Dễ mất hòa khí gia đình vì viêm mũi của bé.
Mấy ngày hôm nay nhà chị Nhung không khí rất nặng nề. Mọi người đều cố gắng giữ hoà khí nhưng thật ra có rất nhiều cơn sóng ngầm giữa chị và mẹ chồng. Tất cả chỉ vì bệnh viêm mũi dị ứng của Bun.
Trời mới có trở lạnh một chút mà Bun đã chảy mũi lòng thòng, ăn ít và quấy khóc. Chị Nhung hàng ngày cố gắng làm vệ sinh mũi cho con thật sạch nhưng Bun vẫn chưa khỏi. Bà nội thì xót cháu, đi mua ngay kháng sinh về định cho cháu uống.
Tuy nhiên, Chị Nhung ngăn lại vì chị biết lúc này kháng sinh là chưa cần thiết. Bà dỗi, mặc dù chị đã giải thích với bà kháng sinh rất hại cho cơ thể trẻ, chưa có chỉ định bác sĩ thì chưa nên dùng. Đặc biệt là Bun vừa qua trận viêm phế quản toàn truyền kháng sinh liều cao rồi, nếu bây giờ lại dùng kháng sinh thì rất hại.
Con là cầu nối yêu thương của mẹ và bà (ảnh minh họa)
Hôm nay chị về sớm tính đưa Bun đi khám. Vừa về đến cửa chị đã nghe tiếng mẹ trong phòng khách nói chuyện với bà hàng xóm. “Khổ quá bà ạ, nhìn cháu mà xót ruột. Nói thì nó không nghe, bảo rằng hại, ngày xưa tôi nuôi bố nó chẳng dùng kháng sinh thì dùng gì. Thôi cháu mình con nó”. Nghe vậy, chị Nhung quyết định rủ bà nội cùng chị đưa Bun đi khám bệnh. Chị hy vọng khi bác sĩ giải thích cặn kẽ, bà sẽ chia sẻ với chị nhiều hơn trong việc chăm sóc Bun.
PGS. TS. Ngọc Dinh đang hướng dẫn phụ huynh cách vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước biển sâu
Video đang HOT
Hai mẹ con cùng đến phòng khám của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh, một trong những chuyên gia tai-mũi-họng hàng đầu Việt Nam với hơn 30 năm kinh nghiệm. Người lớn, trẻ con đang ngồi chờ thật đông vì nhà nào cũng vài người đổ bệnh. PGS. Dinh khám cho Bun cẩn thận xong, giải thích các tác nhân gây viêm mũi dị ứng của Bun. Bác cũng khẳng định thời điểm này chưa cần thiết dùng kháng sinh cho con. Theo PGS. Dinh, kháng sinh chỉ cần tiêu diệt các vi trùng đã thâm nhập sâu vào cơ thể, còn vi khuẩn gây viêm mũi và viêm họng chỉ khu trú ở mũi và thành cổ họng, do đó chỉ cần sử dụng nước biển sâu có vòi xịt phun sương để bảo vệ mũi hàng ngày. “Đây là phương pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi xoang hết sức đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả cho cả người lớn và trẻ con,” PGS. Dinh nhấn mạnh.
Nước biển sâu Xisat được đánh giá là sản phẩm vệ sinh mũi được tin yêu nhất Việt Nam
Ra khỏi phòng khám, Chị Nhung và bà nội thở phào nhẹ nhõm, vậy là giải toả được các cơn “sóng ngầm” cả tuần nay. Theo hướng dẫn của PGS. Dinh, chị Nhung xịt mũi 3 lần ngày cho Bun. Đến ngày thứ 3 đã thấy Bun khỏi hẳn, lại chơi và ăn ngoan. Bà nội cũng đi quảng cáo khắp xóm tác dụng của nước biển sâu.
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, nước biển sâu được khai thác ở độ sâu 450m ở vùng biển Tiền Hải, Thái Bình là nguyên liệu lý tưởng nhất để sản xuất dung dịch vệ sinh mũi. Nguồn nước biển sâu hoàn toàn vô trùng này sau khi khai thác được đưa về nhà máy tại Hưng Yên của Tập đoàn Dược phẩm Merap (Merap Group) và trải qua quy trình sản xuất khép kín trên dây chuyền thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn Đức để cho ra đời sản phẩm Nước biển sâu Xisat.
