Đảng đối lập Hàn Quốc bác mức lương tối thiểu dành riêng cho lao động nước ngoài
Nỗ lực chính trị của một số chính trị gia đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền của Hàn Quốc nhằm cắt giảm lương đối với người lao động nước ngoài có khả năng thất bại do đảng Dân chủ đồng hành (DP) đối lập chiếm đa số trong Quốc hội Hàn Quốc đã phản bác việc áp dụng hệ thống lương tối thiểu dành riêng cho lao động nước ngoài.
Lao động nước ngoài nhập cảnh tại Sân bay Incheon, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: Anh Nguyên/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc dẫn lời một nghị sĩ từ bộ phận chính sách của đảng DP cho rằng việc thông qua luật pháp để áp dụng một hệ thống lương tối thiểu dành riêng cho lao động nước ngoài là không phù hợp vì điều này vi phạm các quy định của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động của Hàn Quốc. Hệ thống này cũng sẽ tác động tiêu cực đến thị trường việc làm và xâm phạm quyền của người lao động nước ngoài.
Lập trường chính thức của DP được đưa ra sau khi một số chính trị gia nổi tiếng của đảng PPP, trong đó có Thị trưởng Seoul Oh Se Hoon, ủng hộ việc áp dụng hệ thống lương tối thiểu dành riêng cho lao động nước ngoài để giải quyết những khiếu nại ngày càng tăng từ các chủ doanh nghiệp nhỏ về việc chi phí lao động tăng cao.
Vấn đề mức lương tối thiểu cho người lao động nước ngoài đã thu hút sự chú ý đáng kể của dư luận Hàn Quốc trong những tháng gần đây. Chương trình thí điểm của Chính quyền Seoul nhằm thuê người chăm sóc người Philippines để hỗ trợ cha mẹ người Hàn Quốc đã phải đối mặt với sự chỉ trích vì quá tốn kém đối với hầu hết các hộ gia đình, với chi phí vượt quá 2 triệu won (khoảng 1.500 USD) mỗi tháng cho một người lao động toàn thời gian.
Video đang HOT
Thị trưởng Oh Se Hoon cho rằng dự án khó có thể đạt được mục tiêu đề ra nếu chi phí lao động trả cho người giúp việc đang ở mức cao hiện nay, vẫn không thay đổi.
Do vậy, các chính trị gia đảng PPP cầm quyền đã tìm cách giảm chi phí, cho rằng việc thay đổi các luật liên quan là cần thiết để đảm bảo chương trình và các sáng kiến tương tự trong tương lai hoạt động ổn định. Điều này đặt ra thách thức đáng kể cho các nhà lập pháp đảng PPP cầm quyền, chính quyền thành phố ở Seoul và nhiều nơi khác, vì sự hợp tác từ đảng DP tại quốc hội Hàn Quốc sẽ rất quan trọng để giảm hiệu quả chi phí tuyển dụng lao động nước ngoài. Tuy nhiên, đảng DP rất khó chấp nhận ý tưởng này.
Trong phiên điều trần phê chuẩn tại Quốc hội vào tháng trước, Bộ trưởng Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc Kim Moon-soo, người vừa được đề cử cho chức vụ này, cũng bày tỏ nghi ngờ về khả năng thành công của ý tưởng đưa ra mức lương tối thiểu thấp hơn cho lao động nước ngoài, vì điều này vi phạm thông lệ quốc tế và luật pháp của Hàn Quốc.
Theo Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động của Hàn Quốc, người sử dụng lao động tại Hàn Quốc phải trả ít nhất mức lương tối thiểu theo luật định là 9.860 won/giờ cho năm 2024 và 10.030 won/giờ cho năm tiếp theo. Những người vi phạm có thể phải đối mặt với án tù lên tới 3 năm hoặc mức phạt tối đa là 20 triệu won.
Quy định của ILO cũng cấm phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc quốc gia, chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị và nguồn gốc xã hội. Vi phạm quy tắc này có thể phải trả giá, chẳng hạn như danh tiếng của Hàn Quốc sẽ bị tổn hại.
