Để phát triển đồng đều trí thức trẻ trong và ngoài nước…
Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu – Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS HCM Lê Quốc Phong vạch ra các mục tiêu hoạt động và kỳ vọng Diễn đàn này sẽ thúc đẩy lực lượng trí thức trẻ Việt Nam phát triển một cách đồng đều ở cả trong và ngoài nước thông qua trao đổi chuyên môn, hợp tác nghiên cứu…
Sau 1 năm tổ chức Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu và hoạt động Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu, Ban tổ chức thấy rằng chương trình đã có những thành công nhất định.
Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu – Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS HCM Lê Quốc Phong.
Trưởng Ban tổ chức Lê Quốc Phong chia sẻ: “Thứ nhất, Diễn đàn trở thành nơi để các trí thức trẻ trong và ngoài nước có thể chia sẻ, giao lưu, kết nối với nhau. Đặc biệt là từng nhóm chuyên sâu, các bạn đã có điều kiện để hình thành hoạt động và chia sẻ thông tin.
Thứ hai, Diễn đàn cũng là nơi chúng tôi có thể cung cấp thông tin cho các bạn về các vấn đề liên quan tới sự phát triển của Việt Nam, những thông tin cần thiết để định hướng cho các vấn đề về đề tài nghiên cứu, hoặc những vấn đề mà các bạn cần để làm chất liệu phát triển nghề nghiệp và lĩnh vực công việc của mình.
Thứ ba, chúng tôi tăng cường sự quan tâm của lực lượng trí thức trẻ của Việt Nam trong và ngoài nước, đặc biệt là trí thức trẻ Việt Nam ở nước ngoài đến với các hoạt động của thanh niên nhiều hơn.
Với 3 mục tiêu này, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ nhất đã bước đầu đạt được. Và chúng tôi thấy là với sự tham gia rất hào hứng của trí thức trẻ Việt Nam, không chỉ là những bạn về dự lần thứ nhất mà rất nhiều bạn sau khi Diễn đàn diễn ra đã biết tới hoạt động này đã đăng ký tham gia vào Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu.
Chính điều đó cho thấy tính hấp dẫn, sự lan tỏa của chương trình và đó cũng là nhu cầu thiết thân thực tế của lực lượng trí thức trẻ”.
Các đại biểu của Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 2 đang có mặt tại Hà Nội để tham gia các hoạt động diễn ra từ ngày 26 đến 28/11.
Anh Lê Quốc Phong cũng nói về mục tiêu của Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 2: “Mục tiêu lớn nhất của diễn đàn là phát huy tiềm năng, chất xám, trí tuệ của lực lượng trí thức trẻ Việt Nam vào những chủ đề cụ thể.
Chủ đề năm nay là sự phát triển bền vững của đất nước. Đây cũng là chủ đề được các đại biểu thống nhất sau Diễn đàn lần thứ nhất.
Video đang HOT
Chúng tôi mong muốn thông qua thảo luận ở 4 nhóm chuyên đề cụ thể như phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển bền vững đất nước gắn với bảo vệ môi trường, tiếp tục phát triển công nghệ số, nâng cao năng suất lao động đảm bảo công bằng xã hội… chúng tôi sẽ có được những khuyến nghị từ lực lượng trí thức trẻ tham gia Diễn đàn để đóng góp với Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong quá trình xây dựng đất nước. Đây cũng là mong muốn xuyên suốt của tất cả các kỳ tổ chức Diễn đàn.
Chúng tôi mong muốn Diễn đàn sẽ tiếp tục là nơi để các bạn mở rộng hơn nữa Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu. Thông qua hoạt động của Diễn đàn sẽ thúc đẩy cho lực lượng trí thức trẻ của Việt Nam có điều kiện tiếp cận, gặp gỡ, chia sẻ lẫn nhau, trên cơ sở đó có thể cùng nhau thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực của mình.
Ở đây chúng tôi kỳ vọng rằng có thể hình thành nên các nhóm nghiên cứu mà trong thành phần tham gia Diễn đàn có nhiều bạn đang nghiên cứu ở những nước có nền khoa học phát triển, đồng thời đây cũng là cơ hội để lực lượng khoa học trẻ ở trong nước được cọ xát nhiều hơn. Chính điều này sẽ thúc đẩy cho lực lượng trí thức trẻ Việt Nam phát triển một cách đồng đều ở cả trong và ngoài nước.
