Đề nghị đặc cách cho giáo viên hợp đồng Sóc Sơn

Theo dõi VGT trên

Công đoàn Giáo dục Việt Nam vừa có công văn gửi Chủ tịch UBND TP, Giám đốc Sở Nội vụ và Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị xem xét, hỗ trợ hơn 250 giáo viên hợp đồng tại huyện Sóc Sơn.

Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết ngày 28/3 đã nhận được đơn thư của nhiều giáo viên đang công tác tại huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.

Đề nghị đặc cách cho giáo viên hợp đồng Sóc Sơn - Hình 1

Hơn 250 giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn bàng hoàng trước nguy cơ có thể bị ra khỏi ngành sau hàng chục năm cống hiến. Ảnh: Thanh Hùng

Qua công tác nắm tình hình và đơn của giáo viên, Công đoàn Giáo dục Việt Nam được biết, trong thời gian tới UBND TP Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển viên chức năm 2019. Trong số những người có thể dự kỳ thi này có hơn 250 giáo viên cấp Tiểu học và THCS tại huyện Sóc Sơn là những người đã hợp đồng giảng dạy nhiều năm, nhiều người là giáo viên giỏi các cấp, có nhiều thành tích trong giảng dạy; có người có hoàn cảnh khó khăn hoặc đã lớn tuổi. Điều này phần nào gây ra tâm lý lo lắng cho đội ngũ giáo viên tại huyện Sóc Sơn cũng như sự quan tâm của dư luận xã hội.

Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng việc thực hiện chủ trương và các quy định hiện hành của Chính phủ về thi tuyển viên chức để đảm bảo có đội ngũ giáo viên chất lượng tốt, đạt chuẩn về trình độ, chuẩn nghề nghiệp nhất định là việc làm đúng và cần thiết. Tuy nhiên, cần xem xét trong điều kiện cụ thể với những giáo viên đã có nhiều năm công tác trong ngành, để có sự ghi nhận đối với quá trình cống hiến, tạo được sự đồng thuận, tin tưởng của người lao động khi thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, đồng thời thể hiện tính nhân văn và sự quan tâm của các cấp, chính quyền TP đối với sự nghiệp giáo dục.

Đề nghị đặc cách cho giáo viên hợp đồng Sóc Sơn - Hình 2

Ảnh: Thanh Hùng

Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị Chủ tịch UBND TP, giám đốc Sở Nội vụ, giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội quan tâm, có giải pháp để có thể xem xét đặc cách hoặc có chính sách ưu tiên thích hợp trong quá trình thi tuyển viên chức đối với các giáo viên tham gia giảng dạy lâu năm, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn tốt (giáo viên dạy giỏi các cấp, giáo viên có nhiều thành tích trong công tác…); tham gia công tác quản lý, từ tổ trưởng các tổ chuyên môn trở lên; là cán bộ công đoàn (từ tổ trưởng công đoàn trở lên) và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn.

Đối với số giáo viên không trúng tuyển nhưng đã có thời gian công tác trong ngành giáo dục nhiều năm thì xem xét, tiếp tục ký hợp đồng và bố trí ở những nơi còn thiếu.

Đối với những người không trúng tuyển và không bố trí được thì ngoài các chế độ theo quy định của Nhà nước, cần có sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ để họ có cơ hội chuyển đổi công việc, tìm kiếm việc làm mới, sớm ổn định cuộc sống.

Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị lãnh đạo các cơ quan quan tâm, xem xét, có giải pháp phù hợp để đội ngũ nhà giáo sớm ổn định về mặt tâm lý và tập trung cống hiến cho ngành nhiều hơn.

Video đang HOT

Thanh Hùng

Theo vietnamnet

256 giáo viên ở Sóc Sơn có nguy cơ mất việc: Không nên... "đánh úp", "vắt chanh bỏ vỏ"

Bàn về vụ việc 256 giáo viên hợp đồng cả cấp tiểu học và THCS ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) có nguy cơ mất việc, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, chúng ta phải bàn kỹ và có giải pháp "hợp tình, hợp lý", không thể "ngang bằng sổ thẳng" hay "đánh úp" vì giáo dục đang trong giai đoạn chuyển tiếp.

256 giáo viên cấp tiểu học và THCS ở Sóc Sơn (Hà Nội) đang đồng loạt kêu cứu vì có nguy cơ phải ra khỏi ngành sau hàng chục năm công tác trong ngành.

