Để nuôi dạy con trở thành người mạnh mẽ, thành công, cha mẹ thông thái sẽ không bao giờ làm 13 việc này
Dưới đây là 13 lỗi phụ huynh cần tránh khi nuôi dạy con để “nhào nặn” những đứa trẻ có “ tinh thần thép”. Đó cũng là những điều mà cha mẹ thông thái không bao giờ mắc phải.
Nuôi dạy con cái trưởng thành không phải là việc ngày một ngày hai, càng không phải là công việc đơn giản với những công thức có sẵn. Bởi mỗi đứa trẻ có một tính cách, thói quen và sở thích khác nhau. Đặc biệt là để nuôi dạy những đứa trẻ khỏe mạnh về tinh thần và trang bị cho con đầy đủ hành trang bước vào đời với đầy rẫy những khó khăn, thách thức, đòi hỏi các bậc phụ huynh phải từ bỏ lối giáo dục con cái không lành mạnh, những suy nghĩ áp đặt vốn đang rất phổ biến hiện nay, đồng thời đòi hỏi cha mẹ cũng phải mạnh mẽ về tinh thần.
Nuôi dưỡng tinh thần “thép” trong mỗi đứa trẻ không phải là công việc dễ dàng, đòi hỏi sự kiên trì và nhạy bén của cha mẹ (Ảnh minh họa).
Là một nhà liệu pháp tâm lí, giảng viên tâm lí học với nhiều bài viết, cuốn sách về tâm lý được hàng triệu người theo dõi trên các tạp chí uy tín như Forbes, Business Insider cùng nhiều website khác, tác giả Amy Morin (Mỹ) đã dành nhiều công sức và thời gian để giảng dạy cho các bậc cha mẹ về sức mạnh của tinh thần, trong đó có việc rèn luyện tinh thần cho trẻ nhỏ. Trong cuốn sách “13 Things Mentally Strong Parents Don’t Do” (Tạm dịch: 13 điều các bậc cha mẹ mạnh mẽ không làm với con) của mình, bà đã liệt kê ra 13 điều mà các ông bố bà mẹ không nên làm với con để giúp trẻ phát triển các “cơ bắp tinh thần” thật khỏe mạnh, đủ sức đương đầu với các chướng ngại vật trong cuộc sống.
Cha mẹ hãy cùng ghi nhớ 13 điều cần tránh này nếu muốn huấn luyện trí lực cho con trẻ vì một cuộc sống ý nghĩa, hạnh phúc và thành công.
1. Đặt nặng tâm lý thất bại, kém may mắn
Con bị loại khỏi đội bóng của trường, chậm tiếp thu một môn học nào đó hay làm bài kiểm tra chưa tốt, tất cả những điều này không khiến con trở thành một kẻ thua cuộc. Cha mẹ thông thái sẽ động viên con mình cố gắng, biến khó khăn thành sức mạnh để tiếp tục vươn lên, giúp con có phản ứng tích cực trước mọi hoàn cảnh thay vì bị nhấn chìm trong cảm giác thất bại, kém may mắn.
Cha mẹ thông thái sẽ động viên con mình cố gắng, biến khó khăn thành sức mạnh để tiếp tục vươn lên (Ảnh minh họa).
2. Luôn có cảm giác áy náy, có lỗi
Nếu cha mẹ luôn hiện hữu cảm giác áy náy và có lỗi với con thì việc dạy con sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Dù cảm giác ấy chẳng dễ chịu chút nào nhưng cha mẹ thông thái sẽ không chấp nhận để cảm giác ấy cản trở việc đưa ra những lựa chọn hợp lý và khôn ngoan trong việc nuôi dạy đời sống tinh thần cho con cái.
3. Biến con thành “cái rốn” của vũ trụ
Nhiều cha mẹ tự biến mình thành “nô lệ” của chính các con khi cuộc sống cứ mải miết xoay quanh đứa trẻ. Trẻ sẽ nghĩ rằng mình sinh ra là để được phục vụ, sẽ lớn lên mà chỉ biết đến mình, chỉ biết hưởng thụ và tự cho mình được quyền làm gì mà trẻ muốn hay thích thế. Thay vào đó, hãy dạy con tập trung vào những điều mà con có thể tạo ra cho thế giới hơn là thứ mà con lấy được hay đang sở hữu.