Chúng tôi cũng mong muốn thông qua Diễn đàn này khơi gợi, thúc đẩy các bạn thanh niên Việt Nam có khát vọng, có tinh thần trách nhiệm cống hiến cho đất nước.
Nhóm tinh hoa này sẽ đóng góp, thôi thúc và kêu gọi các bạn thanh niên khác, thậm chí là trợ sức lẫn nhau để cùng phát triển đất nước”.
Chủ động kết nối để trí thức, du học sinh ngoài nước dù ở đâu cũng đóng góp cho đất nước
PGS. TS. Trần Xuân Bách – Tổng thư ký Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu chia sẻ rằng, Diễn đàn lần thứ nhất đã nhận được sự quan tâm của lực lượng học viện, du học sinh là người Việt Nam, trí thức là Việt kiều rất nhiều nước quan tâm tới cộng sự, đơn vị nghiên cứu ở Việt Nam. Điều đó thể hiện sự mở rộng các mạng lưới cộng tác khoa học của trí thức Việt Nam.
“Thông qua Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu, các nhà khoa học trẻ đã mở rộng mạng lưới liên kết, trao đổi chuyên môn ở các quốc gia châu Âu, Mỹ, châu Á và những vùng trọng điểm của khoa học công nghệ…
Từ đó, các nhà khoa học liên lạc kết nối xây dựng chương trình đào tạo, chương trình hội thảo, học bổng, nghiên cứu khoa học xin được tài trợ với số lượng lớn. Có những đại biểu của Diễn đàn được mời tham gia cộng tác ở các trường đại học. Tôi cho đó là thành quả bước đầu lớn.
Chúng ta bước đầu chuyển đổi từ chỗ đặt câu hỏi du học sinh về hay ở lại nước ngoài tới chỗ chủ động tạo ra kênh kết nối để trí thức Việt dù ở nơi đâu cũng có thể đóng góp được cho đất nước”, PGS. Trần Xuân Bách nói.
Mai Châm
Theo dantri
Bí quyết nào giúp con trở nên vượt trội?
Không ít cha mẹ lo lắng vì trẻ tiếp thu chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên thay vì cảm thấy xấu hổ, thất vọng, quát mắng trẻ, điều mà cha mẹ cần làm đó là kiên nhẫn, lắng nghe, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ, giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh của mình.
Ảnh minh họa/INT.
Mỗi trẻ em đều có điểm mạnh và điểm yếu
Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của cha mẹ và các nhà làm giáo dục là tìm hiểu xem một đứa trẻ tiếp thu chậm hơn những đứa trẻ khác là vì khả năng chúng không thể theo kịp hay là vì bản thân chúng không hề hào hứng với việc học.
Chia sẻ về điều này, ThS Hà Thị Minh Chính, giảng viên Tâm lí giáo dục Trường ĐH Thủ đô Hà Nội cho biết: Không phải đứa trẻ nào khi đến tuổi đi học cũng có thể bắt nhịp với việc truyền thụ tri thức của thầy cô, cũng như ý thức được vai trò, nhiệm vụ của việc học tập.
Có những trẻ tiếp thu rất chậm, có những trẻ tiếp thu rất nhanh. Cũng không phải mọi đứa trẻ cùng giỏi ở một lĩnh vực. Có trẻ mạnh về môn Tiếng Việt, trong khi các trẻ khác lại giỏi môn Toán với các con số, có trẻ lại được đánh giá có khả năng đặc biệt ở các bộ môn năng khiếu như nhạc, họa và các môn vận động.
Tuy nhiên, với những trẻ bị đánh giá là tiếp thu kiến thức chậm hơn so với bạn cùng tuổi thường có các biểu hiện về cảm xúc tiêu cực như "e ngại".
Ở lớp, trẻ không tập trung nghe giảng, hay mất trật tự trong giờ học, không hào hứng chia sẻ việc học tập với bạn bè, thầy cô, cha mẹ. Ở nhà, cha mẹ yêu cầu làm bài, học bài thì trẻ ngồi vò đầu, bức tóc hàng giờ, loay hoay đủ kiểu nhưng vẫn không làm xong bài tập về nhà, hoặc trẻ sẽ viện lý do như "Thầy cô không giao bài về nhà" hay "Em để quên vở bài tập ở nhà"... để ứng phó thoái thác việc học.