Theo đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng, 256 giáo viên hợp đồng dạy cấp tiểu học và THCS ở huyện Sóc Sơn cho biết, sau khi tốt nghiệp các trường sư phạm, họ được UBND huyện Sóc Sơn kí hợp đồng lao động và được phân công về giảng dạy tại các trường trên địa bàn. Đến nay, đã có người công tác trong ngành giáo dục của huyện gần 30 năm. Lần thi tuyển viên chức này với họ được xem như một cuộc thi "khốc liệt" ở tuổi 40, 50 khiến nhiều người khóc ròng.

Nhiều giáo viên hợp đồng từng là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp thành phố. Không ít thầy cô luôn là giáo viên mũi nhọn trong nhà trường, bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố. Có thầy cô được tặng bằng khen các cấp, tặng huy chương vì sự nghiệp giáo dục.

Tuy nhiên, thầy cô hoang mang lo lắng rằng trong kỳ thi tuyển viên chức sắp tới, trong số họ sẽ khó có thể đỗ vì họ có tuổi rồi, rất khó cạnh tranh với những ứng viên trẻ tuổi với chương trình đào tạo mới. Nếu không đỗ, họ sẽ phải ra khỏi ngành.

256 giáo viên ở Sóc Sơn có nguy cơ mất việc: Không nên... đánh úp, vắt chanh bỏ vỏ - Hình 1

Giáo viên hợp đồng thi trượt hoặc không dự thi kỳ thi viên chức lần này sẽ bị cắt hợp đồng (nguồn ảnh: Vov).

"Bây giờ mất việc, kéo theo đó là rất nhiều hệ lụy. Con người trải qua khổ đau thời trẻ, đến thời hậu vận, trung vận chúng tôi lại gánh rất nhiều nỗi khổ, nhất là khổ tâm vì nghề", một giáo viên ngậm ngùi chia sẻ.

Không nên "vắt chanh bỏ vỏ"

Trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, chúng ta không nên xử lý kiểu "vắt chanh bỏ vỏ" vì như vậy không có tính chất nhân văn, nhân ái. Nhiều giáo viên hợp đồng đã cống hiến thực sự, họ là giáo viên giỏi, giáo viên mũi nhọn với những thành tích trong sự nghiệp giáo dục. Có lẽ, khó khăn e ngại lớn nhất đối với họ khi đối diện với kỳ thi tuyển viên chức sắp tới là trình độ ngoại ngữ và khả năng tin học.

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, việc giảng dạy hiện nay rõ ràng cần yêu cầu về ngoại ngữ nhưng có thể nó chưa phải là tất cả vì nước ta không phải nước toàn dân nói tiếng Anh. Vậy nếu kỳ thi tuyển viên chức, chúng ta đặt ra yêu cầu cao về ngoại ngữ rồi gạt người ta ra khỏi ngành thì chưa hợp lý. Nếu áp đặt cơ chế một cách máy móc thì sẽ làm nhiều người khổ sở, họ mất "bát cơm" nuôi sống gia đình... Như vậy, những người làm chính sách thử hỏi có vui?

256 giáo viên ở Sóc Sơn có nguy cơ mất việc: Không nên... đánh úp, vắt chanh bỏ vỏ - Hình 2

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, vụ việc này người làm chính sách phải có giải pháp hợp tình hợp lý, tránh "vắt chanh bỏ vỏ".

"Ngành giáo dục không phải cứ có cái gì thì rộp phát làm ngay, độp cái làm ngay. Với kỳ thi viên chức, nếu giáo viên hợp đồng lâu năm thiếu gì thì có thể mở lớp bồi dưỡng thêm cho họ. Họ mạnh về kinh nghiệm nhưng thiếu về sự cập nhật ngoại ngữ, tin học. Hoặc đối với những người cao tuổi có thể sắp xếp cho họ công việc trong ngành phù hợp; hoặc cũng có có thể cho họ thi đề riêng, nhẹ nhàng hơn đối tượng khác về yêu cầu ngoại ngữ. Họ có kinh nghiệm mạnh để bù đắp điểm yếu hơn này. Như vậy có lẽ thầy cô đều vui vẻ cả", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nêu quan điểm.

Ông Nhĩ cho rằng, dùng thi công chức với những tiêu chí mới để loại những thầy cô lâu năm chưa cập nhật kiến thức mới là giải pháp quá đơn giản. Làm "sòng phẳng" như vậy, rất có thể chúng ta sẽ loại mất những thầy cô tâm huyết, mũi nhọn, giàu kinh nghiệm và yêu nghề. Đối với vụ việc này, người làm chính sách phải nghĩ cho các thầy cô lau năm, tránh áp dụng biện pháp máy móc, cơ học dẫn đến họ mất việc.