4. Sợ hãi khi phải đối mặt, đưa ra lựa chọn
Việc giữ con khư khư trong một chiếc “bong bóng bảo vệ” có thể giúp cha mẹ yên tâm hơn, nhưng bảo vệ con một cách thái quá sẽ gây cản trở tới sự phát triển của trẻ. Cha mẹ thông thái sẽ cho trẻ thấy cách tốt nhất để chinh phục nỗi sợ hãi là đối mặt trực diện với nó.
Video đang HOT
5. Cho con quá nhiều quyền lực
Để con quyết định gia đình sẽ ăn gì vào bữa tối, hay lên kế hoạch nghỉ ngơi cho cả nhà vào cuối tuần, là cha mẹ đã tự cho con quá nhiều quyền lực, vượt ra khỏi khả năng và trẻ chưa sẵn sàng để xử lý hết. Đơn giản, bố mẹ thông thái chỉ cần cho con quyền được lựa chọn nhưng vẫn phải duy trì tôn ti trật tự trong gia đình.
Cha mẹ hiểu chuyện dạy con tập trung vào những điều mà con có thể tạo ra cho thế giới hơn là thứ mà con lấy được hay đang sở hữu (Ảnh minh họa).
6. Luôn mong đợi sự hoàn hảo
Cha mẹ thông thái hiểu rằng con mình không thể hoàn hảo và làm tốt mọi việc. Thất bại cũng là một điều bình thường và không có gì là xấu xa. Thay vì ép con phải giỏi giang, hoàn hảo hơn tất cả mọi người, cha mẹ hãy giúp con trở nên mạnh mẽ, phát huy những điểm mạnh của bản thân thay vì cố biến thành bản sao của những đứa trẻ khác.
7. Cho con “đặc quyền” không phải làm gì
Cha mẹ thông thái biết rằng những nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi của con không làm con bị quá tải. Thay vào đó, công việc con đang làm giúp trẻ đạt được sức mạnh tinh thần cần thiết để trở thành công dân có trách nhiệm.
8. Che chở con khỏi nỗi đau
Thật khó khăn khi phải chứng kiến con vật lộn với cảm giác đau đớn hay lo lắng nhưng cha mẹ hãy hướng dẫn và hỗ trợ con cái cách đối phó với nỗi đau để trẻ tự tin hơn, biết tự mình tìm ra cách xử lý những khó khăn không thể tránh khỏi của cuộc sống.
9. Cảm thấy phải chịu trách nhiệm cho cảm xúc của con cái
Cha mẹ thường có tâm lý cố làm cho con vui khi thấy chúng buồn, tìm cách xoa dịu cơn giận khi thấy con bực bội, khó chịu. Trẻ cần trải nghiệm để từ đó học cách tiết chế và tự chịu trách nhiệm với chính cảm xúc, hành vi của bản thân.
Cha mẹ thông thái biết rằng những nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp con hình thành tinh thần trách nhiệm (Ảnh minh họa).
10. Ngăn con mắc sai lầm
Sai lầm có thể là “người thầy” tốt nhất trong cuộc sống. Hãy cứ để con được quyền làm sai, để con được đối mặt với hậu quả tất yếu của những sai lầm đó. Có vậy trẻ mới có cơ hội học hỏi, rút kinh nghiệm từ những sai lầm ấy và trở nên khôn ngoan, mạnh mẽ hơn.
11. Nhầm lẫn giữ kỷ luật và trừng phạt
Trừng phạt là việc khiến cho trẻ phải chịu đựng cho những hành vi sai trái. Nhưng kỷ luật là dạy trẻ cách làm thế nào để làm tốt hơn. Khi trẻ được biết hậu quả, trẻ sẽ phát triển được tính kỷ luật, sự tự giác cần thiết để có những lựa chọn tốt hơn trong tương lai và hạn chế thấp nhất sự trừng phạt.
