Đề nghị truy thu hơn 7 tỷ đồng trong vụ Đại học Đông Đô cấp bằng giả
Viện Kiểm sát đề nghị Tòa sơ thẩm tuyên phạt cựu Hiệu trưởng Đại học Đông Đô từ 12-13 năm tù; đồng thời đề nghị truy thu hơn 7,1 tỷ đồng Đại học Đông Đô thu lời bất chính từ hành vi làm bằng giả.
Sáng 24/12, phiên xét xử sơ thẩm vụ án các lãnh đạo, cán bộ trường Đại học Đông Đô cấp bằng giả kết thúc phần xét hỏi. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với từng bị cáo.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm (Ảnh: CTV).
Theo đó, với cáo buộc các bị cáo phạm tội “ Giả mạo trong công tác”, VKS đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Dương Văn Hòa (cựu Hiệu trưởng Đại học Đông Đô) từ 12-13 năm tù; hai cựu Phó Hiệu trưởng Trần Kim Oanh và Lê Ngọc Hà cùng bị đề nghị tuyên phạt từ 9-10 năm tù; bị cáo Trần Ngọc Quang (cựu Phó trưởng Phòng Quản lý đào tạo và quản lý sinh viên): 8-9 năm tù.
Sáu bị cáo còn lại bị đề nghị tuyên phạt mức án cụ thể: Nguyễn Thị Huệ (cựu Trưởng Phòng Tài chính, kế toán): 6-7 năm tù; Phạm Vân Thùy: 3-4 năm tù; Lê Thị Thanh Tâm và Nguyễn Thị Ngọc Thái: cùng 30-36 tháng tù, hưởng án treo; Lê Thị Lương và Ngô Quang Hiển: cùng 12-18 tháng tù, hưởng án treo.
Về dân sự, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị truy thu, nộp ngân sách hơn 7,1 tỷ đồng mà Đại học Đông Đô đã thu lời bất chính từ hành vi làm bằng giả.
Dùng bằng giả để làm nghiên cứu sinh
Theo đại diện VKS, trường Đại học Đông Đô chưa làm thủ tục đề nghị và chưa được Bộ Giáo dục – Đào tạo cho phép đào tạo văn bằng 2, trong đó có ngành tiếng Anh. Quá trình tuyển sinh, bị can Trần Khắc Hùng (Chủ tịch HĐQT, hiện đang bỏ trốn) thấy nhiều người có nhu cầu lấy văn bằng 2 ngôn ngữ Anh.
Video đang HOT
Từ đó, ông Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chỉ đạo Ban Giám hiệu, Viện đào tạo liên tục, Viện 4.0… thực hiện cấp văn bằng 2 giả của hệ chính quy ngành ngôn ngữ Anh cho người có nhu cầu lấy bằng không qua tuyển sinh, đào tạo theo quy định.
Cựu Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô Dương Văn Hòa bị đề nghị từ 12-13 năm tù (Ảnh: CTV).
Từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019, bị can Hùng và đồng phạm đã làm, cấp bằng, giấy chứng nhận giả cho 431 trường hợp, thu lợi bất chính hơn 7,1 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra đã làm rõ 210 trường hợp được cấp văn bằng, giấy chứng nhận giả và đã được sử dụng; còn 221 trường hợp chưa xác định được nơi cư trú, đơn vị công tác.
Trong số 210 trường hợp đã được làm rõ, 76 người đã sử dụng vào mục đích cá nhân, gồm: 67 người làm nghiên cứu sinh, 2 người học thạc sĩ, 4 người kê khai hồ sơ công chức và viên chức, 3 người thi công chức hoặc thi thăng hạng.
VKS đánh giá, các bị cáo đều là những người có trình độ học vấn cao, hiểu biết pháp luật, tuy nhiên đã phạm tội vì động cơ vụ lợi. Các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, vị trí công tác ở trường Đại học Đông Đô để giúp sức tích cực cho bị can Trần Khắc Hùng cấp hàng trăm bằng giả cho học viên, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, bức xúc trong nhân dân.
Đối với bị cáo Dương Văn Hòa, VKS thấy, bị cáo Hòa biết việc làm của mình là vi phạm nhưng vẫn thực hiện chỉ đạo của bị can Trần Khắc Hùng để ký 429 bằng giả.
Bị cáo Trần Kim Oanh giữ chức Phó Hiệu trưởng nhà trường nhưng vì động cơ vụ lợi đã chỉ đạo cấp dưới làm hồ sơ, hợp thức việc cấp văn bằng giả… Bị cáo là đồng phạm tích cực cho bị can Trần Khắc Hùng.
Bị cáo Lê Ngọc Hà cũng là một Phó Hiệu trưởng, đã chỉ đạo, tham gia tổ chức cấp bằng giả cho các học viên mà không qua thi tuyển, đào tạo.
