Để mỗi ngày đến trường là một niềm vui
Để chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới, ngành Giáo dục đã có nhiều hoạt động tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường học.
Bên cạnh cập nhật các kiến thức, kỹ năng về đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng chương trình mới, giáo viên còn được tham gia các hoạt động nhằm cổ vũ tinh thần, giúp họ có được nhiều niềm vui, năng lượng tích cực cho một khởi đầu mới.
Cô trò Trường mầm non Hướng Dương (P.Quyết Thắng, TP.Biên Hòa) trong những ngày đầu năm học. Ảnh: HUY ANH
Tất cả những hoạt động trên đều nhằm mục đích giúp học sinh phát huy được năng lực, phẩm chất cá nhân và được học tập trong hạnh phúc.
Xây dựng trường học hạnh phúc
Đó là chuyên đề tập huấn do Sở GD-ĐT tổ chức cho khoảng 500 cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên cốt cán các trường mầm non trên toàn tỉnh. Chuyên đề nhằm giúp CBQL và giáo viên nắm vững các yêu cầu cần thiết để kiến tạo môi trường học tập phát huy được cảm xúc tích cực và kết nối yêu thương cho trẻ; nhận thức đúng vai trò, hiệu quả của việc tạo động lực và truyền cảm hứng tích cực cho giáo viên để xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động dạy học; kiến tạo được những giờ học hạnh phúc; hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho trẻ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Chủ đề năm học 2022-2023 là “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng GD-ĐT”.
Video đang HOT
Theo đó, CBQL, giáo viên được tập huấn các nội dung: nghệ thuật kết nối yêu thương với người khác và với chính mình; tạo động lực và truyền cảm hứng tích cực cho giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non; phương pháp duy trì động lực để làm việc; ngôn ngữ hướng tới và ngôn ngữ né tránh; kỹ thuật neo, tạo neo để làm chủ cảm xúc; xây dựng môi trường mầm non hạnh phúc.
Tham dự chuyên đề, các CBQL, giáo viên đã được thảo luận, trao đổi, chia sẻ nhiều kinh nghiệm xây dựng trường học hạnh phúc. Không chỉ là những bài nói chuyện chuyên đề khô khan, giáo viên tham gia lớp tập huấn còn được tham gia nhiều hoạt động, trò chơi thú vị. Hình thức tập huấn này đã mang đến cảm xúc vui vẻ, hào hứng cho các giáo viên.
Cô Tăng Thị Lan, Hiệu trưởng Trường mầm non Hóa An (P.Hóa An, TP.Biên Hòa) cho biết: “Việc tham gia chuyên đề đã giúp bản thân được mở mang kiến thức để biết cách xây dựng môi trường sư phạm mang thật nhiều hạnh phúc đến từng trẻ. Thông qua hoạt động trải nghiệm trong chương trình tập huấn, tôi và các đồng nghiệp cũng có được tâm trạng phấn khởi, vui tươi, hào hứng khi chuẩn bị chào đón năm học mới. Chúng tôi mong muốn ngôi trường làm việc của mình sẽ luôn luôn đầy ắp tiếng cười và tràn ngập yêu thương”.
Cô Lan cũng cho biết, bản thân cô và giáo viên được dự tập huấn sẽ phổ biến, chia sẻ lại nội dung tập huấn với các giáo viên trong trường. Bên cạnh đó, nhà trường cũng sẽ đầu tư thêm cơ ở vật chất, trang thiết bị dạy học, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn… nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục.
Cùng tìm giải pháp để dạy tốt
Mặc dù giáo viên đã được tập huấn đầy đủ các chuyên đề cần thiết trong hè nhưng trước thềm năm học mới, Phòng GD-ĐT H.Xuân Lộc vẫn tổ chức tập huấn thêm 2 chuyên đề gồm: Phát triển năng lực môn Tiếng Việt và Xây dựng kế hoạch dạy học.
Theo thầy Trần Ngọc Trác, chuyên viên Phòng GD-ĐT H.Xuân Lộc (phụ trách bậc tiểu học), mặc dù giáo viên đã được tác giả các bộ sách giới thiệu về cấu trúc sách giáo khoa, được tập huấn về phương pháp dạy học nhưng giáo viên vẫn cần tập huấn thêm. Có như vậy, giáo viên mới nắm vững hơn về cách tổ chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực đặc thù môn học.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng rất cần những chỉ đạo, định hướng cho từng hoạt động hình thành các kỹ năng học môn Tiếng Việt. Trong chuyên đề này, Phòng
GD-ĐT H.Xuân Lộc đã tập trung vào nội dung phát triển năng lực môn Tiếng Việt ở các hoạt động đọc (Tập đọc), nói, nghe (Kể chuyện), viết (Chính tả, Tập làm văn).
Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, ở lớp 3 cứ 2 tuần mới có 1 tiết chính tả. Các giáo viên đều cho rằng thời gian như vậy là quá ít, sẽ gây nhiều khó khăn cho việc dạy viết chính tả. Vì vậy, tại lớp tập huấn, giáo viên đã trao đổi, thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến hay nhằm tăng cường phát triển kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 3.
