Dễ dàng kiếm tiền khủng 20 – 30 triệu/tháng nhờ… nghề livestream
Không thể phủ nhận rằng, livestream đang trở thành một nghề “hái ra tiền” của nhiều người trong thời điểm này.
Livestream… việc nhẹ nhưng lương cao
Chỉ cần bỏ ra chưa tới 30 phút đóng vai trò vừa là người mẫu, vừa chốt đơn, lại giới thiệu sản phẩm là những người mẫu livestream có thể thu hút hàng nghìn người xem và mua hàng trực tiếp cho một shop bán đồ online.
Theo M.Tr (đang làm livestream cho một cửa hàng quần áo ở Cầu Giấy) chia sẻ, công việc được giới thiệu qua một người bạn cũng đang bán hàng tại chính cửa hàng này. Trung bình Tr. sẽ được trả khoảng 200.000 đồng/giờ livestream.
Những ngày cuối tuần shop sẽ đặt live nhiều giờ hơn với các mặt hàng đang được khuyến mãi, trung bình từ 2 lần, mỗi lần 1,5 tiếng có thể giúp Tr. kiếm được khoảng 700.000 đồng đến 1 triệu đồng/ngày.
Việc bán hàng online giúp đáp ứng được thị hiếu của khách hàng khi các livestream có thể cho thấy quá trình trải nghiệm sản phẩm trên người thật, khiến những người mua dễ dàng quan sát và tương tác với người bán thay vì phải tới các cửa hàng như trước kia.
Chủ shop bán giày ở Đống Đa, anh Minh Tân cũng đồng tình: “ Xu hướng livestream đang là hình thức bán hàng hiệu quả hiện nay và những người livestream cũng có thể kiếm được số tiền có thể nhiều hơn cả công việc chính mà họ đang làm. Các địa chỉ online đều muốn thuê người livestream chuyên nghiệp và nhận việc theo tháng để đảm bảo năng suất và sẽ có khi cần. Trung bình mỗi tháng lương người livestream có thể dao động từ 7 – 30 triệu đồng tùy vào hiệu quả làm việc của họ“.
Nếu so sánh với các công việc làm theo giờ khác như gia sư, giúp việc,… thì livestream được coi là công việc “hái ra tiền” với những người trẻ, đặc biệt là những người có ngoại hình và duyên dẫn dắt.
Người có khả năng chốt đơn “thần tốc” luôn được săn lùng
Video đang HOT
Không thể phủ nhận các hot livestream đều có điểm chung là ưa nhìn, ăn nói cuốn hút, khéo léo trong giao tiếp. Bởi lẽ, livestream là công việc đòi hỏi sử dụng nhiều kỹ năng, với các vai trò và sản phẩm bán khác nhau. Người livestream sẽ phải làm MC giới thiệu sản phẩm, người trải nghiệm ngay trước màn hình sản phẩm đó.
Ngoài ra, mục đích cuối cùng của việc livestream là để tăng doanh số bán hàng. Thế nên cái tài chốt đơn hay còn được gọi vui là duyên bán hàng cũng được coi là điều quan trọng không kém. Nhiều người làm livestream không có lợi thế về ngoại hình như các hotgirl nhưng vẫn được săn đón bởi họ có cái duyên bán hàng. Do đó, ngay cả sinh viên nếu có yếu tố này vẫn có thể sống được với nghề mà mức thu nhập ổn định.
Ngoài ra, không chỉ được trả lương cho nhiệm vụ livestream, những người có khả năng chốt đơn “thần tốc” còn có cơ hội hợp tác kinh doanh mà không hề mất vốn. Thông thường, với mỗi sản phẩm thu được, người livestream sẽ được hỗ trợ từ 3-5% giá trị sản phẩm được bán trong livestream. Với những shop hàng uy tín và có độ hot trên mạng xã hội, số tiền hoa hồng này có thể lên tới hàng chục triệu trong một buổi live. Do vậy, sự “đắt sô” luôn tỷ lệ thuận với khả năng chốt đơn.
