Để học sinh đầu cấp không choáng vì kiểm tra

Theo dõi VGT trên

Không còn những bài kiểm tra điểm cao như ở cấp học dưới mà có khi thay vào đó là kết quả dưới trung bình, điều khiến nhiều học sinh và phụ huynh sốc.

Để học sinh đầu cấp không choáng vì kiểm tra - Hình 1

Giáo viên tạo không khí vui vẻ trong tiết học giúp học sinh giảm áp lực – VĂN LÊ

Vì vậy, nhiều giáo viên chia sẻ cách học sinh vượt qua những khó khăn trong giai đoạn đầu chuyển cấp.

Khóc, xin đi học thêm vì lo điểm thấp

Trong cuộc họp phụ huynh học sinh (HS) đầu năm ở các lớp đầu cấp, giáo viên chủ nhiệm thường chia sẻ những khác biệt về chương trình, hình thức và phương pháp học tập ở bậc THCS.

Đặc biệt, ở học kỳ 1 của lớp 6, HS chưa quen với môi trường học tập mới sẽ có những chệch choạc và có thể là những kết quả không như ý muốn. Sẽ không còn những “cơn mưa điểm 9, 10″ như trước đây… Từ đó, các giáo viên tư vấn và lưu ý phụ huynh HS hãy bình tĩnh, đồng hành và động viên để con sớm bắt nhịp với quá trình học tập mới. Nhưng thời điểm này, có không ít HS, phụ huynh đã choáng khi nhận kết quả bài kiểm tra 15 phút, giữa kỳ 1.

Chị Nguyễn Thị Thanh, phụ huynh HS tại Q.1 (TP.HCM), kể lại cảm xúc ôm con gái vào lòng và cố gắng tạo không khí nhẹ nhàng để động viên khi con đi học về, ôm lấy mẹ nức nở khi cho biết bài kiểm tra môn ngữ văn bị điểm dưới trung bình.

Còn phụ huynh Dương Thanh Hùng, ngụ tại Q.8, thì cho hay sau khi làm bài kiểm tra giữa kỳ môn vật lý, con gái tôi đề nghị ba mẹ đăng ký cho đi học thêm vì “con lo quá, con sợ bị điểm kém vì môn học này lần đầu con học, con chưa quen”.

Không chỉ HS lo lắng với kết quả bài kiểm tra của mình mà chính phụ huynh cũng bị “sốc” trong thời điểm này khi biết kết quả học tập nửa đầu học kỳ 1 của con.

Chị Phan Thanh Thủy, phụ huynh HS tại Q.3, cho biết thực sự lo lắng vì khi biết con chỉ đạt điểm dưới trung bình trong khi suốt 5 năm ở bậc tiểu học, cháu luôn có kết quả cao. Đến khi trò chuyện mới biết nguyên nhân lần đầu bài kiểm tra 15 phút, con chưa canh được thời gian nên làm không kịp.

Học sao cho đúng?

Thạc sĩ Trần Nguyễn Tuấn Huy, Trường THCS Trần Bội Cơ (Q.5, TP.HCM), cho hay HS lớp 6 bị điểm thấp, ảnh hưởng tâm lý HS và cả phụ huynh là việc thường xảy ra hằng năm do có sự khác biệt giữa chương trình cũng như phương pháp dạy và học giữa các cấp. Theo thầy Huy, từ cấp THCS đòi hỏi HS phải chủ động hơn trong việc học như chuẩn bị bài, trao đổi, tiếp nhận, phản biện, mở rộng…

HS cần chuẩn bị bài trước ở nhà để khi đến lớp luôn trong tâm thế chủ động, thoải mái, vui vẻ trao đổi kiến thức cùng bạn bè, thầy cô.

Thầy giáo Lê Văn Nam, Trường THPT Trần Văn Giàu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cho hay trong cuộc đời HS, ai mà không một lần bị điểm thấp. “Chính bản thân tôi cũng không tránh được, khi bước vào lớp 10, bài kiểm tra hóa 15 phút đầu tiên của tôi được vỏn vẹn 2 điểm. Bản thân tôi cảm thấy cực kỳ sốc với kết quả này và điều đó không có thể chấp nhận được nên tôi đã cố gắng tìm tòi những phương pháp, kỹ năng giúp học tập tốt hơn”, thầy Nam kể. Vì vậy, để vượt qua những khó khăn trong giai đoạn này, theo thầy Nam, HS hãy tạo cảm giác vui khi đến trường và xem trường như là nhà.

