Đề nghị xử lý các Youtuber phát tán nội dung xuyên tạc về Phật giáo
Việc các Youtuber quay và phát tán hình ảnh xuyên tạc Phật Giáo gây bức xúc trong dư luận, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM đã đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc.
Liên quan đến việc ông Nguyễn Minh Phúc (SN 1983, ngụ huyện Củ Chi, TP HCM) mặc áo giống nhà sư, Công an quận Gò Vấp đang củng cố hồ sơ, xem xét xử lý những sai phạm (nếu có) tại quán bar trên địa bàn.
Sau khi làm việc tại trụ sở công an, ông Nguyễn Minh Phúc ra về khi âm tính ma túy.
Ông Phúc đã được các Youtuber, TikToker “săn đón” để kể vụ việc tại công an. Hiện nay trên mạng xã hội tràn lan các clip về ông này.
Phát ngôn gây sốc, kêu gọi ủng hộ động vật
Mới nhất, một TikToker phỏng vấn ông Phúc: “Thầy đi đâu mà công an bắt vậy? Đi vũ trường mà bị công an bắt vô đồn công an, quá bất ngờ”.
Trước đó, ông Nguyễn Minh Phúc được rất nhiều Youtuber, Facebooker, TikToker quay clip đăng lên mạng xã hội gây sốc với việc ăn thịt, ăn trứng lộn.
Liên quan tới các Youtuber quay và phát tán các clip có nội dung xuyên tạc, Thượng tọa Thích Tâm Hải, Trưởng Ban Thông tin – Truyền thông Giáo hội Phật Giáo Việt Nam TP HCM, cho biết Ban Trị sự đã đề nghị Giáo hội có văn bản gửi Sở Thông tin và truyền thông, Công an TP HCM xử lý.
Video đang HOT
Ăn thịt, ăn trứng lộn cũng được các Youtuber phát tán trên mạng
Về phát ngôn “thầy chùa được quyền ăn thịt chó” cũng như kêu gọi người dân có động vật thì mang đến tặng của ông Nguyễn Minh Phúc, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM nói:
“Về văn hóa ẩm thực Phật giáo, có hai trường phái là Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Nam truyền. Phật giáo Nam truyền cho phép tu sĩ được ăn động vật còn Phật giáo Đại thừa thì khích lệ ăn chay. Ông Nguyễn Minh Phúc ăn mặc theo Đại thừa nhưng chọn văn hóa ẩm thực Nam truyền thì không giống ai.
Phật giáo nguyên thủy cho ăn động vật thì vấn đề này không kêu gọi, không chỉ đạo mà tình cờ đi khất thực thì người dân cho thức ăn gì thì ăn đó, vấn đề này là bình thường. Ở đây, ông Nguyễn Minh Phúc kêu gọi đem động vật đến tặng mình là việc làm sai trái”.
Thượng tọa Thích Nhật Từ chia sẻ thêm rằng ông Nguyễn Minh Phúc không phải là tu sĩ mà ông giả dạng, tự mặc áo, làm giấy tờ tu sĩ giả. Các quyết định bổ nhiệm do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp cho ông Nguyễn Minh Phúc đều do ông ta tự làm giả mạo. Việc làm của ông Nguyễn Minh Phúc đã làm náo động cộng đồng Phật giáo và các YouTuber khai thác triệt để nhằm “câu view” kiếm tiền.
Cả ông Nguyễn Minh Phúc và các YouTuber đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh Phật giáo nên các cơ quan chức năng cần phải xử lý ông này thật nặng. Chỉ riêng các giấy tờ mà ông Nguyễn Minh Phúc làm giả thì các cơ quan chức năng đã có thể khởi tố tội “Làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự”.
Theo thượng tọa Thích Tâm Hải, từ năm 2015 cho đến nay, chính quyền địa phương đã nhiều lần cử đoàn đến làm việc về những sự việc bất hợp pháp trên và đã nhiều lần mời ông Phúc đến làm việc nhưng ông đều vắng không có lý do.
Chính quyền địa phương cũng đã tổ chức họp dân thông báo việc ông Nguyễn Minh Phúc giả danh tu sĩ, đồng thời yêu cầu ông Phúc tháo gỡ tất cả bảng hiệu có nội dung không đúng quy định, trong đó có bảng hiệu để tên gọi là “chùa Hoằng Pháp Trung ương”.
Cơ quan chức năng cũng thông tin cho biết các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cấp cho tập thể và cá nhân ông Nguyễn Minh Phúc như 5 Huân chương Lao động, 2 bằng khen… không có tên trong danh sách khen thưởng lưu trữ tại Ban Thi đua – Khen thưởng, các trường hợp được khen thưởng không hề có tên ông Nguyễn Minh Phúc.
