Để học sinh biết bảo vệ, phát triển cây dược liệu
Nhằm góp phần bảo vệ, phát triển nguồn cây dược liệu quý hiếm, thời gian qua, Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (PTDTBT THCS) Trà Don (xã Trà Don, H. Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã triển khai chương trình Giáo dục kỹ năng mềm về trồng dược liệu dưới tán rừng cho học sinh.
Học sinh Trường PTDTBT THCS Trà Don hào hứng tìm hiểu về cây dược liệu.
Với những hoạt động, bài học sinh động, cụ thể, học sinh không chỉ được trang bị kiến thức về nguồn cây dược liệu, giá trị kinh tế, tác dụng của nguồn cây dược liệu, mà còn được hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật trồng, nuôi dưỡng, khai thác, bảo vệ nguồn giống các loại cây dược liệu. Sau gần 1 năm triển khai thực hiện, đến nay, chương trình đã mang lại những hiệu quả thiết thực.
Dạy học gắn với đời sống thực tiễn
Thầy Võ Đăng Thuận – Trưởng phòng GD-ĐT H. Nam Trà My, cho biết: “Nam Trà My được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và thủy văn phù hợp cho nhiều loài cây dược liệu quý nổi tiếng như sâm Ngọc Linh, Giảo cổ lam, quế, đẳng sâm, sâm quy, sa nhân tím, Sâm cau… Từ lâu, đồng bào dân tộc thiểu số Xơ Đăng đã xem các loại cây dược liệu như là một loại thuốc “giấu”, là “bảo bối” dùng để trị bệnh tật và bồi bổ cơ thể mỗi khi đau ốm. Về giá trị kinh tế, có thể nói các loại cây dược liệu hiện có ở vùng núi Nam Trà My có giá trị kinh tế rất cao. Tuy nhiên, hiện nay người dân tộc thiểu số ở đây còn thiếu kiến thức, kỹ thuật chăm sóc, khai thác nguồn cây dược liệu. Với mong muốn giúp người dân địa phương bảo tồn, phát triển được nguồn cây dược liệu trong tương lai, tháng 9-2016, UBND H. Nam Trà My đã có chủ trương xây dựng và phát triển các vườn dược liệu trong các trường học. Chúng tôi nhận thấy rằng đây là một chủ trương đúng đắn và có ý nghĩa hết sức thiết thực, nhằm trang bị cho con em học sinh địa phương ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường có kiến thức, kỹ thuật chăm sóc, nuôi trồng cây dược liệu, góp phần phát triển, bảo vệ nguồn cây dược liệu hiệu quả”.
Chính vì vậy mà trong thời gian qua, Trường PTDTBT THCS Trà Don đã linh hoạt, chủ động tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng về trồng dược liệu dưới tán rừng cho học sinh hết sức hiệu quả, tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ trong các đơn vị trường học trên địa bàn. Thầy Võ Đăng Chín – Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Trà Don, cho hay: “Chương trình giáo dục kỹ năng mềm trồng dược liệu nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức về môi trường sống, cách nhận biết các loại cây dược liệu; giá trị kinh tế, tác dụng của nguồn cây dược liệu; kỹ thuật trồng, khai thác, chế biến một số loại cây dược liệu. Mục tiêu của các hoạt động giáo dục là nhằm giúp học sinh nhận biết được đặc điểm hình thái và lựa chọn được khu vực có điều kiện phù hợp với cây dược liệu; rèn luyện được tính cẩn thận, tỉ mĩ, chịu khó. Hình thành cho các em những kiến thức, kỹ năng trong trồng dược liệu. Từ đó, giúp gia đình tạo ra sản phẩm dược liệu, tăng nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững. Đồng thời thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào việc nhân giống, ươm trồng và nhân rộng diện tích trồng cây dược liệu phục vụ sản xuất và góp phần vào công tác bảo vệ rừng.