Các chuyên gia của Tập đoàn Dược phẩm Merap đang kiểm tra chất lượng sản phẩm Nước biển sâu Xisat tại nhà máy ở Hưng Yên
Xisat cũng là nước biển sâu đầu tiên tại thị trường Việt Nam được Bộ Y tế cấp “Giấy chứng nhận lưu hành”. Giấy chứng nhận này được cấp sau khi đoàn công tác của Bộ Y tế có chuyến khảo sát nhà máy Merap ở Hưng Yên để thẩm định dây chuyền sản xuất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, hệ thống kho bãi… Đây cũng được xem là tiêu chí quan trọng nhất cho người tiêu dùng khi lựa chọn mua nước biển sâu để bảo vệ sức khỏe khoang mũi tốt nhất.
Với thiết kế van niêm phong, Xisat được đảm bảo độ chống nhiễm khuẩn tối đa. Nhà sản xuất khuyến cáo người tiêu dùng không nên mua sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi khi niêm phong bảo vệ bị bể, đặc biệt không mở van niêm phong để tái sử dụng bao bì bởi việc này sẽ gây nhiễm khuẩn dung dịch nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo VNE
Phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, nó gây nên những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của trẻ.
Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa thường gây ra những phản ứng của đường hô hấp đặc biệt là của trẻ em. Trong đó viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, nó gây nên những triệu chứng khó chịu cho trẻ. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn gửi đến các bậc phụ huynh thông tin về Nguyên nhân, Triệu trứng, Phòng ngừa và Điều trị bệnh Viêm mũi dị ứng ở trẻ em.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính của viêm mũi dị ứng là do phản ứng dị ứng của niêm mạc mũi trước sự xâm nhập hoặc tái xâm nhập của dị nguyên đặc hiệu như như bụi, phấn hoa, lông chó mèo, bào tử nấm, thời tiết thay đổi... Hiện tượng phản ứng dị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhày của của hệ thống đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang... gây hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc.
Triệu chứng
Triệu chứng Viêm mũi dị ứng ở trẻ em thường xuất hiện thành từng cơn sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc khi thay đổi thời tiết, với các biểu hiện như:
- Ngứa mũi là hiện tượng đầu tiên, biểu hiện là trẻ thường lấy tay day vào mũi và hắt hơi từng hồi.
- Ngạt mũi, khó thở nhiều lúc phải thở bằng miệng.
- Chảy nhiều nước mũi trong, loãng khiến trẻ thường lấy tay quệt ngang mũi gây kích ứng tấy đỏ vùng dưới mũi.
- Ngoài ra trẻ còn có biểu hiện chảy nước mắt, kêu đau đầu, đau họng.
Phòng ngừa
Cách phòng ngừa tốt nhất là hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không cho có mèo vào nhà, không trồng hoặc để hoa có nhiều phấn trong nhà, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bụi bặm ô nhiễm, vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ. Ngoài ra các phụ huynh nên tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Chăm sóc và điều trị
Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết hoặc dị nguyên, các triệu chứng của bệnh làm cho trẻ rất khó chịu quấy khóc, biếng ăn, không ngủ được. Các bậc phụ huynh nên tìm và loại bỏ tác nhân gây dị ứng (dị nguyên): Lau sạch nhà cửa, hút bụi để loại bỏ lông thú nuôi, nếu trong phòng có hoa tươi nên chuyển ra ngoài, tránh cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, mặc quần áo phù hợp khi ra ngoài. Ngoài ra cần Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển ngày 2-3 lần. Để điều trị các triệu chứng của bệnh cần cho trẻ uống thuốc kháng dị ứng.
Theo VNE
Hiểu thêm về dị ứng và hen suyễn Dị ứng là thuật ngữ mô tả một loạt các rối loạn quá mẫn cảm với một hoặc nhiều chất mà hầu hết mọi người thường không phản ứng; trong khi hen suyễn là căn bệnh liên quan cụ thể đến phổi. Phấn hoa là tác nhân gây dị ứng và hen suyễn - Ảnh: Shutterstock Tuy là hai căn bệnh riêng biệt...