Chùa Ba Vàng phản hồi không nhận được yêu cầu báo cáo tiền công đức, Bộ Tài chính nói gì?
Trong khi chùa Ba Vàng khẳng định không nhận được được bất kỳ văn bản nào yêu cầu nhà chùa phải nộp báo cáo thu, chi tiền công đức, cũng như không có đoàn kiểm tra nào đến chùa, Bộ Tài chính lại trưng bằng chứng đã có văn bản yêu cầu báo cáo.
Ngày 21/7, Bộ Tài chính có báo cáo gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó thủ tướng Lê Minh Khái về kết quả thực hiện thí điểm kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất kế hoạch kiểm tra tổng thể trên phạm vi toàn quốc.
Trong nội dung báo cáo, có Chùa Ba Vàng và hơn 50 di tích khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không có báo cáo về việc thu chi tiền công đức.
Ngay sau khi thông tin được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, đêm 22/7, sáng 23/7, chùa Ba Vàng đã phát đi thông cáo cho rằng: "Việc báo chí đưa tin chùa Ba Vàng không báo cáo thu, chi tiền công đức là hoàn toàn sai sự thật, gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng đến uy tín của chùa Ba Vàng nói riêng và Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung".
Thông báo của chùa Ba Vàng nêu: "Không hề có một đoàn kiểm tra nào đến chùa Ba Vàng trực tiếp kiểm tra việc thu, chi tiền công đức. Chùa Ba Vàng cũng không nhận được bất kỳ văn bản nào yêu cầu nhà chùa phải nộp báo cáo thu, chi tiền công đức".
Trước phản ứng của chùa Ba Vàng, Bộ Tài chính đã công khai công văn bản yêu cầu Chùa Ba vàng báo cáo thu chi công đức.
Bộ Tài chính công khai công văn yêu cầu chùa Ba Vàng báo cáo thu chi công đức
Cũng theo Bộ Tài chính, nội dung thông tin chùa Ba Vàng không báo cáo về vấn đề thu, chi tiền công đức là Bộ Tài chính báo cáo trên cơ sở báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh.
UBND tỉnh Quảng Ninh tổng hợp từ báo cáo của TP Uông Bí. UBND TP Uông Bí có văn bản yêu cầu các di tích, trong đó có chùa Ba Vàng báo cáo nhưng không nhận được báo cáo của một số di tích.
Được biết, tổng số di tích tổng hợp báo cáo là 450 di tích/637 di tích toàn tỉnh Quảng Ninh, tuy nhiên, số di tích có báo cáo thu, chi được tổng hợp số liệu chỉ là 221/450 di tích được thống kê. Đáng chú ý, phần thông tin của chùa Ba Vàng để trống ở tất cả các nội dung báo cáo trong năm 2022 và 4 tháng đầu năm nay gồm: tổng số thu, tổng số chi, chi tiết nội dung chi.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong đợt thí điểm kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vừa qua, thời kỳ kiểm tra là trong năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2023.
Đoàn kiểm tra liên bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương kiểm tra đối với các di tích quốc gia đặc biệt (khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử; khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều; khu di tích lịch sử Bạch Đằng và di tích đền Cửa Ông). Đoàn kiểm tra liên ngành của địa phương tự kiểm tra đối với các di tích còn lại.
Về thu, chi tiền công đức, tài trợ tại các di tích, báo cáo nêu rõ trong năm 2022: tổng số thu là 70,8 tỉ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng); tổng số chi là 54,4 tỉ đồng.
Qua 4 tháng đầu năm nay: tổng số thu là 61 tỉ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng), gần bằng số thu cả năm 2022; tổng số chi là 29,4 tỉ đồng.
Đáng chú ý, theo Bộ Tài chính, số liệu nêu trên được tổng hợp từ báo cáo của 221 chủ thể, bằng 47% trên tổng số chủ thể quản lý di tích. Sau khi loại trừ số di tích không có công đức, còn trên 50 di tích không có số liệu báo cáo, trong đó có chùa Ba Vàng thuộc di tích cấp tỉnh.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về sự việc ồn ào ở chùa Cự Đà Sau "trải nghiệm kinh hoàng" của một cháu bé trong khóa tu tại chùa Cự Đà, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức lên tiếng. - Phóng viên: Sau sự việc ồn ào ở chùa Cự Đà, Giáo hội phật giáo Việt Nam đã đề nghị Ban trị sự phật giáo TP Hà Nội gửi báo cáo về vụ việc. Đến nay...