Đề nghị Lịch sử là môn học bắt buộc cấp THPT
Ngày 22-5, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã họp phiên họp toàn thể lần thứ 3. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Bộ GD-ĐT, Bộ VH-TT-DL.
Đa số ý kiến thành viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục không đồng tình đối với việc đưa môn Lịch sử cấp THPT thành môn lựa chọn vì nhiều lý do. Thứ nhất, Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thế hệ trẻ; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử; bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội; từ đó hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.
Thứ hai, xét về tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh THPT (15-17 tuổi) có sự trưởng thành về nhận thức, khả năng tiếp nhận tốt hơn về lịch sử đất nước và lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây cũng là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, định hướng giá trị của con người. Thứ ba, ở nhiều nước trên thế giới, môn Lịch sử trong chương trình trung học phổ thông luôn là môn học bắt buộc (Hoa Kỳ, Pháp, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc…).
Từ các lý lẽ trên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, môn Lịch sử có vị trí đặc biệt, có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, học sinh cần được trang bị khối lượng kiến thức này. Vì vậy, ủy ban thống nhất đề nghị Bộ GD-ĐT quy định môn học Lịch sử cấp THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là môn học bắt buộc với khối lượng kiến thức phù hợp; thiết kế bao gồm khối lượng kiến thức lịch sử (phần bắt buộc) và khối lượng kiến thức định hướng nghề nghiệp (phần lựa chọn).
Cử tri Quảng Trị: Cần xem Lịch sử là môn học đặc thù, bắt buộc
Tại phiên tiếp xúc với các đại biểu Quốc hội, nhiều cử tri tại tỉnh Quảng Trị cho rằng, cần xem Lịch sử là môn học bắt buộc, nên tăng thời lượng và nâng cao chất lượng dạy học đối với môn Lịch sử.
Video đang HOT
Đoàn Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 3.
Ngày 12/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị gồm các ông: Lê Quang Tùng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Thượng tá Nguyễn Hữu Đàn - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiếp tục phiên tiếp xúc cử tri tại thị xã Quảng Trị và TP Đông Hà trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Các cử tri đã nghe đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh báo cáo các một số nội dung sẽ được thảo luận tại kỳ họp sắp tới; đồng thời điểm qua một số nét về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh các tháng đầu năm 2022 và hoạt động nổi bật của địa phương trong đại lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị vừa qua.
Ông Hà Sỹ Đồng thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh báo cáo các một số nội dung sẽ được thảo luận tại kỳ họp sắp tới.
Đặc biệt, trong phiên tiếp xúc với các đại biểu Quốc hội lần này, cử tri tại thị xã Quảng Trị đã nhấn mạnh tính cần thiết của môn học Lịch sử. Cử tri cho rằng, nên xem Lịch sử là một môn học đặc thù, môn học đặc biệt quan trọng, theo hướng là môn bắt buộc chứ không phải là môn tự chọn.
Cử tri nêu rằng, tại một số kỳ thi vừa qua, có tình trạng Hội đồng thi THPT chỉ có một hoặc vài thí sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử. Do lịch sử là môn học tự chọn nên số lượng học sinh chọn học môn này cũng tương đối.
Cử tri này nhấn mạnh, khi học sinh không được giáo dục về lịch sử, không quan tâm đến lịch sử sẽ không hiểu biết về lịch sử dân tộc, không hiểu được những cống hiến, hy sinh của cha ông. Từ đó, sẽ có hiện tượng "phủ nhận, vô ơn" đối với công lao dựng nước và giữ nước của cha ông, lòng yêu nước sẽ phai nhạt và không còn động lực để phấn đấu và bảo vệ Tổ quốc.
Cử tri trình bày ý kiến nên giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ.
Cử tri cho rằng, cần phải tăng thời lượng, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử, loại bỏ tư tưởng dạy Lịch sử theo kiểu "thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép" mà phải có thêm các buổi ngoại khóa, cũng như các không gian tái hiện môn Lịch sử.
Bên cạnh đó, cần quan tâm, xem trọng hơn nữa đối với môn học Lịch sử và tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ, không nên chần chừ mà cần sớm đưa Lịch sử trở thành môn học bắt buộc.
Một vấn đề quan trọng nữa là làm sao để sinh viên tốt nghiệp các ngành Khoa học xã hội nói chung, ngành Lịch sử nói riêng cần ổn định đầu ra cũng như việc làm, thu nhập ổn định cuộc sống
Là địa phương có nhiều di tích lịch sử như ở Quảng Trị thì ngành giáo dục cần tạo điều kiện hơn nữa để học sinh tiếp cận, nâng cao khả năng hiểu biết lịch sử của quê hương, đất nước. Bởi không phải ở đâu cũng có những chứng tích hào hùng mang tầm cỡ quốc gia về lịch sử các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước như ở Quảng Trị.
Phiên tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị.
Từ đó, cử tri cho rằng: "Lịch sử là kết tinh của hồn thiêng sông núi, khí phách của tiền nhân và được xây bằng xương máu của các thế hệ người Việt Nam trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, là sợi dây kết nối liền mạch quá khứ, hiện tại và tương lai, tiếng vọng ngàn xưa với hơi thở của thời đại. Không hiểu lịch sử sẽ trở nên non kém về nhận thức chính trị, ảo tưởng về chân lý, mù mờ về định hướng tương lai...".
Ghi nhận và đồng tình với quan điểm của cử tri về tầm quan trọng của môn Lịch sử, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng cho biết, đây là vấn đề được cử tri tỉnh nhà nói riêng cũng như cử tri cả nước nói chung rất quan tâm hiện nay, đồng thời khẳng định, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ có kiến nghị với Quốc hội về vấn đề này một cách phù hợp.
Bí thư Tỉnh ủy cũng khẳng định: Tỉnh vừa tổ chức thành công các sự kiện 50 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị, 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị với sự tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành Trung ương, bạn bè quốc tế, qua đó đã khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của lịch sử tỉnh nhà qua từng thời kỳ, từ đó phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đề thi trắc nghiệm đối với môn Lịch sử không còn phù hợp, cần thay đổi Có kiến nghị, cần có sự thay đổi trong cách biên soạn sách giáo khoa Lịch sử để giúp học sinh cũng như xã hội hiểu thêm về khoa học lịch sử và tư duy lịch sử. Ngày 10/5, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức tọa đàm tham vấn chuyên gia về "Việc triển khai...