mẫu camera an ninh Professinal 4K mới và giảm dự báo doanh thu của công ty. Lý do đơn giản bởi thiết bị được tích hợp một số linh kiện từ HiSilicon, bộ phận sản xuất chip của Hawei Technologies.
Người khổng lồ công nghệ Trung Quốc, Huawei là mục tiêu trừng phạt của Mỹ vì các cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại, vi phạm lệnh trừng phạt với Iran và bán thiết bị có nguy cơ gián điệp cho chính phủ.
Hầu hết biện pháp trừng phạt của chính quyền Trump nhằm vào thiết bị viễn thông, lĩnh vực mà Huawei đang đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, theo Bloomberg, các con chip của HiSilicon cũng gây ra mối lo ngại lớn không kém, bởi chúng xuất hiện trên khoảng 60% camera giám sát. Điều này có nghĩa là chip Trung Quốc thực tế vẫn có mặt ở mọi nơi; từ quán ăn, văn phòng đến các ngân hàng trên khắp nước Mỹ.
Huawei đã nhiều lần phủ nhận công ty không thực hiện nhiệm vụ gián điệp và thiết bị của công ty cũng không phải công cụ của Bắc Kinh. Đại diện HiSilicon đã từ chối bình luận khi được hỏi.
Việc Trung Quốc vẫn đang sản xuất chip gắn trên hàng triệu camera an ninh tại Mỹ khiến nhiều nhà lập pháp nước này lo lắng. Đặc biệt, công nghệ giám sát tại Đại lục phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây,
Mặc dù chưa phát hiện bằng chứng chip HiSilicon gắn trên camera an ninh được sử dụng theo cách này, nhưng vụ tấn công mạng hồi năm 2016, khai thác lỗ hổng trên webcam của công ty Trung Quốc Hangzhou Xiongmai Technology đã cắt đứt truy cập Internet của hàng triệu người. Vụ việc đã làm chấn động ngành công nghiệp camera an ninh và khiến công ty có trụ sở tại Hàng Châu phải thu hồi 10.000 sản phẩm sau đó.
Bloomberg cho rằng chip do HiSilicon sản xuất đã tồn tại từ lâu trong chuỗi cung ứng phức tạp và khó theo dõi của các nhà sản xuất camera an ninh. Theo báo cáo của IPVM công bố tháng 12.2018, các linh kiện của Trung Quốc gắn trên các thiết bị đang được cung cấp cho hàng triệu hộ gia đình phương Tây. Đặc biệt, camera giám sát dùng chip HiSilicon được bán rộng rãi trên Amazon.com.
Người điều hành nhóm IPVM, John Honovich tiết lộ chip HiSilicon xuất hiện phổ biến nhất trên camera an ninh giá dưới 200 USD. Ông Honovich lấy dẫn chứng: "Nếu bạn bước vào một tiệm bán hay nhà hàng, sản phẩm HiSilicon thường có ở đó".
HiSilicon, bộ phận sản xuất chip của Huawei đã đem về cho công ty 7,6 tỷ USD vào năm ngoái. Ảnh: ED
Sự phổ biến của những con chip HiSilicon là kết quả của nền công nghiệp bán dẫn phát phát triển ở Trung Quốc, thay vì dựa vào các công ty Mỹ. Trong năm 2018, riêng bộ phận sản xuất chip của Huawei đã đem về doanh thu 7,6 tỷ USD, cao hơn cả tên tuổi nổi tiếng tại Thung lũng Silicon. Trong đó, lợi nhuận bán chip gắn trên camera an ninh chiếm phần lớn.
Hanwha Techwin America; công ty chuyên cung cấp camera an ninh cho ngân hàng, bệnh viên và casino; đang cung cấp 3 dòng sản phẩm dùng chip HiSilicon cho biết kể cả với thiết bị đến từ nhà cung cấp Hàn Quốc cũng rất khó xác định có được trang bị chip HiSilicon hay không.
Giám đốc tiếp thị Hanwha Techwin America, Miguel Lazatin nói: "Có lẽ chúng tôi đã bán nó cho tổ chức chính phủ vì chúng tôi không có tầm nhìn tốt". Bản thân ông Lazatin cũng không chắc chắn nó có vi phạm luật pháp hay không, vì phạm vi bị cấm chỉ xoay quanh "thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE".
Theo Bloomberg
Bỏ thung lũng Silicon về làm xe máy điện Là một thạc sĩ khoa học máy tính, đang làm việc tại Thung lũng Silicon (Bắc California, Mỹ) với mức lương đáng mơ ước. Nguyễn Bá Cảnh Sơn (SN 1990, à Nẵng) lựa chọn từ bỏ tất cả trở về quê hương và khởi nghiệp với chiếc xe máy điện thuần Việt, thân thiện với môi trường. Từ bỏ công việc kỹ sư...