12. Sử dụng “lối tắt”
Nhượng bộ khi con khóc hờn, làm việc thay con là cách nhanh nhất để tránh sự khó chịu. Nhưng lâu dần, cách làm tắt này lại hình thành những thói quen và lối sống không tốt ở trẻ. Cha mẹ cũng cần kiên trì và đủ tỉnh táo để thoát khỏi sức hút của những việc làm tắt này. Từ đó dạy trẻ rằng con luôn đủ mạnh mẽ và lòng kiên trì ngay cả khi con muốn từ bỏ và đi theo một lối tắt nào đó.
13. Mất phương hướng
Nhiều cha mẹ quá bận rộn mà quên mất điều gì mới thực sự quan trọng trong cuộc sống gia đình. Những ông bố bà mẹ thông thái sẽ hiểu giá trị cốt lõi và đảm bảo các thành viên trong gia đình, nhất là con trẻ, luôn đi theo đúng hướng và giá trị tinh thần chuẩn mực, tích cực. Từ đó tôi luyện cho trẻ các “cơ bắp tinh thần” khỏe mạnh.
Nguồn: Mother
Người mẹ đưa ra lý do dạy con phá vỡ các quy tắc khiến ai cũng bị thuyết phục
Ba năm làm mẹ đã dạy tôi một bài học rất quan trọng, đó chính là thỉnh thoảng bạn hoàn toàn có thể bỏ qua những kì vọng của bản thân và để con phá vỡ các nguyên tắc.
Khi tôi đang viết bài này, tôi đang xem TV với con trai, hoàn toàn bình thường đúng không? Ngoại trừ việc là cu cậu còn đang gặm chiếc bánh quy thứ 4 khi chỉ còn hơn 2 tiếng nữa là phải đi ngủ và trong khi số lượng cho phép đáng ra chỉ là 2 cái thôi.
Tôi cũng muốn tức giận với bản thân mình lắm nhưng thực sự tôi lại chẳng cảm thấy tội lỗi gì. Nếu tôi muốn thức xem TV và ăn bánh quy với con, thì tôi sẽ làm như vậy. Có thể đó không phải là điều nên làm thường xuyên, nhưng chỉ một tuần một lần thôi cũng xấu xa đến thế sao?
Ý tôi là, thỉnh thoảng phá vỡ các nguyên tắc hay luật lệ cũng không sao cả. Trước khi có con, tôi đã nghĩ mình sẽ nuôi dạy con với kỷ luật thép và tự tưởng tượng hàng tỉ những thứ mà tôi nghĩ một đứa trẻ không bao giờ nên làm. Con tôi sẽ nghe lời và tuyệt đối không bao giờ được cãi lại, và cũng sẽ không bao giờ có chuyện thương lượng gì hết. Thế nhưng, con trai tôi đã chứng minh cho tôi thấy rằng mình đã rất sai.
Thỉnh thoảng phá vỡ các nguyên tắc hay luật lệ cũng không sao cả (Ảnh minh họa).
Con trai tôi là một đứa trẻ thông minh nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc tôi phải đối mặt với vô vàn những thử thách. Ba năm làm mẹ đã dạy tôi một bài học rất quan trọng, đó chính là thỉnh thoảng bạn hoàn toàn có thể bỏ qua những kì vọng của bản thân và để con phá vỡ các nguyên tắc. Sự thật là tôi phá vỡ các nguyên tắc khá thường xuyên - và tôi cũng để con tôi làm như thế.
Đây là lý do vì sao:
Kỷ luật rất quan trọng nhưng sự linh hoạt mới là điều đáng quý
Mỗi ngày trôi qua tôi lại càng nhận thấy rõ rằng cuộc sống có thể thay đổi chỉ trong vòng tích tắc. Tôi là người thích những sự thay đổi và ghét sự nhàm chán, lặp đi lặp lại. Tôi hy vọng con trai mình cũng sẽ như thế nhưng tôi nhận ra rằng hầu hết những gì các bậc cha mẹ đang làm cho con mình là chuẩn bị cho con bước vào một thế giới chỉ toàn những quy tắc chứ không phải là một thế giới đòi hỏi sự linh hoạt.
Không phải tôi có ý là chúng ta nên đốt hết ngay những lịch trình và thời khóa biểu đi, nhưng con chúng ta cần phải biết cách tự mình xoay sở mà không cần sự chỉ đạo của một ai đó khác. Một đứa trẻ linh hoạt là một đứa trẻ sáng tạo và tự chủ.
