Để không bị sâu răng, cần tránh xa những loại thực phẩm này
Những điều chỉnh nhỏ trong chế độ ăn uống cũng có thể tác động lớn tới sức khỏe răng miệng.
Nhiều người lo ngại về việc duy trì sức khỏe răng miệng vì tiêu thụ đồ ăn kém lành mạnh và ít có cơ hội tới khám nha sĩ.
Để có hàm răng chắc khỏe, bạn cần tăng cường những thực phẩm ít carb và đường, giàu chất xơ, các chất dinh dưỡng quan trọng giúp bảo vệ răng như canxi, photpho, magie. Đồng thời, tránh dùng các món ăn chứa đường, đã qua chế biến, có tính axit và carb cao. Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh là việc quan trọng nhất để duy trì sức khỏe răng miệng.
Dưới đây là tổng hợp một số loại thực phẩm nên và không nên ăn nhằm tránh sâu răng và các vấn đề về răng khác:
Thực phẩm nên tiêu thụ
Cacao
Polyphenol trong ca cao có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng và tạo ra một rào cản giữa răng với mảng bám.
Mark Burhenne, nha sĩ kiêm người sáng lập trang mạng AsktheDentist.com cho biết, nếu loại bỏ hàm lượng đường trong sô cô la, loại thực phẩm này có thể giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách tiêu diệt một số vi khuẩn và ngăn chặn mảng bám hình thành trên răng.
Một nghiên cứu vào năm 2009 đã chỉ ra, polyphenol ở ca cao giống với một số chất trong cà phê và trà có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng, tạo ra một rào cản giữa răng và mảng bám. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra, nước súc miệng chứa thành phần là cacao có thể loại bỏ loại vi khuẩn gây sâu răng phổ biến nhất Streptococci mutans một cách hiệu quả.
Do đó, sô cô la đen chứa ít đường là lựa chọn tuyệt vời để bạn vừa thỏa mãn cơn thèm ăn vừa bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Sữa
Các sản phẩm làm từ sữa bò ăn cỏ như phô mai và bơ chứa nhiều vitamin K2, một chất dinh dưỡng rất quan trọng giữ cho răng khỏe mạnh.
Trên thực tế, thiếu vitamin K2 là hiện tượng vô cùng phổ biến hiện nay. Trong khi tất cả các loài động vật có vú có thể chuyển đổi vitamin K1 thành K2 một cách dễ dàng thông qua hệ tiêu hóa, con người lại không có khả năng này. Do đó, mọi người nên tăng cường các loại thực phẩm giàu chất này bao gồm sữa, phô mai, bơ, đậu tương lên men, thịt bò, pate gan, trứng và gan gà.
Cá béo là thành phần quan trọng và không thể thiếu trong nhiều chế độ ăn uống lành mạnh. Chúng rất giàu vitamin D, một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể và có khả năng giảm nguy cơ bị sâu răng
Ngoài ra, vitamin D còn hoạt động kèm với vitamin A và vitamin K2 để cung cấp canxi cho răng, tăng cường men răng từ trong ra ngoài. Thiếu hụt bất kỳ chất dinh dưỡng nào trong số này cũng sẽ ảnh hưởng tới men răng. Chất béo omega-3 trong cá hỗ trợ sức khỏe nướu và thậm chí giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh nha chu, viêm nướu.
Cá ngừ, cá thu và cá hồi là một số loại cá béo giàu vitamin D và omega-3 nhất.
Video đang HOT
Không chỉ làm sạch răng, rau xanh còn hỗ trợ các vi khuẩn có lợi trong miệng hoạt động hiệu quả.
Khác với thực phẩm giàu carb, rau xanh kích thích miệng sản sinh ra nhiều nitrite có khả năng loại bỏ vi khuẩn.
Theo nha sĩ Mark, rau càng xanh đậm thì càng có lợi vì chứa nhiều khoáng chất cơ thể cần để tái tạo và duy trì răng chắc khỏe. Những loại thực phẩm mọi người nên đưa vào chế độ ăn bao gồm cải xoăn, súp lơ xanh, rau cải, cải lông và rau chân vịt.
Bưởi và cam
Mặc dù nằm trong nhóm thực phẩm sở hữu tính axit cao, bưởi và cam lại có lợi cho sức khỏe răng miệng nếu bạn tiêu thụ ở mức độ vừa phải.