Các bị cáo còn lại cũng vì động cơ vụ lợi đã tham gia tiếp nhận hồ sơ, thủ tục để cùng nhóm cựu lãnh đạo trường Đại học Đông Đô cấp bằng giả cho học viên.
Cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô sắp hầu tòa
Theo dự kiến, ngày 26/11 tới đây, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử 10 bị cáo trong vụ án giả mạo trong công tác, xảy ra tại trường Đại học Đông Đô.
Mười bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 2 ngày, 26 và 27/11, do Thẩm phán Phạm Năng Thành làm Chủ tọa.
Mười bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ Trường Đại học Đông Đô bị Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao truy tố về tội giả mạo trong công tác.
Các bị cáo gồm: Dương Văn Hòa - cựu Hiệu trưởng, Trần Kim Oanh - cựu Phó Hiệu trưởng kiêm Phó Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục, Lê Ngọc Hà - cựu Phó Hiệu trưởng, Trần Ngọc Quang - cựu Phó trưởng Phòng Quản lý đào tạo và quản lý sinh viên, Nguyễn Thị Huệ - cựu Trưởng Phòng Tài chính kế toán, Phạm Vân Thùy, Lê Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Ngọc Thái, Lê Thị Lương, Ngô Quang Hiển.
Cơ sở Trường Đại học Đông Đô, tại 60 B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Dương).
Trong vụ án này, bị can Trần Khắc Hùng, SN 1972, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Trường Đại học Đông Đô và đồng phạm bị cáo buộc đã lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý việc tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng đối với hệ văn bằng 2, lợi dụng chính sách tự chủ giáo dục đại học để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, cấp văn bằng 2 tiếng Anh giả cho số lượng lớn các cá nhân có nhu cầu.
Tuy nhiên, vào thời điểm cơ quan điều tra khởi tố vụ án, bị can Trần Khắc Hùng đã bỏ trốn, hiện đang bị truy nã. Do đó, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bị can Trần Khắc Hùng, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
"Kiếm" hơn 7 tỷ đồng từ bằng giả
Theo cáo trạng, trong quá trình tuyển sinh, đào tạo của Trường Đại học Đông Đô, ông Trần Khắc Hùng thấy một số cá nhân có nhu cầu lấy văn bằng 2 ngôn ngữ Anh văn để sử dụng làm nghiên cứu sinh, học thạc sỹ, thi tuyển công chức, thi nâng ngạch...
Từ đó, ông Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn là Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Đông Đô chỉ đạo Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo liên tục, Viện 4.0, Phòng Đào tạo và quản lý sinh viên, Phòng Tài vụ làm, cấp văn bằng 2 giả của hệ chính quy ngành ngôn ngữ Anh cho những người có nhu cầu.
Theo cáo buộc, từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019, bị can Trần Khắc Hùng và đồng phạm đã làm, cấp bằng, giấy chứng nhận giả cho 431 trường hợp, thu lợi bất chính số tiền hơn 7,1 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã làm rõ 210 trường hợp được cấp văn bằng, giấy chứng nhận giả và việc sử dụng bằng giả để kiến nghị xử lý theo quy định. Còn 221 trường hợp được cấp văn bằng giả, cơ quan điều tra đã xác định được họ tên, tuổi người được cấp bằng nhưng không xác định được nơi cư trú, đơn vị công tác.
Đối với trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của Trường Đại học Đông Đô, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an xác định, Trường Đại học Đông Đô chưa làm thủ tục đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh, đào tạo bằng đại học thứ hai.
Tuy nhiên, từ năm 2015 đến năm 2017, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông báo chỉ tiêu tuyển sinh văn bằng 2 hệ chính quy cho Trường Đại học Đông Đô; Vụ Giáo dục đại học xét duyệt đăng tải trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề án tuyển sinh năm 2017, 2018, 2019 có chỉ tiêu văn bằng 2 hệ chính quy.
Năm 2018, Đoàn kiểm tra số 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiểm tra nhưng không phát hiện việc Trường Đại học Đông Đô chưa được phép đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh.
Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã có công văn kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, xử lý nghiêm đối với các cá nhân có trách nhiệm theo quy định của pháp luật và chỉ đạo khắc phục.
Phiên xử vụ Đại học Đông Đô: Tòa triệu tập 200 người, chỉ 2 người có mặt Hội đồng xét xử triệu tập 30 người liên quan và 200 người làm chứng đến phiên tòa sơ thẩm vụ Đại học Đông Đô cấp bằng giả. Tuy nhiên, chỉ 2 người đến tòa tham gia tố tụng. Sau lần phải tạm hoãn hôm 26/11, sáng nay (23/12), Tòa án Nhân dân TP Hà Nội mở lại phiên sơ thẩm xét xử...