Chị Nguyễn Thị Vân Anh, có con học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Việt Hưng (Hà Nội) cho biết: "Cứ mỗi khi đến giờ làm bài tập là con thỏa thuận với mẹ con chỉ làm 2 bài tập toán thôi, hoặc con chỉ viết bài chính tả thôi. Đi học về là con kêu mệt, con nói con làm hết bài tập ở lớp rồi. Nếu bảo con đi vào học bài thì con đi lại loanh quanh hết uống nước lại tìm sách; con không tập trung vào việc học".
Không lấy đứa trẻ này làm thước đo cho những đứa trẻ khác
Nhiều cha mẹ thấy con học kém khi không đạt điểm số cao thường so sánh con mình với con người khác. Và những đứa trẻ này thường bị gắn mắc là tiếp thu chậm.
TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội cho rằng, tuyệt đối không có người kém cỏi, chẳng qua họ chưa bộc lộ hết khả năng riêng và chưa phát triển đúng hướng mà thôi.
Tạo hứng thú học tập là đòn bẩy để con trẻ tiến bộ. Ảnh: Hữu Cường
Đánh giá trẻ là việc vô cùng khó khăn. Nếu chúng ta áp đặt những kiến thức của mình lên trẻ và đánh giá thì từ đó sai số sẽ rất lớn.
Sai lầm sẽ càng lớn nếu như lấy đứa trẻ này làm thước đo cho những đứa trẻ khác, hoặc lấy một tiêu chuẩn chung chung cho mọi đứa trẻ.
Cha mẹ hãy chấm dứt ngay việc so sánh con mình với con hàng xóm. Đồng thời, cha mẹ cũng đừng lấy bất kể ai để áp đặt cho con mình. Điều đó không những ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, mà còn làm cho con bị áp lực, thấy bất mãn và khó chịu.
Việc so sánh với trẻ khác khiến cho trẻ thiếu tự tin, luôn muốn thu mình lại. Thực tế đã chứng minh việc đánh giá đó nhiều khi không chính xác và lý do áp đặt. Đôi khi, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại.
Giúp trẻ có hứng thú học tập
Không phải đứa trẻ nào rồi cũng trở thành bác sĩ, nhà khoa học nguyên tử hay một giảng viên đại học. Và thực tế không phải cứ làm những công việc địa vị cao thì sẽ có một cuộc sống hạnh phúc.
Theo ThS Hà Thị Minh Chính, mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục không chỉ truyền thụ tri thức mà quan trọng hơn là thắp lên ngọn lửa khát khao học tập và ý thức tự rèn luyện bản thân.
Để giúp trẻ có hứng thú học tập, một trong những nhiệm vụ quan trọng của cha mẹ là phải cùng phối hợp với nhà trường giúp đỡ con học tập ở nhà, có như vậy mới nắm bắt được tình hình học tập của con cũng như chương trình học tập ở trường để kịp thời động viên, hỗ trợ con trong học tập. Từ đó phối hợp cùng với GV tìm ra cách thức, các biện pháp hỗ trợ trẻ và như vậy trẻ sẽ không sợ học. Trẻ sẽ coi việc học là nhiệm vụ mà trẻ tự nguyện tham gia.
Vì vậy, thay vì lo lắng buồn phiền, quát mắng trẻ thì thầy cô và cha mẹ hãy lắng nghe, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ, giúp trẻ phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu.
Với những đứa trẻ này, nếu thiếu sự quan tâm, giúp đỡ từ phía thầy cô, gia đình, trẻ sẽ mất hứng thú và động cơ học tập, dẫn đến kết quả học tập sa sút, tâm lý ngại học và xuất hiện nhiều biểu hiện tiêu cực như nói dối cha mẹ, thầy cô, trốn học.
"Cha mẹ thay vì cảm thấy xấu hổ, thất vọng khi con có kết quả học tập chưa tốt. Điều cần làm đó là kiên nhân, ân cần chỉ dạy để giúp trẻ từ từ tiếp thu kiến thức, phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh thực sự của mình", ThS. Hà Thị Minh Chính chia sẻ.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Vinh danh 75 nhà giáo trẻ tiêu biểu toàn quốc Tối 18/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lễ tuyên dương "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" cấp Trung ương lần thứ I, năm 2019. Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn Thanh...