Hai loại thực phẩm này đều chứa hàm lượng vitamin C cao, hợp chất giúp bảo vệ các mạch máu và mô liên kết trong miệng. Chúng cũng góp phần làm chậm sự tiến triển của viêm nướu, ngăn ngừa các bệnh về răng.
Một nghiên cứu vào năm 2005 đã cho thấy, tiêu thụ bưởi mỗi ngày trong hai tuần giúp tăng cường lượng vitamin C và giảm chảy máu chân răng đáng kể.
Thực phẩm nên hạn chế ăn
Bánh quy
Carb trong bánh quy sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường, từ đó kích thích vi khuẩn gây sâu răng hoạt động.
Các thành phần trong bánh quy như muối, đường sẽ kích thích vi khuẩn gây sâu răng phát triển trong miệng. Hơn nữa, chúng còn góp phần tạo nên những mảng bám trên răng do sản sinh ra nhiều axit.
Nếu bạn thèm ăn bánh quy nhưng vẫn muốn bảo vệ răng, hãy lựa chọn những loại làm từ hạt và chứa ít đường nhất có thể.
Trái cây sấy
Trái cây sấy chỉ còn lại đường sau khi bị hút nước và tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này rất dễ dẫn tới sâu răng.
Trái cây sấy thực sự không có lợi như nhiều người vẫn nghĩ. Loại thực phẩm này đã được hút hết nước và còn lại rất nhiều đường. Trên thực tế, trái cây có lợi cho sức khỏe răng miệng một phần là vì chúng chứa nhiều nước.
Nước ngọt có ga
Không chỉ sở hữu hàm lượng đường cao, tất cả các loại đồ uống này đều chứa rất nhiều axit. Axit góp phần gây sâu răng, viêm nướu và dẫn tới các bệnh về răng miệng.
Nếu bạn muốn thưởng thức nước ngọt có ga, hãy uống trong một khoảng thời gian ngắn và uống nước ngay sau đó để tránh sâu răng.
Đậu và hạt
Đậu và hạt thường nằm trong danh sách những loại thực phẩm lành mạnh. Tuy nhiên, axit phytic trong chúng lại có thể góp phần gây sâu răng.
Axit phytic khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng như canxi, photpho, vitamin D và magie hơn. Như đã đề cập ở trên, thiếu hụt những chất này rất dễ dẫn tới sâu răng và viêm nướu. Nếu bạn muốn ăn những loại thực phẩm này thì nên uống nước và đánh răng sau khi ăn.
Nghiến răng khi ngủ và cách trị nghiến răng
Nghiến răng khi ngủ là một trong những biểu hiện cho biết cơ thể bị rối loạn vận động trong giấc ngủ. Tình trạng này không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu lâu dài có thể dẫn tới một số bệnh lý và biến chứng khó lường về răng miệng.
1. Hiện tượng nghiến răng khi ngủ
Hiện tượng nghiến răng khi ngủ xảy ra ở nhiều người, có nhiều người mắc phải triệu chứng nghiến răng khi ngủ. Đối với hiện tượng này, chúng không chỉ gây phiền phức, khó chịu cho người ngủ cùng mà còn gây ra các hiện tượng xấu như khiến răng, hàm của người bệnh dễ bị tổn thương.
Cách cụ thể để hiểu rõ hơn về bệnh là người bị nghiến răng khi ngủ hai hàm răng sẽ bị ghì và siết lại sau đó nghiến chặt lấy nhau. Điều này tạo nên áp lực lên răng và khi lực nghiến mạnh có thể tạo ra âm thanh ken két rất khó chịu.
Đối với trường hợp người bị nghiến răng khi ngủ sẽ xuất hiện kèm một vài hiện tượng khác như: ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ.
Nghiến răng khi ngủ còn có thể căn cứ một số dấu hiệu như:
- Xiết chặt răng, cắn chặt răng khi ngủ, điều này phát ra âm thanh ken két khiền người bên cạnh thức giấc.
- Bị tổn thương trong má do nhai.
- Khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
- Có cảm giác bị đau tai.
- Xuất hiện triệu chứng đau đầu, ê ẩm.
- Răng bị sứt mẻ, mòn hoặc nứt, lung lay.
- Răng dễ bị đau và nhạy cảm hơn với đồ ăn.
Nghiến răng khiến cơ hàm đau mỏi - Ảnh Internet
- Cơ hàm kém linh hoạt, bị mỏi hàm, hàm bị chặt khó khăn khi mở và đóng lại.
- Khi bị đau nhức hàm, cổ, mặt.
- Tình trạng nghiến răng khi ngủ gây triệu chứng đau đầu.