Và những rủi ro đằng sau ít người biết
Việc biến hóa đa dạng phù hợp với từng sản phẩm là điều những người livestream phải đối diện. Trong số đó không ít mánh khóe có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân.
Nhiều người livestream mới vào nghề, thường chưa có kinh nghiệm lựa chọn nhãn hàng hoặc shop online uy tín để hợp tác nên có thể xảy ra không ít trường hợp rủi ro. Thường gặp nhất là người mua nghĩ tới người livestream chính là chủ shop. Khi phát hiện sản phẩm kém chất lượng, người mua sẽ tìm đến người livestream để yêu cầu giải quyết, đền bù thậm chí sẵn sàng bôi nhọ, đe dọa gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự bằng mọi cách.
Không chỉ vậy, nhiều địa chỉ bán hàng còn có rất nhiều mánh khóe để bán được sản phẩm nhiều hơn. Trong đó việc muốn người livestream phải thực hiện các hành vi có phần nhạy cảm nhằm mục đích câu view, câu like cũng không thiếu.
Nhiều mánh khóe của các chủ shop đã được M.H, sinh viên từng làm livestream chia sẻ: “ Thông thường, với các sản phẩm liên quan đến nhu cầu sinh lý, các shop thường sẽ trả “giá hời” cho những người chịu livestream. Tuy nhiên, yêu cầu thì không hề đơn giản, từ nói chuyện “phòng the” đến ăn mặc hở để bán được sản phẩm“.
Chẳng hạn với các sản phẩm chức năng dạng “một người uống, hai người vui”, hay các sản phẩm đồ chip người livestream sẽ phải mặc các sản phẩm phô diễn cơ thể quá mức gợi cảm … Và hệ lụy sau những giờ live là hình ảnh cá nhân bị ảnh hưởng nặng nề.
Nghề livestream hiện nay đang nổi lên như một xu hướng, có thể giúp thu được khoản tiền khủng nhưng cũng còn lắm rủi ro. Nhiều người livestream khi bước vào nghề cũng có nghĩa là đã đánh cược uy tín, hình ảnh cá nhân vào nhãn hàng mà mình giới thiệu, quảng bá.
Chuột đồng thành đặc sản đắt hơn thịt lợn, người dân đi bắt kiếm tiền triệu mỗi ngày
Đến hẹn lại lên, khi vụ lúa hè thu đến kỳ thu hoạch là dịp những "tay" săn chuột chuyên nghiệp được dịp "hốt bạc" khi mỗi người mang về cả chục kg, thu về cả triệu đồng mỗi ngày.
Chỉ vào bao tải lúc nhúc toàn chuột đồng, anh Nguyễn Văn Bình - trú tại làng Sặt, xã Tân Phong (Ninh Giang, Hải Dương) cho biết, mùa này là mùa chuột béo và ngon nhất trong năm.
Để bắt được nhiều nhất, ban ngày, anh Bình cùng nhóm 4-5 người cùng nhau đi khắp các cánh đồng, theo chân máy gặt để bắt chuột bằng tay. Ban đêm, nhóm của anh lại chia nhau đi soi rồi dùng vợt úp chuột.
"Mùa này những ruộng lúa chưa gặt hết, chuột nằm phía trong cực nhiều, cứ theo máy gặt mà bắt chuột mỏi tay. Sáng nay chúng tôi mới đi 1 ruộng thôi đã bắt được khoảng 10kg rồi. Có ngày 5-6 người bắt nhiều nhất cũng được hơn 1 tạ", anh Bình cho hay.
Nhiều người đi bắt chuột để làm mồi nhậu cho vui nhưng có những người coi đây là công việc chính của mình.
Ban đêm, anh Bình lại cùng nhóm bạn mang đèn pin đi dọc các cánh đồng dùng vợt để bắt chuột. "Chúng tôi đi từ 6 giờ tối đến 1-2 giờ sáng, chia nhau cứ 2 người 1 ruộng rồi lùa trong ruộng lúa, con nào chạy ra thì mình chạy theo rồi ụp, vừa vui vừa mệt", anh Bình kể.