Sinh động các hoạt động giáo dục
Theo thầy Võ Đăng Chín, chương trình giáo dục kỹ năng về trồng dược liệu dưới tán rừng cho học sinh được triển khai linh hoạt theo từng đối tượng, học sinh từng bậc học. Chương trình dạy học có thể thực hiện lồng ghép, nội khóa kết hợp với hoạt động ngoại khóa một cách linh hoạt, với mục tiêu cuối cùng là giúp học sinh biết được giá trị kinh tế của cây dược liệu trong đời sống hằng ngày, đặc điểm hình thái của các loại rừng trồng dược liệu, điều kiện, môi trường rừng để trồng cây dược liệu và quy trình trồng, chăm sóc cây dược liệu dưới tán rừng. Chính vì nội dung giáo dục gắn với đời sống thực tiễn nơi sinh sống của gia đình học sinh, kết hợp với nhiều phương pháp dạy học sinh động, hấp dẫn, nên từ khi đưa chương trình giáo dục kỹ năng về trồng dược liệu dưới tán rừng tại các đơn vị trường học thì luôn được giáo viên, học sinh hưởng ứng, tiếp nhận.
“Sau một năm triển khai thực hiện, đến nay, nhà trường đã tạo dựng được một khu vườn thực nghiệm về các nguồn cây dược liệu. Khu vườn hội tụ khá đầy đủ các loại cây dược liệu ở vùng núi Nam Trà My và một số địa phương lân cận. Đây là nơi học tập, thực hành, trải nghiệm của học sinh và giáo viên khi tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng về trồng dược liệu dưới tán rừng. Ngoài việc tổ chức dạy học tại khu vực vườn thực nghiệm, nhà trường còn đưa học sinh đi tham quan, học tập tại phiên chợ sâm núi Ngọc Linh. Tại đây, các em được đích thân giáo viên giới thiệu về các loại sâm quý hiếm, các loại cây dược liệu và nhiều loại nông sản có giá trị khác. Chương trình ngoại khóa tạo cơ hội cho học sinh sự trải nghiệm thú vị, bổ ích từ thực tế cuộc sống chứ không phải học tập qua sách vở. Việc kết hợp với chương trình học tập ở trường với hoạt động ngoại khóa đã giúp cho các em học sinh có được môi trường học tập toàn diện, tạo thêm sinh khí thi đua dạy học sôi nổi khi điều kiện học tập nơi vùng núi cao còn lắm khó khăn, thiếu thốn”, thầy Chín cho biết.
Video đang HOT
Theo Cand.com.vn
Giáo viên dạy học gần 20 năm mới có mấy trăm nghìn thưởng Tết
Những thầy cô cõng chữ lên non chẳng bao giờ dám nghĩ đến quà Tết. Họ chỉ mong trẻ con nơi khó khăn được ăn no, mặc ấm, đến lớp đầy đủ.
Thầy Trần Thanh Sơn - Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Lành trao phần thưởng cho học sinh. Ảnh: NVCC.
Trao đổi với PV, thầy Trần Thanh Sơn - Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Lành (xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), cho biết đã 25 năm công tác trong ngành giáo dục, mới đây, thầy Sơn mới biết đến thưởng Tết.
Học sinh chưa đủ áo ấm, thầy cô không dám nghĩ đến thưởng Tết
"Từ năm 2010 trở lại đây, do tiết kiệm ở những khoản chi khác trong trường nên cuối năm, tôi có sắp xếp được cho cán bộ nhân viên 200-300 nghìn đồng để đón Tết. Ngoài ra, trường không có kinh phí cho giáo viên đón Tết tại trường. Thực tế ở vùng cao, giáo viên không có khoản thu thêm ngoài lương", thầy Sơn nói.
Thầy Sơn cho biết công tác tại trường Tiểu học Suối Giàng, giáo viên phải đi bộ mấy chục km để đến trường, giao thông rất khó khăn. Đến năm 2016, thầy chuyển công tác về tại xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. 100% người dân là dân tộc Dao, 7 thôn xã đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các hộ dân chỉ trông chờ vào làm nương rẫy.
Thầy Sơn nói học sinh ở xã Nậm Lành còn chưa đủ mặc, thiếu quần áo ấm. Mỗi tháng, các em được trợ cấp 11 kg gạo và 22.000 đồng tiền ăn mỗi ngày. Mỗi gia đình một tháng đóng góp cho nhà trường 15 kg củi khô. Trước sự khó khăn như vậy, không giáo viên nào dám nghĩ đến thưởng Tết.
