Cảnh giác với bệnh nhiễm khuẩn mùa tết.
Ngoài những bệnh mang tính “mùa vụ” như: quai bị, cảm cúm, thủy đậu… thời điểm cận tết cũng là lúc cần đề phòng các căn bệnh nhiễm khuẩn thường gặp khác.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm da (nổi mề đay, ghẻ chóc), nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (tiêu chảy) tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng thường dai dẳng, gây khó chịu cho người bệnh. Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh do sức đề kháng yếu, nếu việc phát hiện bệnh muộn hoặc chăm sóc không đúng cách, có thể gây biến chứng, đồng thời ảnh hưởng đến việc học của trẻ. Đặc biệt, mùa lễ tết, nhiều hoạt động vui chơi diễn ra, việc đến chỗ đông người có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ. Để phòng bệnh, cách tốt nhất vẫn là tránh xa hoặc triệt tiêu mầm mống vi khuẩn ngay khi chúng vừa bám trên da. Sau đây là một số lưu ý để phòng ngừa các căn bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ
“Khử” ổ vi trùng trong nhà
Ngôi nhà sạch sẽ, ấm áp đôi khi lại là nơi chứa cả ổ vi khuẩn không ngờ tới. Chúng tập trung nhiều nhất ở một số vật dụng không được vệ sinh thường xuyên hay những món đồ chơi mà bé ưa thích. Thảm trải sàn, thú nhồi bông, thậm chí chăn ra gối nệm cũng có thể là nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn. Do đó, để khử trùng, cần làm sạch các vật dụng này thường xuyên, hong nắng thật khô hoặc sấy hấp cẩn thận.
Sàn nhà có thể là nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn
Tránh nơi đông người
Chốn đông người là nơi lý tưởng để bệnh nhiễm khuẩn lây lan một cách nhanh chóng. Mầm bệnh có thể phát tán trong không khí chỉ thông qua cái hắt hơi, sổ mũi hay ho khạc của người đi đường rồi “bám” vào người khỏe mạnh. Trong những ngày lễ, việc “bon chen” chơi lễ trong dòng người đông đúc là khó tránh khỏi. Do đó, các bậc phụ huynh nên cẩn trọng khi cho trẻ ra ngoài trong những ngày này. Cần thiết, hãy đeo khẩu trang cho trẻ để vừa phòng bệnh, vừa tránh nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, hạn chế ăn hàng quán lề đường, hay mua thức ăn để trẻ vừa cầm nắm, vừa ăn trên đường.
Video đang HOT
Chốn đông người là nơi lý tưởng để các bệnh nhiễm khuẩn lây lan nhanh chóng
Duy trì vệ sinh cá nhân
Vào mùa lạnh, bé rất “lười” tắm. Điều này làm cho các vi khuẩn gây bệnh có môi trường thuận lợi để ký sinh. Việc tiêu diệt mầm bệnh từ các nguồn trung gian chỉ hạn chế việc chúng bám vào da. Do đó, muốn mầm bệnh bị loại trừ triệt để, phải nhắc nhở bé chú ý vệ sinh cơ thể.
Rửa tay tuy đơn giản nhưng cần thực hiện đúng với sữa rửa tay diệt khuẩn
Vệ sinh ở đây, trước hết là rửa tay sạch sẽ, tối thiểu ở các “thời điểm quan trọng” như: sau khi đi vệ sinh, sau khi ra ngoài, trước khi ăn. Rửa tay tuy đơn giản nhưng cần đúng cách và nên sử dụng sữa rửa tay diệt khuẩn. Thời gian rửa cần duy trì khoảng 15 giây, chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón, rửa tay dưới vòi nước chảy, giữ bàn tay nằm dưới khủyu tay để tất cả vi sinh vật được rửa xuống bồn sau đó làm khô tay bằng khăn sạch.
Bên cạnh đó, lưu ý duy trì thói quen tắm rửa như bình thường, không vì lạnh mà xí xóa hoặc tắm cho bé qua loa. Khi tắm, để bé không bị cảm lạnh, nên pha nước ấm và tắm trong phòng kín nhưng cũng đừng quên tắm bằng sữa tắm diệt khuẩn để vi khuẩn không còn cơ hội “bám víu”.
Các biện pháp phòng bệnh trên không chỉ hiệu quả với bệnh nhiễm khuẩn mà còn với các căn bệnh theo mùa. Chỉ cần một chút lưu ý thì các bà mẹ có thể bảo vệ trẻ.
Theo VNE
Cẩn trọng với rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa (rLTH) là một hội chứng thường gặp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hội chứng này còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, thậm chí cho biết một bộ phận, cơ quan khác trong cơ thể đang có vấn đề.
