Để nhiều sản phẩm Việt Nam có mặt trên thị trường Hàn Quốc
Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Khởi nghiệp Hàn Quốc Oh Young Joo cùng các khách mời là Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Vũ Hồ, Đại sứ Đức Georg Wilfried Schmidt đã cùng đến thăm chợ truyền thống Kyungdong ở trung tâm Seoul ngày 13/9.
Chuyến thăm chợ diễn ra 1 ngày trước kỳ nghỉ lễ Trung Thu – dịp lễ lớn nhất trong năm của người Hàn Quốc.
Bộ trưởng Oh Young-joo cùng 2 Đại sứ Vũ Hồ và Georg Wilfried chụp tại cửa hàng đồ Việt trong chợ Kyungdong. Ảnh: Khánh Vân/TTXVN tại Hàn Quốc
Chợ Kyungdong là chợ bán buôn tổng hợp và là chợ thuốc thảo dược lớn nhất ở Hàn Quốc. Tại đây cũng có nhiều người Việt kinh doanh, buôn bán.
Bộ trưởng Oh đã giới thiệu với các khách mời về mô hình chợ truyền thống và các sự kiện được tổ chức trong dịp nghỉ Tết Chuseok. Bộ trưởng Oh cho biết chợ truyền thống vẫn thu hút rất đông người dân Hàn Quốc thường ngày. Trong các ngày lễ, đặc biệt là dịp lễ Chuseok, nhiều người đã đến chợ để cảm nhận không khí chợ truyền thống và những nét văn hóa của dân tộc. Bộ trưởng Oh bày tỏ tin tưởng mô hình chợ truyền thống của Hàn Quốc sẽ ngày càng được quảng bá rộng rãi đến du khách các nước để các sản phẩm truyền thống của Hàn Quốc ngày càng được biết đến rộng rãi hơn. Trong tương lai, chợ truyền thống và các sản phẩm từ chợ sẽ trở thành điểm du lịch thu hút du khách quốc tế trải nghiệm khi có dịp đến Hàn Quốc.
Video đang HOT
Người Hàn Quốc xếp hàng mua thịt tại một cửa hàng ở chợ Kyungdong. Ảnh: Khánh Vân/TTXVN tại Hàn Quốc
Bộ trưởng Oh cho biết năm nay, lễ hội tiêu dùng quốc gia mang tên “ Lễ hội Donghaeng tháng 9″ lần đầu tiên mở rộng ra nước ngoài và đã được khai mạc ở Hà Nội cuối tháng 8 vừa qua. Các sản phẩm xuất sắc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc đã được lựa chọn để giới thiệu và kỳ vọng sẽ được đón nhận ở thị trường nước ngoài, không chỉ ở châu Á và còn mở rộng ra toàn thế giới. Bộ trưởng Oh bày tỏ hy vọng sự khởi đầu trong nỗ lực hợp tác của Việt Nam và Đức, những đối tác hợp tác kinh tế quan trọng của Hàn Quốc sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả 3 nước trong tương lai.
Hàn Quốc đang nỗ lực xuất khẩu các sản phẩm “Made in Korea” ra nước ngoài trong đó có thị trường Việt Nam. Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Seoul về việc Chính phủ Hàn Quốc có chính sách gì hỗ trợ để có thêm nhiều sản phẩm Việt Nam được nhập khẩu vào Hàn Quốc hay không, Bộ trưởng Oh Young Joo cho biết thương mại là hoạt động hai chiều, việc có thêm nhiều sản phẩm Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc hay có nhiều tiểu thương Việt Nam kinh doanh tại các chợ truyền thống ở Hàn Quốc là điều tốt cho cả hai bên. Chính vì vậy, các cơ quan hữu quan của Hàn Quốc rất nỗ lực để triển khai. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã nỗ lực hợp tác về các thủ tục để súc sản của Việt Nam có thể vào thị trường này. Mới đây nhất, hai bên đã hoàn tất thủ tục để nhập khẩu bưởi của Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhập khẩu các hải sản, súc sản, rau quả cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về kiểm dịch thực phẩm, vì thế cần có hợp tác về chính sách nhằm giúp có thêm nhiều sản phẩm chất lượng của Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc.
Hàn Quốc tích cực thu hút sinh viên quốc tế
Theo thống kê từ Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO), số lượng người nước ngoài đến Hàn Quốc với mục đích học tập hoặc đào tạo trong nửa đầu năm nay là 204.000 người, tăng 50,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Đây cũng là con số cao nhất từ trước đến nay tính theo tháng và cũng là lần đầu vượt mốc 200.000 người.