Tham gia các chuyên đề tập huấn, giáo viên phải thực hành soạn giảng và có các tiết dạy mẫu. Thực tiễn này giúp cả giáo viên trực tiếp dạy và giáo viên dự giờ rút ra được những bài học quý giá.
Sau gần 2 năm chưa được tổ chức chuyên đề trực tiếp, việc tham gia tập huấn như vậy giúp giáo viên có tinh thần hào hứng. Chất lượng lớp tập huấn nhờ vậy cũng được nâng lên. Bên cạnh đó, Phòng GD-ĐT H.Xuân Lộc cũng tổ chức chuyên đề thống nhất lại cách xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch các môn học và hoạt động giáo dục theo tinh thần Công văn 2345 của Bộ GD-ĐT về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học cho CBQL.
TP HCM đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho nhà trường
Trong năm học 2022 - 2023, các cơ sở giáo dục công lập tại TP HCM sẽ được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiều hơn
Một trong những phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) TP HCM trong năm học mới là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục; trao quyền chủ động cho giáo viên (GV) trong triển khai kế hoạch bài giảng.
Tự chủ về tuyển dụng giáo viên
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, trong năm học 2022 - 2023, ngành GD-ĐT thành phố sẽ tiếp tục chủ động rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với các nghị định, thông tư mới và với thực tiễn thành phố. Đồng thời, tiếp tục nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục. Triển khai theo lộ trình và phù hợp với thực tiễn các đề án, chương trình đột phá của ngành.
Kỳ tuyển dụng giáo viên năm học 2022 - 2023 tại TP HCM
Trong việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường, lãnh đạo Sở GD-ĐT thành phố đặc biệt nhấn mạnh đến tính chủ động, linh hoạt trong triển khai chương trình mới đối với lớp 3, 7, 10 trong năm học này. Ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết Sở GD-ĐT thành phố cũng chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, GV trong việc thực hiện chương trình mới...; khai thác, sử dụng sách giáo khoa (SGK), các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức liên quan tại địa phương thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; bảo đảm dân chủ, công khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục của trường.
Tại TP HCM, dù mô hình tự chủ ở bậc phổ thông còn khá dè dặt nhưng theo lãnh đạo Sở GD-ĐT thành phố, các cơ sở giáo dục trên địa bàn hiện nay có mức độ tự chủ khác nhau giữa các trường ngoại thành, nội thành, trường đông hay ít học sinh. Sự tự chủ thể hiện ở chương trình giáo dục của nhà trường, về biên chế, trong việc hợp đồng thêm các nhân sự cần thiết như bảo mẫu, GV thỉnh giảng... Thực tế, việc tự chủ tuyển dụng GV đã được thực hiện ở nhiều trường. "TP HCM có 2 trường THPT chuyên là Trần Đại Nghĩa và Lê Hồng Phong đã thực hiện tự chủ hoàn toàn việc tuyển GV. Năm học này có thêm 3 trường THPT theo mô hình tiên tiến triển khai và 4 trường tại khu vực huyện Cần Giờ được tự chủ tuyển dụng GV" - ông Tống Phước Lộc, Trưởng Phòng Tổ chức Cán bộ Sở GD-ĐT TP HCM, thông tin.
Chủ động khi triển khai chương trình, soạn giáo án
Theo ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Sở GD-ĐT đều có hướng dẫn các trường và đội ngũ thầy cô giáo cần bảo đảm theo đúng hướng dẫn chung, đồng thời linh động, chủ động thực hiện, không mang tâm lý chờ đợi.
Để thực hiện được điều này, ông Nguyễn Bảo Quốc cho rằng GV cần thay đổi thói quen, phương pháp dạy học cũ là truyền dạy kiến thức mà cần chú ý hơn đến việc phát triển năng lực, phẩm chất cho người học. "Hiện nay, đâu đó GV vẫn mang tâm lý chờ hướng dẫn xây dựng giáo án từ cơ quan chuyên môn, quá phụ thuộc vào ngữ liệu trong một bộ SGK. Nhận thức này cần thay đổi bởi SGK chỉ là một trong những tư liệu dạy học khi triển khai chương trình mới" - ông Quốc nói.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM cũng cho rằng việc xem SGK chỉ như một tư liệu hỗ trợ dạy học kéo theo cách kiểm tra, đánh giá sẽ có nhiều thay đổi. Kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ ở việc ra các đề kiểm tra, các câu hỏi như những năm học trước mà có thể thay đổi cả dữ liệu để xây dựng câu hỏi, đề kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực học sinh.
Cảnh báo tiêu cực phát sinh khi chuyển đổi số trong giáo dục Đánh giá về việc bùng phát đại dịch Covid-19 khiến nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực phải tiến hành chuyển đổi số một cách cưỡng bức, trong đó có giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng quá trình chuyển đổi này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tại Hội nghị bàn tròn Bộ trưởng Giáo dục Trung Quốc - ASEAN ngày 23-8, Bộ...