Video đang HOT

Kế đến, HS phải biết tự học. Lớp 10, là năm đầu cấp, nếu không biết cách tự học ở nhà thì các em gặp nhiều khó khăn khi cùng lúc phải tiếp thu lượng kiến thức lớn trong khi thời lượng dạy học của giáo viên chỉ có hạn.

Hãy nắm tay và cùng con bước đi

Với những kết quả kiểm tra không như mong muốn, học trò không có sự thoải mái nên thạc sĩ Trần Nguyễn Tuấn Huy, Trường THCS Trần Bội Cơ (Q.5), nhắn gửi phụ huynh hãy là bạn đồng hành cùng con, nhất là những năm đầu cấp vì đây là thời điểm các con sẽ sốc tâm lý, chán nản.

Phải thật tâm lý, thấu hiểu, cảm thông với những kết quả kém do khách quan mà con gặp phải. Đừng gây áp lực quá cho con, đòi hỏi con phải đạt học lực như cấp tiểu học. Hãy nhớ rằng lên bậc học cao hơn, chương trình mang tính phân hóa khá cao nên những năng khiếu cũng như yếu điểm của con dễ thể hiện ra.

Hãy khích lệ những năng khiếu mà con có, nhẹ nhàng tìm hiểu, bổ sung, khắc phục những yếu điểm của con. Đừng vội đòn roi, quát mắng càng dẫn đến việc con không có điểm tựa tinh thần để giãi bày, lúc đó các em dễ trở nên khép kín.

Thạc sĩ Phạm Lê Thanh, giáo viên Trường THCS-THPT Tân Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM), cũng chia sẻ: Phụ huynh nên dạy các con học cách chấp nhận những rủi ro, thất bại đầu đời. Thay đổi mỗi cấp học sẽ phải thay đổi phương pháp học tập. Có thể giai đoạn đầu các em sẽ có điểm số chưa tốt, bố mẹ đừng thất vọng.

Tuyệt đối đừng so sánh năng lực của con với bạn bè cùng trang lứa mà vô tình làm các con lo lắng, tuyệt vọng. Hãy động viên, sẻ chia và tâm sự cùng con nhiều hơn. Phải thực sự lắng nghe con cái để biết con thực sự cần gì, điều mà bố mẹ mong muốn ở con có vượt quá khả năng của con hay không để điều chỉnh cho phù hợp. Ba mẹ, thầy cô hãy luôn sẵn sàng là những “bác sĩ tâm lý”, “những người bạn lớn” đồng hành cùng con cái.

Phụ huynh cấp 2 Đống Đa bức xúc vì giáo viên "kéo" học sinh ra ngoài dạy thêm

Ngay buổi họp đầu năm học, phụ huynh ngỡ ngàng khi được giáo viên tiếp thị cho các con học 4 môn chính Toán, Văn, Anh ở trung tâm bên ngoài trường.

Giáo viên tiếp thị dạy thêm học thêm

Đầu năm học mới không ít phụ huynh khối trung học cơ sở tại Hà Nội khó nghĩ vì được giáo viên chủ nhiệm tiếp thị về học thêm, dạy thêm tại trung tâm. Không đăng ký cho con học thì sợ con bị trù dập, rồi bị phân biệt đối xử giữa bạn đi học và bạn không.

Để yên thân cũng như lấy lòng giáo viên, nhiều phụ huynh đành gật đầu đăng ký cho con học thêm những môn như Toán; Văn; Anh tại trung tâm do chính giáo viên dạy chính khóa dạy.

Phụ huynh bức xúc nhưng chẳng biết kêu ai vì có kêu cũng chưa chắc giải quyết được vấn đề mà có khi còn bị để ý.

Tình trạng giáo viên vừa dạy ở trường, vừa "kéo" học sinh ra trung tâm dạy thêm thời gian qua gây bức xúc dư luận, phụ huynh không hài lòng, nhưng tình trạng này vẫn diễn ra tràn lan, khó kiểm soát.

Phản ánh đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, phụ huynh Trường Trung học cơ sở Đống Đa (quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội) bức xúc trước việc đầu năm học giáo viên chủ nhiệm đứng ra chèo kéo phụ huynh đăng ký cho con học thêm bên ngoài trường.

Một phụ huynh có con học lớp 6 bức xúc trước việc con mới bước vào lớp 6 mà ngay buổi họp phụ huynh đầu tiên tại trường đã được giáo viên chủ nhiệm "tiếp thị" học thêm bên ngoài trường.

Theo phụ huynh này, mức học phí 120.000 đồng/buổi diễn ra 1,5 giờ. Học sinh sẽ học các môn văn hóa gồm Toán; Văn; Anh; Lý.