2. Cách trị nghiến răng khi ngủ
Muốn điều trị tình trạng nghiến răng khi ngủ, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng và xác định tình trạng này để kiểm tra xem bệnh nhân đang mắc bệnh ở mức độ nào.
- Kiểm tra đau nhức ở các cơ hàm ở người bệnh.
- Khi người bệnh có thể bị mất răng hoặc vỡ răng hay không.
- Kiểm tra tổn thương xương bên dưới và bên trong má của người ngủ hay nghiến răng.
- Kiểm tra các rối loạn có thể gây ra chứng đau hàm, đau tai và các vấn đề về răng hoặc tình trạng sức khỏe khác.
Xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng nghiến răng khi ngủ:
Quá trình chữa nghiến răng khi ngủ, khi tìm hiểu phát hiện ra nguyên nhân có thể liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ thì bác sĩ có thể khuyên người bệnh gặp các chuyên gia về giấc ngủ xác định xem có bị chứng ngưng thở hay không và tình trạng nghiến răng khi ngủ đang mở mức độ nào.
Muốn chữa nghiến răng khi ngủ khi người bệnh xảy ra tình trạng nghiến răng do tâm lý thì người bệnh cần tìm đến bác sĩ tâm lý để điều trị tâm lý trước khi thực hiện điều trị nghiến răng.
Đối với trường hợp chữa nghiến răng khi ngủ, các bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra đề xuất về biện pháp giúp cải thiện, bảo vệ sức khỏe răng miệng cho người bệnh. Điều này giúp ngăn ngừa hoặc điều chỉnh tình trạng mài mòn răng do chứng nghiến răng khi ngủ gây ra. Ngoài ra, bệnh nhân còn cần sử dụng thuốc.
Tìm hiểu nguyên nhân nghiến răng khi ngủ để có biện pháp điều trị đúng - Ảnh Internet
Có một vài trường hợp người bị nghiến răng cần được sử dụng thuốc giãn cơ, tiêm botox được dùng trong trường hợp người bị mắc chứng nghiến răng khi ngủ nghiêm trọng và không áp dụng phương pháp điều trị khác thì đây là cách trị nghiến răng hiệu quả. Loại thuốc có thể giúp người bị nghiến răng kiểm soát lo lắng, stress hoặc chống trầm cảm.
Một số phương pháp can thiệp nha khoa khác có thể sử dụng như cách trị nghiến răng:
- Sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm: Người bị nghiến răng có thể sử dụng máng chống nghiến răng khi ngủ để bảo vệ hàm răng của mình. Khi sử dụng dụng cụ này có thể được làm bằng các loại vật liệu mềm hoặc acrylic cứng và được thiết kế giữ răng tách nhau ra, điều này khiến răng tránh được các tổn thương khi nghiến răng xảy ra.
- Chỉnh nha: Việc đeo máng chống nghiến răng khi ngủ có thể gây ra những khó chịu nhất định cho người bệnh, bạn có thể lựa chọn biện pháp chỉnh nha để chữa những hư hỏng trên răng.
Các biện pháp hạn chế tình trạng nghiến răng khi ngủ:
- Kiểm soát tâm trạng.
- Thay đổi thói quen, hành vi của bản thân.
- Thay đổi các thói quen ăn uống, sinh hoạt.
- Hạn chế thói quen nhai những thứ không phải thức ăn như: kẹo cao su, kẹo bạc hà,...
- Nên bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm chứa canxi, magie trong chế độ ăn.
- Thư giãn trước khi ngủ để dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon hơn.
Những thông tin về nghiến răng khi ngủ, cách trị nghiến răng khi ngủ ở trên có thể giúp các bạn tìm được đúng nguyên nhân và điều trị bệnh nghiến răng khi ngủ nhanh chóng, không gây hại đến sức khỏe răng miệng.
Ăn thức ăn để qua đêm, người đàn ông đột nhiên bị suy thận cấp: đồ để qua đêm có 2 loại ăn được và 5 loại đừng bao giờ ăn Sau khi ăn cá và tôm còn sót lại từ tối hôm trước, ông Lưu (65 tuổi, Kinh Châu, Trung Quốc) đột nhiên xuất hiện triệu chứng sốt, tiêu chảy, bác sĩ chẩn đoán ông bị suy thận cấp. Khi nấu ăn tại nhà, chắc chắn bạn sẽ gặp phải tình trạng có thức ăn thừa, không ăn hết trong 1 bữa. Sẽ...