"Là người làm quản lý, mỗi dịp Tết đến xuân về, nhìn hoàn cảnh khó khăn của giáo viên trong trường, tôi thấy buồn vì không giúp đỡ được nhiều. Ở trường tôi, một nữ giáo viên 44 tuổi, có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn khi chồng mất vì nhiễm HIV, một mình nuôi hai con, không có người giúp đỡ. Giáo viên trong trường tiết kiệm, góp thêm vài trăm nghìn để biếu cô làm quà Tết", thầy Sơn kể.
Gần 25 năm công tác tại miền núi, thầy Sơn bảo quà của học sinh cho thầy cô là mỗi túi măng nhỏ sau một mùa thu hoạch. Hình ảnh các em mặt mũi, chân tay nhem nhuốc, đi bộ trên con đường đất mang măng đến biếu thầy ngày Tết khiến giáo viên xúc động.
"Biết các con hoàn cảnh khó khăn nhưng nếu đem tiền để trả thì học sinh không bao giờ nhận. Tôi lại mua cho mỗi học trò một tấm áo mới gửi cho các con mặc Tết", thầy Sơn bảo.
Trường Tri lễ 4 cố gắng có thưởng cho giáo viên
Đây đang là những ngày rét mướt nhất với thầy trò trường Tiểu học Tri Lễ 4 nằm trên dãy Phà Cà Tún (Quế Phong, Nghệ An) - .
Ước mong lớn nhất của thầy giáo nơi đây là nhiệt độ đừng xuống quá thấp, để không thấy cảnh học trò mặc không đủ ấm. Chính vì vậy, câu chuyện thưởng Tết không là mối quan tâm chính trong những ngày này.
Thầy Nguyễn Hồng Hiệp, giáo viên trường Tiểu học Tri lễ 4, cho biết hiện tại giáo viên chưa biết kế hoạch thưởng Tết của trường.
Cuộc sống của giáo viên trường Tri Lễ 4. Ảnh: Quỳnh Trang.
"Như các năm trước, nhà trường chủ yếu động viên tinh thần chứ vật chất không có nhiều. Mỗi năm tùy thuộc vào điều kiện của nhà trường và công đoàn sẽ có phần quà nhỏ hoặc vài trăm nghìn thưởng Tết", thầy Hiệp nói.
Thầy Nguyễn Trọng Quyền - Phó hiệu trưởng nhà trường - cho hay giáo viên vùng cao vất vả cả năm nên ban giám hiệu cố gắng có được chế độ cho thầy cô.
"Do mức thu nhập của nghề giáo thấp, điều kiện nhà trường khó khăn theo điều kiện kinh tế của vùng nên mức thưởng Tết của nhà trường chỉ vài trăm nghìn đồng", thầy Quyền nói.
Ngoài ra, nhà trường không tổ chức tất niên cho cán bộ nhân viên trong trường vì điều kiện không cho phép.
Nữ giáo viên chưa một lần nhận thưởng
Theo cô giáo Vinh, trường THCS Chiềng Phung, Sông Mã, Sơn La, trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhà trường có tổ chức cho thầy trò học bán trú gói bánh chưng. Năm nay, cô và đồng nghiệp không có thưởng Tết. Điều này cũng không còn lạ lẫm vì những năm trước cũng vậy.
Giáo viên trường mầm non Tri lễ 4 chăm lo cho học trò. Ảnh: Quỳnh Trang.
"Học sinh ở đây thuộc dân tộc, miền núi có hoàn cảnh rất khó khăn nên mình cũng không thấy buồn khi không có thưởng. Tất cả vì yêu nghề giáo đã chọn", cô Vinh nói.
Trước đó, cô Cao Thị Nghĩa (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) cũng hơn 10 năm công tác trong nghề ,"quà Tết hiếm lắm", nếu có cũng chỉ là cân gạo nếp, con gà, rau, hạt bầu.
Theo Zing
Dạy học qua dự án: Từ học kỹ năng riêng sang học tích hợp Dạy học qua dự án (Project-based Learning - PBL) được đánh giá là phương pháp phù hợp giúp SV áp dụng các kỹ năng liên môn, liên ngành để đạt được những kỹ năng vượt ra khỏi nội dung sách vở thuần túy. ảnh minh họa PGS.TS Đoàn Quang Vinh - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đã trò chuyện...