Học sinh học vào buổi sáng các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 5. Buổi sáng sẽ có 2 ca gồm ca 1 từ 7h30 đến 9h; ca 2 từ 9h đến 10h30. Riêng môn Văn của cô giáo chủ nhiệm sẽ học 2 ca vào sáng ngày thứ 4.

Phụ huynh cấp 2 Đống Đa bức xúc vì giáo viên kéo học sinh ra ngoài dạy thêm - Hình 1

Nhiều ngõ ngách quanh Trường Trung học cơ sở Đống Đa xuất hiện các lớp dạy thêm, học thêm. Ảnh: Vũ Phương.

Không chỉ phụ huynh khối 6 của Trường Trung học cơ sở Đống Đa bức xúc trước việc con bị "nhồi" đi học thêm mà học sinh lớp 7 của trường này cũng phải đi học thêm ngoài trường từ năm lớp 6.

Phụ huynh Trường Trung học cơ sở Đống Đa thông tin thêm, ngày học thêm bắt đầu từ tháng 8/2020.

Đáng chú ý, phụ huynh cũng cho hay, giáo viên dạy thêm còn bố trí, tổ chức dịch vụ ăn bán trú tại cơ sở dạy thêm đối với học sinh có nhu cầu.

Trao đổi với phóng viên, một phụ huynh có con học lớp 6 Trường Trung học cơ sở Đống Đa thẳng thắn cho rằng: "Nếu như gia đình tôi có nhu cầu cho cháu đi học thêm sẽ tự tìm đến các giáo viên giỏi, phù hợp với con tôi để đăng ký theo học.

Tuy nhiên, việc giáo viên dạy chính khóa lại chèo kéo học sinh ra trung tâm dạy thêm do chính mình dạy là không đúng với quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ cũng như của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội".

Phụ huynh cấp 2 Đống Đa bức xúc vì giáo viên kéo học sinh ra ngoài dạy thêm - Hình 2

Lớp 6A7 Trường Đống Đa học thêm cô giáo chủ nhiệm (mũi tên đỏ) tại một trung tâm gần trường. Ảnh: Vũ Phương.

Dạy thêm có cả dịch vụ bán trú

Phụ huynh này cũng đặt vấn đề: "Nếu con tôi không đi học thêm giáo viên dạy trên lớp có dạy ở trung tâm, vậy con tôi có được đối xử công bằng như các bạn cùng lớp theo giáo viên học ở trung tâm hay không.

Đa phần tâm lý phụ huynh thấy những bạn học cùng lớp con đi học thêm thầy cô dạy ngoài trung tâm mà con mình không đi sẽ rất e ngại cũng như sợ con bị trù nên đăng ký".

Phụ huynh này cũng thẳng thắn cho rằng: "Việc các thầy cô đi dạy thêm ngoài trung tâm bồi dưỡng văn hóa là nhu cầu chính đáng.

Nhưng việc các thầy cô kéo học sinh chính khóa ra trung tâm để dạy thêm sẽ khó đảm bảo tính khách quan, công bằng rằng giáo viên sẽ đối xử với học sinh đi học thêm và không đi học thêm".

Một phụ huynh khác nêu quan điểm: "Việc dạy thêm học thêm cũng là một nhu cầu có thật của một số phụ huynh, học sinh. Nhưng hãy để phụ huynh tự chọn thầy cô giáo phù hợp với con mình để theo học.

Còn việc học thêm, dạy thêm học sinh chính khóa chủ yếu là do o ép, do điểm số hoặc do phong trào học cho vui. Như vậy, rất lãng phí thời gian tiền bạc của phụ huynh và cũng khiến môi trường giáo dục méo mó".

Để tìm hiểu về việc dạy thêm, học thêm như phản ánh của phụ huynh Trường Trung học cơ sở Đống Đa, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có mặt tại địa chỉ trên phố Hoàng Tích Trí.

Phụ huynh cấp 2 Đống Đa bức xúc vì giáo viên kéo học sinh ra ngoài dạy thêm - Hình 3

Lịch học thêm, ảnh do phụ huynh cung cấp.

Địa chỉ học thêm trên chỉ cách Trường Trung học cơ sở Đống Đa vài phút đi bộ. Theo quan sát của phóng viên, địa điểm dạy thêm được tổ chức tại ngôi nhà của một người dân hơn là một trung tâm bồi dưỡng văn hóa.