Để bắt được nhiều chuột nhất, vào mùa gặt, những người bắt chuột như anh Bình nhiều khi phải đi sang các cánh đồng của các huyện lân cận, thậm chí sang tận Thái Bình.
Khi những ruộng lúa cuối cùng được thu hoạch xong, lũ chuột lại rồng rắn kéo nhau vào hang trú ấn, chờ ban đêm chạy ra phá hoại mùa màng. Vì thế, anh Bình lại cùng "phi đội" của mình vác cuốc, xẻng đi đào. Hang nào ít cũng phải có 3-4 con, nhiều thì 40-50 con/hang cũng có.
Chuột đi bắt về đến đâu được thương lái thu mua hết đến đó với giá từ 90.000 đồng/kg trở lên.
Theo anh Bình, thịt chuột ở làng Sặt quê anh thành đặc sản từ bao giờ anh cũng không biết. Chỉ nhớ từ khi anh biết đến con chuột trông như thế nào đã thấy người dân lấy thịt chuột làm thức ăn hàng ngày hoặc tiếp đãi khách quý.
Chuột được bày bán quanh năm ở các chợ, nhà hàng như một món không thể thiếu. Vì vậy, nhiều người coi việc bắt chuột là một nghề "kiếm cơm", mang về thu nhập chính cho cả gia đình.
Chuột được làm sạch lông sau đó mang thui với rơm.
Chuột sau khi bẫy về được các thương lái thu mua với giá 100-130.000 đồng/kg. Nếu làm sạch, thui rơm thơm nức được bán với giá khoảng 150.000 đồng/kg, thậm chí 180-200.000 đồng nếu vào đợt khan hiếm. Nếu may mắn, có đêm đội săn chuột 4-5 người có thể thu về vài triệu đồng tiền bán chuột.
Là thương lái chuyên mua bán chuột tại xã canh Nậu (Thạch Thất, Hà Nội), anh Đặng Văn Tân cho biết, thịt chuột đồng được người dân ở đây coi là đặc sản hàng chục năm nay.
"Mùa này chuột được ăn no nên to béo, thịt cũng thơm ngon. Các thợ săn chuột thường đi vào buổi tối. Mỗi đội có khoảng 5 người, cùng nhau xua chuột ra rồi úp, bắt được khoảng 20-30kg/tối, có hôm được nhiều họ còn bắt được cả 50-60kg, mang về bán với giá 90-100.000 đồng/kg ", anh Tân cho hay.
Những con chuột béo múp trở thành đặc sản đắt hơn thịt lợn
Tuy nhiên, theo anh Tân, nghề săn chuột chỉ kiếm được vào khoảng 2-3 tháng vụ mùa, những tháng còn lại có ít chuột, mỗi người chỉ bắt được khoảng 2-3kg.
Chuột đồng được coi là món đặc sản đối với nhiều người. Tùy vào sở thích mỗi người mà thịt chuột được chế biến thành nhiều món khác nhau.
"Chuột thui chín được mổ bỏ ruột, hạch ở sau tai và hai bên đùi chỉ còn phần thịt nạc và lớp da giòn quyện mùi khói rơm nếp, từ đó có thể xào lăn, chiên giòn, hấp rắc lá chanh, nấu giả cầy hoặc nướng", anh Tân chia sẻ.
Tuổi trẻ kiếm nhiều tiền nhưng không thực hiện 4 cách tiết kiệm này thì sau 50 tuổi chắc bạn sẽ hối hận Tiết kiệm tiền là một bài toán dài hơi với nhiều người, đặc biệt là đối với những người trẻ. Rất ít các bạn trẻ có đủ sự kiên quyết và biết cách tiết kiệm tiền 1 năm hoặc 2, 3 năm hay thậm chí nhiều hơn. Tiết kiệm tiền là điều mà bất kỳ ai cũng nên làm nhằm mang đến sự...