Hầu hết những gì các bậc cha mẹ đang làm cho con mình là chuẩn bị cho con bước vào một thế giới chỉ toàn những quy tắc chứ không phải là một thế giới đòi hỏi sự linh hoạt (Ảnh minh họa).
Hợp lý chưa chắc đã hợp tình
Phải thừa nhận là những quy tắc hay luật không cần thiết phải dựa trên đạo đức hay những gì được cho là đúng. Chúng giống như sản phẩm của truyền thống hơn. Rất nhiều những thảm kịch (chẳng hạn như nô lệ) xảy ra trong giới hạn, sự bó buộc của "quy tắc". Vì thế, quy tắc không hẳn đồng nghĩa với làm điều đúng.
Mục tiêu của tôi là nuôi dạy những đứa trẻ có kỹ năng tư duy phản biện để tự quyết định khi nào thì một quy tắc không giúp được gì để làm giàu cuộc sống. Trẻ phải tự tư duy về những quy định, nguyên tắc mà chúng phải đối mặt thường xuyên và quyết định xem có hợp lý, hợp tình và nên được áp dụng hay không.
Tôi muốn con trở nên tự chủ
Cùng với đó tôi muốn con mình lớn lên và biết rằng chúng có quyền tự do, có một ý chí tự do. Tôi không muốn con mình làm những việc chỉ đơn giản vì một người nào đó bảo chúng làm vậy. Tôi muốn dạy con trở thành người muốn làm điều đúng đắn bởi vì kim chỉ nam lương tâm của chúng hướng chúng đến những điều đúng đắn.
Đồng thời tôi tin rằng sự phát triển của cái kim chỉ nam đó và sự hiểu biết về ý chí tự do đồng nghĩa với việc sẽ có những lúc con phải phá vỡ các luật lệ và làm tôi buồn. Điều đó có thể sẽ rất khó chịu, nhưng đó cũng sẽ là một khoảnh khắc để học hỏi vô cùng quan trọng.
Tôi không muốn con mình làm những việc chỉ đơn giản vì một người nào đó bảo chúng làm vậy (Ảnh minh họa).
Bạn không thể lúc nào cũng vạch kế hoạch trước cho cuộc đời
Sẽ có rất nhiều những khoảnh khắc trong cuộc sống mà bạn không thể vạch kế hoạch trước được. Và bởi vì những khoảnh khắc đó không thể vạch kế hoạch trước, nên việc đi chệch khỏi những kế hoạch đó cũng không có gì tổn hại cả. Thỉnh thoảng sự chệch hướng đó có thể là đổi giờ ngủ, cũng có thể là cho con nghỉ học một ngày để cả nhà cùng nhau đi chơi. Cuộc sống được tạo nên từ sự kết hợp của những trải nghiệm được lên kế hoạch trước lẫn những trải nghiệm bất ngờ tùy hứng.
Vì thế, tôi kết luận lại rằng: nếu không cố tuân theo hàng tá những quy luật, nguyên tắc nực cười thì hành trình làm cha mẹ cũng đủ đã thử thách và mệt mỏi rồi. Tôi muốn có thể tự do "thưởng thức" trải nghiệm làm cha mẹ của bản thân mà không phải suy nghĩ nhiều về những ràng buộc về mặt quy tắc. Chúng ta không bao giờ biết được chúng ta còn bao nhiêu thời gian, nên hãy cứ cho phép bản thân thỉnh thoảng quên đi những luật lệ, nguyên tắc và biến mỗi giây mỗi phút trở nên ý nghĩa.
Rochaun Meadows-Fernandez là cây viết có phong cách đa dạng của các trang như The Washington Post, Pacific Standard, The Root... Cô cũng là người ủng hộ phong cách nuôi dạy con thuận tự nhiên.
Theo Helino
Cha mẹ dạy gì cho con?: Giúp con sống nhân ái Các bậc cha mẹ nên lắng nghe con, tôn trọng ý kiến của con, tạo cho con thói quen dám quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Tiến sĩ Phan Bích Thiện cùng chồng và 2 con trong ngày Tết Nguyên đán ở Hungary - ẢNH: NVCC Khi đó, các con lớn lên trở thành người sống có trách...