"Trong sự việc này, chúng ta phải bàn kỹ và có giải pháp nào có tình có lý, không thể "ngang bằng sổ thẳng" vì mình đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp. Chẳng hạn, nhiều trường hiện nay nhận sinh viên vào trường, nếu sinh viên chưa đủ ngoại ngữ thì trường mở lớp bồi dưỡng thêm. Hoặc như việc áp dụng chính sách cho người dân tộc đi học lớp "dự bị đại học". Rõ ràng, người dân tộc ít người qua lớp dự bị đại học mới theo kịp chương trình khi vào đại học, bắt người dân tộc thiểu số theo người Kinh làm sao họ theo được?", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nêu ví dụ so sánh.

Lồng ghép cả tiêu chí kiểm tra kiến thức và thâm niên trong kỳ thi viên chức

Bàn về vụ việc, TS. Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học chia sẻ: "Tôi không rõ lắm tiêu chí kỳ thi tuyển viên chức thế nào nhưng tôi nghĩ, tiêu chuẩn thi phải công khai, minh bạch, rõ ràng. Trong tiêu chuẩn thi viên chức, ngoài các tiêu chí liên quan đến chuyên môn thì nên đưa vào tiêu chí thâm niên, kinh nghiệm nghề nghiệp. Vì với những người chưa đi dạy, gọi là "trắng nghề" sẽ khác với người đã tích lũy nghề nghiệp nhiều năm".

Theo nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, thật sai lầm nếu kỳ thi tuyển viên chức chỉ chú ý đến kiến thức, văn hóa mà không đưa vào tiêu chí kinh nghiệm nghề nghiệp.

"Nếu vừa đưa cả tiêu chí chuyên môn kiến thức, vừa đưa tiêu chí kiểm tra thâm niên thì những người cống hiến làm việc lâu năm sẽ có lợi thế hơn về mặt kinh nghiệm thực tế. Ngược lại, những người trẻ mới vào nghề lại có thế mạnh về kiến thức, kỹ năng cập nhật (công nghệ thông tin, ngoại ngữ). Hai tiêu chí đó đều quan trọng và phải hài hòa với nhau. Làm được vậy, kỳ thi sẽ có sự công bằng hơn với mọi đối tượng dự thi".

Thứ hai, những thầy cô giáo đã có nhiều cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, nếu không đạt được tiêu chí về kiến thức cập nhật (ngoại ngữ, tin học) thì chớ vội gạt hẳn người ta ra mà nên cho người ta có thời gian (chẳng hạn 1 năm) để củng cố những kiến thức, cập nhật cái mới đó, sau đó cho thi lại. Rõ ràng, trong thực tế vẫn có những thầy cô dạy lâu năm nhưng chất lượng rất kém, chúng ta sàng lọc, thải loại họ ra nhưng vẫn cần cảnh báo, dự báo. Giống như đào tạo tín chỉ bây giờ, không phải điểm trung bình tích lũy sẽ bị buộc thôi học ngay mà có mức độ cạnh báo trước đó, để người ta khắc phục, cố gắng.

"Tôi không thấy thú vị những chuyện cứ "đánh ào", "đánh úp" một cái. Chúng ta phải có trước có sau tính toán hợp tình, hợp lý nhưng cũng không phải dựng chỗ dựa người kém cỏi thực sự bấu víu vào đó.

256 giáo viên ở Sóc Sơn có nguy cơ mất việc: Không nên... đánh úp, vắt chanh bỏ vỏ - Hình 3

TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học.

Chẳng hạn, việc giảng dạy đặt ra yêu cầu kỹ năng tin học, nếu thầy cô giáo lâu năm không đạt thì có thể tổ chức bồi dưỡng hoặc thông báo tự họ phải học nếu muốn tồn tại. Chương trình mới yêu cầu thầy cô như vậy, không thể nói ngày xưa tôi có học tin học đâu mà giờ lại thi. Chỉ cần cho họ thời gian bồi dưỡng.

Nếu anh không chấp nhận yêu cầu đổi mới thì ra khỏi ngành vì không cái gì vĩnh cửu suốt đời. Ngay cả giáo viên có biên chế cũng nên có kiểm tra trình độ định kỳ, làm như thế để họ hiểu rằng, không phải có biên chế là chắc chân và không phải phấn đấu gì nữa. Tất nhiên, những tiêu chí yêu cầu phải có công bố, dự lệnh để thầy cô có tâm lý chuẩn bị, khắc phục, nếu họ không chịu khắc phục thì ra khỏi ngành, tránh vin vào chuyện "sống lâu lên lão làng", TS. Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.

Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), trong thời gian vừa qua, một số địa phương trong đó có thành phố Hà Nội vẫn còn tình trạng thực hiện hợp đồng làm các công việc chuyên môn trong các đơn vị sự nghiệp công lập là không đúng các quy định hiện hành. Năm 2015, Bộ Nội vụ đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu các địa phương rà soát, giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Về việc 256 giáo viên dạy hợp đồng của huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Bộ GD&ĐT đã có trao đổi trực tiếp với Sở GD&ĐT Hà Nội và phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn, khuyến nghị với 2 cơ quan nêu trên trong quá trình tuyển dụng giáo viên cần xem xét đến những đóng góp của các thầy cô trong thời gian đã thực hiện hợp đồng tại các cơ sở giáo dục để quyết định phương án tổ chức tuyển dụng phù hợp, nhưng phải đảm bảo đúng các quy định hiện hành về tuyển dụng viên chức được quy định tại Luật Viên chức, các Nghị định Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Đề cập việc tuyển dụng giáo viên, theo ông Hoàng Đức Minh, từ năm 2010, khi Luật Viên chức có hiệu lực, việc tuyển dụng viên chức (trong đó có giáo viên các cấp) được thực hiện theo quy định của Luật Viên chức, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Cuối năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ vào các văn bản nêu trên, Bộ GD&ĐT chỉ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và ban hành các văn bản quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập làm căn cứ để các địa phương, cơ sở giáo dục tuyển dụng, sử dụng giáo viên.

Bộ Nội vụ là cơ quan tham mưu cho Chính phủ ban hành các quy định về tuyển dụng, sử dụng viên chức và thực hiện giao biên chế viên chức hàng năm (trong đó có giáo viên) cho các địa phương.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc tuyển dụng và bố trí, sử dụng viên chức theo quy định.

Lệ Thu

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bí mật về quê sau 11 năm ở Hàn Quốc, chàng trai tặng bố mẹ 'món quà' bất ngờBí mật về quê sau 11 năm ở Hàn Quốc, chàng trai tặng bố mẹ 'món quà' bất ngờ
23:07:07 17/01/2025
Nóng: Sao nam 10X bị lừa bán sang biên giới Thái Lan được giải cứu thành công, nhìn ngón tay cái ai cũng thấy khiếp sợNóng: Sao nam 10X bị lừa bán sang biên giới Thái Lan được giải cứu thành công, nhìn ngón tay cái ai cũng thấy khiếp sợ
23:45:51 17/01/2025
Vụ gần 47 tỷ đồng gửi Sacombank "bốc hơi": Tạm dừng phiên tòaVụ gần 47 tỷ đồng gửi Sacombank "bốc hơi": Tạm dừng phiên tòa
21:52:39 17/01/2025
Tài sản lớn nhất của 'trùm phản diện' Hoàng Phúc tuổi U.60Tài sản lớn nhất của 'trùm phản diện' Hoàng Phúc tuổi U.60
23:21:50 17/01/2025
Tiếp viên hàng không xinh đẹp bỏ việc về quê nuôi lợn nhận cái kết bất ngờTiếp viên hàng không xinh đẹp bỏ việc về quê nuôi lợn nhận cái kết bất ngờ
22:53:09 17/01/2025
Bức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Song Hye KyoBức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Song Hye Kyo
05:59:09 18/01/2025
Dọn nhà, cặp đôi vứt nhầm gần 800 triệu đồng tiền mặt vào thùng rácDọn nhà, cặp đôi vứt nhầm gần 800 triệu đồng tiền mặt vào thùng rác
00:59:26 18/01/2025
"Tiểu tam" bị ghét nhất showbiz lộ chuyện mang thai con đầu lòng với người tình U70, "chính thất" liền có phản ứng này"Tiểu tam" bị ghét nhất showbiz lộ chuyện mang thai con đầu lòng với người tình U70, "chính thất" liền có phản ứng này
22:28:20 17/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

YG để lộ chuyện sắp phá sản, còn nhắc đến BLACKPINK - BABYMOSTER, fan lo sốt vó?

YG để lộ chuyện sắp phá sản, còn nhắc đến BLACKPINK - BABYMOSTER, fan lo sốt vó?