Tuy nhiên, Thị trưởng Seoul Oh Se Hoon vẫn bảo vệ quan điểm, cho rằng do nhu cầu về lao động nước ngoài dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong các lĩnh vực như dịch vụ chăm sóc người cao tuổ.i. Do vậy, chính quyền Seoul sẽ tiếp tục cố gắng tìm giải pháp để giảm chi phí bất kể có áp dụng hệ thống lương tối thiểu giành riêng cho lao động nước ngoài hay không.
Hàn Quốc báo động đỏ về tình trạng giáo viên bỏ việc
Ủy ban Giáo dục của Quốc hội Hàn Quốc vừa công bố báo cáo cho biết, trong 5 năm qua đã có hơn 32.000 giáo viên ở Hàn Quốc nghỉ việc trước tuổ.i nghỉ hưu, chỉ tính riêng năm nay đã có hơn 3.300 giáo viên rời bỏ vị trí của mình.
Đây là một xu hướng đáng lo ngại cho ngành giáo dục nước này.
Giáo viên đưa tr.ẻ e.m mẫu giáo dã ngoại ngắm hoa anh đào trong công viên tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/ TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn báo cáo của Ủy ban Giáo dục của Quốc hội Hàn Quốc cho biết, theo số liệu từ Bộ Giáo dục, từ năm 2019 đến năm 2023, số lượng giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông nghỉ việc trước khi nghỉ hưu chính thức đã tăng lên tổng cộng là 32.704 người. Số lượng đơn từ nhiệm đã tăng đáng kể, từ 5.937 vào năm 2019 lên 7.404 vào năm 2023. Đồng thời, những trường hợp nghỉ hưu trước tuổ.i - giáo viên có hơn 20 năm công tác được nghỉ hưu sớm, cũng tăng từ 5.242 vào năm 2021 lên 6.480 vào năm 2023. Tính từ tháng 3 đến tháng 8 năm nay, có 3.367 giáo viên đã nghỉ việc, trong đó 2.614 người lựa chọn nghỉ hưu sớm và 753 người tự nguyện thôi việc.
Đáng chú ý là, ngày càng có nhiều giáo viên trẻ có ít hơn 10 năm kinh nghiệm rời bỏ nghề. Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Hàn Quốc, trong khoảng thời gian từ tháng 3/2023 đến tháng 2 năm nay, có 576 giáo viên có dưới 10 năm công tác đã nghỉ việc, tăng so với 448 giáo viên của năm 2020.
Sự gia tăng các trường hợp tự nguyện thôi việc, cho phép giáo viên nghỉ việc bất kể số năm phục vụ của họ, cho thấy sự bất mãn ngày càng tăng trong ngành giáo dục Hàn Quốc.
Các chuyên gia cho rằng tỷ lệ nghỉ việc tăng là do một số yếu tố, bao gồm sự tôn trọng đối với nghề giáo giảm sút, khó khăn trong việc quản lý học sinh và chế độ đãi ngộ không thỏa đáng.
Cuộc khảo sát do Liên đoàn Giáo viên Hàn Quốc (KFTA) tiến hành vào tháng 8 vừa qua cho thấy 86% giáo viên ở độ tuổ.i 20 và 30 đã cân nhắc bỏ nghề vì không hài lòng với mức lương của mình. Ngoài ra, một trong những yếu tố chính khiến giáo viên bỏ việc là áp lực từ phía cha mẹ học sinh do thiếu tôn trọng đối với nghề giáo.
Hàn Quốc tăng cường phòng thủ đối phó với hệ thống tên lửa mới của Triều Tiên Theo ông Lee Seong Kwon từ Ủy ban Tình báo Quốc hội Hàn Quốc, quân đội đang thực hiện các biện pháp gia tăng khả năng phòng thủ, nhưng thông tin chi tiết chưa được công khai. Binh sỹ Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 28/8, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) thông báo quân đội nước này đang nâng cấp...