Sinh viên trường Đại Học Hàn Quốc. Ảnh minh họa: oia.korea.ac.kr
Phóng viên TTXVN tại Seoul cho biết số lượng người nước ngoài đến Hàn Quốc với mục đích học tập hoặc đào tạo tăng đều đặn, đạt 191.000 người vào nửa cuối năm 2019, trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, nhưng sau đó giảm mạnh trong năm 2020 xuống còn 88.000 người trong nửa đầu năm và tiếp tục giảm xuống còn 30.000 người vào nửa cuối năm.
Cùng với việc dịch COVID-19 dần được kiểm soát, số lượng sinh viên đến Hàn Quốc du học cũng hồi phục. Cụ thể, nửa đầu năm 2022 đạt 55.000 người và tăng lên mức 97.000 trong nửa cuối năm 2022. Con số này tiếp tục gia tăng và đạt mức 178.000 trong nửa cuối năm 2023.
Xét theo quốc gia, Trung Quốc đứng đầu với 112.000 người, tương đương 55,2% tổng số. Tiếp theo là Việt Nam với 33.000 người, Nhật Bản có 6.900 người, Mông Cổ có 6.700 người và Uzbekistan với 5.000 người.
Các chuyên gia phân tích sự gia tăng số lượng người nước ngoài đến Hàn Quốc du học hoặc đào tạo phần lớn là do ảnh hưởng của Hallyu. Khi các nội dung Hàn Quốc như âm nhạc (K-pop), phim ảnh, làm đẹp (K-beauty) và ẩm thực (K-food) trở nên phổ biến trên toàn thế giới, sự quan tâm đến Hàn Quốc cũng theo đó tăng lên trong cộng đồng người trẻ tuổi ở nước ngoài. Cùng với đó, có rất nhiều trường hợp người nước ngoài du học Hàn Quốc hoặc học ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc để phục vụ cho mục đích tìm kiếm việc làm.
Trong bối cảnh số lượng sinh viên Hàn Quốc ngày càng giảm, các trường đại học và chính quyền địa phương của các tỉnh/thành tại Hàn Quốc rất tích cực trong việc thu hút sinh viên nước ngoài.
Trong đó, các trường học cung cấp chương trình giáo dục tiếng Hàn cho sinh viên quốc tế, mở các khóa học cấp bằng tùy chỉnh (đáp ứng nhu cầu của sinh viên nước ngoài) và tổ chức hội chợ việc làm định kỳ.
Chính phủ Hàn Quốc và chính quyền địa phương cũng đang thực hiện nhiều chính sách khác nhau nhằm cung cấp thêm nhiều việc làm trong nước cho sinh viên nước ngoài có trình độ tiếng Hàn xuất sắc. Động thái này được cho là nhằm mục đích giải quyết tình trạng thiếu nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như ứng phó với vấn đề già hóa dân số tại một số địa phương.
Chính phủ Hàn Quốc gần đây đã làm việc với các bộ liên quan như Bộ Doanh nghiệp vừa, nhỏ và Khởi nghiệp cùng Bộ Tư pháp để tìm cách sử dụng sinh viên nước ngoài như một giải pháp giải quyết tình trạng thiếu nhân lực cơ cấu ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Để giải quyết sự bất cân xứng thông tin giữa các công ty và sinh viên nước ngoài, việc thành lập một nền tảng dành riêng cho việc làm nước ngoài, mở rộng các hội chợ việc làm trực tuyến và ngoại tuyến cũng như việc thành lập các trung tâm tuyển dụng tùy chỉnh cho sinh viên quốc tế theo khu vực cũng đang được thảo luận.
Noh Min-seon, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu doanh nghiệp vừa, nhỏ và khởi nghiệp, cho biết không dễ để thu hút các chuyên gia từ nước ngoài, vì vậy việc tích cực sử dụng những sinh viên nước ngoài có thể nói tiếng Hàn sẽ phù hợp với thực tế của Hàn Quốc hơn.
Doanh nghiệp phần mềm Hàn Quốc ưu tiên tuyển dụng nhân lực từ Việt Nam và Ấn Độ Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, hơn 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc (SMEs) mong muốn thuê nhân lực phần mềm người nước ngoài, trong đó đặc biệt ưu tiên cao lựa chọn nhân lực từ Việt Nam và Ấn Độ. Kết quả cuộc khảo sát ý kiến do Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Khởi nghiệp Hàn Quốc...