Sao châu á

08:05:15 18/01/2025
Mới đây, fan Kpop nói chung và fan BLACKPINK, BABYMONSTER nói riêng được phen xôn xao trước một thông báo từ YG. Không ít người cũng tỏ ra lo lắng cho tương lai của thần tượng mình.
Bạn trai tin đồn của Diệp Lâm Anh: Kém 11 tuổi, quán quân cuộc thi người mẫu

Bạn trai tin đồn của Diệp Lâm Anh: Kém 11 tuổi, quán quân cuộc thi người mẫu

Sao việt

08:00:33 18/01/2025
Sau 2 năm ly hôn chồng doanh nhân, Diệp Lâm Anh xác nhận đã có bạn trai mới. Dù vẫn giấu kín thông tin về đối phương nhưng danh tính nửa kia của người đẹp sinh năm 1989 được cư dân mạng truy tìm.
Vụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giường

Vụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giường

Tin nổi bật

07:31:09 18/01/2025
Tối 17/1, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an huyện Phú Xuyên điều tra nguyên nhân tử vong của 4 người trong một gia đình, ở xã Hoàng Long (huyện Phú Xuyên, Hà Nội).
Lương Thùy Linh - ngôi sao mặc đẹp đang lên

Lương Thùy Linh - ngôi sao mặc đẹp đang lên

Phong cách sao

07:28:01 18/01/2025
Mỹ nhân sinh năm 2000 không theo đuổi thời trang tối giản. Thay vào đó, cô xây dựng phong cách nổi bật, nhiều màu sắc.
Phe ông Yoon cáo buộc lãnh đạo cơ quan điều tra 'vi phạm bí mật quân sự'

Phe ông Yoon cáo buộc lãnh đạo cơ quan điều tra 'vi phạm bí mật quân sự'

Thế giới

07:21:04 18/01/2025
Đội ngũ luật sư của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 16.1 đã nộp đơn khiếu nại cáo buộc lãnh đạo cơ quan cảnh sát và chống tham nhũng đã xâm nhập trái phép tư dinh tổng thống.
Đi về miền có nắng - Tập 10: Cho tiểu thư leo cây, thiếu gia ở bên mẹ đơn thân

Đi về miền có nắng - Tập 10: Cho tiểu thư leo cây, thiếu gia ở bên mẹ đơn thân

Phim việt

07:05:59 18/01/2025
Mở đầu tập 10 phim Đi về miền có nắng, Vân (Yên Đan) thông báo cho Phong (Bình An) biết hôm nay là kỷ niệm ngày hai đứa gặp nhau lần đầu tiên.
Người đáng thương nhất giữa lục đục nội bộ của BIGBANG

Người đáng thương nhất giữa lục đục nội bộ của BIGBANG

Nhạc quốc tế

06:54:35 18/01/2025
Nếu để nói về người chịu tổn thương nhất khi BIGBANG không trọn vẹn, nhiều V.I.P chân chính sẽ chọn - thủ lĩnh G-Dragon
Cực phẩm nhạc lụy mới của Vpop: Cắt đoạn nào viral đoạn đó, câu từ "suy đét" khiến netizen thấm vô cùng

Cực phẩm nhạc lụy mới của Vpop: Cắt đoạn nào viral đoạn đó, câu từ "suy đét" khiến netizen thấm vô cùng

Nhạc việt

06:49:59 18/01/2025
Dù có vẻ không quá quen mặt, Bùi Trường Linh hiện là 1 trong những tài năng trẻ của nền nhạc Việt nhận được sự chú ý lớn từ khán giả.
3 loại hạt tốt cho tim mạch lại không lo tích mỡ bụng

3 loại hạt tốt cho tim mạch lại không lo tích mỡ bụng

Sức khỏe

06:28:12 18/01/2025
Hạt hướng dương chứa nhiều chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm cholesterol, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Trời lạnh và khô, chị em nên mua thêm loại nguyên liệu này về nấu 3 món ngon vừa giàu collagen giúp da mịn đẹp mà giá rất rẻ

Trời lạnh và khô, chị em nên mua thêm loại nguyên liệu này về nấu 3 món ngon vừa giàu collagen giúp da mịn đẹp mà giá rất rẻ

Ẩm thực

06:16:16 18/01/2025
Bây giờ chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn 3 cách làm món ăn ngon từ loại nguyên liệu rất rẻ tiền này để cải thiện làn da khô trong mùa đông nhé!
Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Nữ thần công sở đẹp mê đắm, đỉnh cao nhan sắc chính là đây!

Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Nữ thần công sở đẹp mê đắm, đỉnh cao nhan sắc chính là đây!

Phim châu á

06:03:06 18/01/2025
Trong số các phim Hàn sắp chiếu, có một tác phẩm rất đáng chú ý mang tên My dearest nemesis (tạm dịch: Kẻ thù không đội trời chung yêu dấu).