Sau khi học sinh vào học, cánh cổng nơi tổ chức dạy thêm được đóng chặt. Hết giờ có một người phụ nữ lớn tuổi ra mở cửa cho học sinh về.

Chia sẻ với phóng viên sau giờ học thêm, nhiều học sinh lớp 7A11 Trường Trường Trung học cơ sở Đống Đa cho biết, học ở trung tâm chính là thầy cô dạy chính khóa trên lớp. Tại lớp học thêm không có học sinh nào khác học sinh lớp 7A11.

Một buổi học thêm khác cũng tại địa điểm này. Đó là lớp 6A7 Trường Trường Trung học cơ sở Đống Đa học thêm môn Văn.

Học sinh lớp 6A7 học ở trường thầy cô nào, sẽ học tại trung tâm thầy cô đó các môn Toán; Văn; Anh; Lý.

Theo quan sát của phóng viên, hết giờ dạy thêm, giáo viên dạy môn Văn của lớp này còn đứng ngoài cổng hỏi nay có em nào ăn bán trú thì đăng ký.

Không chỉ tại địa điểm trên tổ chức dạy thêm cho học sinh Trường Trung học cơ sở Đống Đa, nhiều địa điểm khác trong ngõ ngách phố Lương Định Của cũng có các lớp học thêm tương tự cho một số lớp khối 7 và khối 8.

Theo thông tư số 17 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ tại Điều 4 quy định về các trường hợp không được dạy thêm.

Trong đó, Điểm b, Khoản 4 của Điều 4 đã nêu rõ "Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó".

Như vậy, việc nhiều giáo viên Trường Trung học sở Đống Đa dạy thêm tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa lại dạy học sinh chính khóa là vi phạm Thông tư số 17 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2
10:27:08 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mỹ ghi nhận ca tử vong liên quan đến vi khuẩn E.Coli từ cà rốt

Thế giới

14:25:09 18/11/2024
Trước đó, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cho biết Grimmway Farms đã ban hành lệnh thu hồi tự nguyện đối với các mặt hàng cà rốt, vốn cũng đã được vận chuyển đến nhiều cửa hàng ở Canada và Puerto Rico.

Sao Việt 18/11: Kỳ Duyên lên tiếng sau khi trượt top 12 Miss Universe 2024

Sao việt

14:10:24 18/11/2024
Kỳ Duyên nói giấc mơ của cô đã hoàn thành trọn vẹn khi lọt top 30 Miss Universe 2024. Người đẹp tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước Việt Nam.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

Sức khỏe

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Bản nhật ký đang viral khắp Trung Quốc

Sao châu á

14:04:40 18/11/2024
Không chỉ được yêu mến nhờ những diễn xuất cực kỳ dễ thương trong Vĩnh dạ tinh hà , tính cách thật ngoài đời của mỹ nhân sinh năm 1995 cũng được netizen khen ngợi rất nhiều.

Sao nam bị 150 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là bậc thầy diễn xuất đóng phim nào cũng hot điên đảo

Hậu trường phim

14:01:29 18/11/2024
Nam diễn viên từng trải qua thời kỳ khó khăn trong sự nghiệp, nhưng giờ đây anh đã đạt được những thành công không tưởng.

Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân

Phim châu á

13:58:47 18/11/2024
Thâm Tiềm (tên khác: Giấu Kín ) - một bộ phim truyền hình được quay cách đây 5 năm của Thành Nghị đột nhiên nhảy dù phát sóng dù không có bất cứ hoạt động quảng bá nào.

Phim Việt giờ vàng lộ hạt sạn ngớ ngẩn, netizen than trời "phép tính cơ bản mà cũng làm sai"

Phim việt

13:56:12 18/11/2024
Vốn là bộ phim được kỳ vọng sẽ thành công khi nối sóng giờ vàng của Đi Giữa Trời Rực Rỡ, nhưng Tuổi Trẻ Giá Bao Nhiêu trải qua gần 20 tập lại vẫn chưa thể tạo được dấu ấn đối với khán giả.

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

Du lịch

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...

'Chị đẹp' Minh Tuyết bật khóc: Tôi sợ khán giả Việt Nam không đón nhận mình

Tv show

13:11:22 18/11/2024
Trên sân khấu Chị đẹp đạp gió , ca sĩ Minh Tuyết bật khóc tâm sự từng không dám nhận lời tham gia chương trình vì sợ khán giả quê nhà không đón nhận.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

Tin nổi bật

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 19/11/2024

Trắc nghiệm

12:44:21 18/11/2024
Con số may mắn hôm nay 19/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn nhất? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 19/11 là con số nào?