50% bệnh nhân tới khám bị rối loạn tiêu hóa
Theo BS Hồ Tấn Phát, Phó khoa Nội tiêu hóa - gan mật, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy TP.HCM, RLTH là khái niệm hết sức chung chung khi bệnh nhân có các biểu hiện như đầy hơi, khó tiêu, đi tiêu bất thường, ói... Trung bình, mỗi ngày, trong tổng số bệnh nhân tới khám các bệnh lý về nội - tiêu hóa - gan - mật tại BV Chợ Rẫy, có tới 50% trường hợp bị RLTH.
Có thể chia các trường hợp RLTH ra thành ba nhóm: nhóm bị bệnh tự do đường tiêu hóa, nhóm bị các bệnh lý tiềm ẩn tại đường tiêu hóa và nhóm bị các bệnh lý ở cơ quan khác làm ảnh hưởng tới đường tiêu hóa.
Với nhóm bị rối loạn đường tiêu hóa theo đúng nghĩa đen, thường gặp nhất là hội chứng ruột kích thích. Người bị hội chứng ruột kích thích tuy không tới nỗi nguy hiểm tính mạng nhưng chất lượng sống bị ảnh hưởng nặng nề. "Có bệnh nhân cho biết, 5 năm nay không dám đi dự một đám tiệc nào, sáng có công chuyện đi xa cũng... không dám ăn. Bởi vì chỉ vừa ăn xong là bị đau bụng, phải đi vệ sinh ngay", BS Phát kể.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân cụ thể của hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng một phần do tâm lý của người bệnh. Vì tất cả các xét nghiệm, kết quả nội soi ruột của các bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích tại BV Chợ Rẫy đều bình thường.
Để điều trị hội chứng này, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc để điều chỉnh nhu động ruột, men tiêu hóa, kèm theo trị liệu tâm lý để tránh lo âu. Ngoài ra, bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích thường được khuyên không nên ăn các thức ăn nhiều tinh bột, sữa, đồ nguội, chua. Các thức ăn này sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều thực phẩm bổ dưỡng, ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh cũng gây RLTH.
"Trẻ em bây giờ hay bị hội chứng trào ngược, RLTH do sữa. Bởi một số loại sữa có quá nhiều vi chất, chất bổ. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, không hấp thu được. Không chỉ trẻ nhỏ, ngay cả người lớn nếu ăn đồ khó tiêu, không hợp vệ sinh cũng có thể bị RLTH", BS Phát cho biết.
Biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Vì RLTH mang cùng triệu chứng với nhiều bệnh hiểm nghèo hơn, đáng kể nhất là ung thư (nhất là ung thư đường ruột), hoặc các bệnh khác như bệnh đau bao tử, bệnh ợ chua, bệnh nhiễm khuẩn, viêm đại tràng, bệnh liên quan đến tuyến giáp trạng, sán lãi, viêm tụy tạng mạn tính, bệnh không dung nạp sữa (lactose intolerance)..., bệnh nhân cần đi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định. Tùy theo tình trạng bệnh lý và tuổi tác, bác sĩ sẽ có những chỉ định xét nghiệm khác nhau.
Do vậy, theo đúng trình tự, thì khi bệnh nhân bị hội chứng RLTH đến khám, các bác sĩ sẽ cho tầm soát các nguyên nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa. Sau đó, tùy đặc điểm bệnh sử, bệnh nhân sẽ được cho tầm soát các nguyên nhân gây bệnh tương ứng.
Nếu tự nhiên bạn bị biếng ăn, mất ngủ, sụt cân, nóng sốt, đại tiện ra máu, mất quá nhiều nước, hoặc cơ thể trở nên khác thường một cách kỳ lạ vô nguyên cớ, người xanh xao, đau bụng kéo dài không giảm (dù đã điều trị), cần đi khám ngay để đề phòng đó là biểu hiện ban đầu của các bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt với những người trên 50 tuổi, có lẽ đây không phải là những triệu chứng của hội chứng RLTH. Những bệnh nhân này nên đi khám càng sớm càng tốt.
Trâm Anh
Theo PNO
Hit mới của Uyên Linh dẫn đầu BXH Zing Trái với sự giảm nhiệt của bộ phim "Mỹ nhân kế" sau khi mùa Tết kết thúc, ca khúc nhạc phim "Chờ người nơi ấy" qua giọng hát của Uyên Linh lại tăng tốc trong việc chinh phục thị trường nhạc Việt. Cứ ngỡ sau một thời gian "làm mưa làm gió", ca khúc chủ đề cũng sẽ có "số phận" giống với...