Để con trẻ được sống cuộc đời mình
Trẻ em Việt Nam đang phát triển theo ý muốn cha mẹ quá nhiều, thay vì được tự chọn cách phát triển riêng để hoàn thiện mình.
Hiện nay, vẫn còn không ít gia đình không thực sự tìm thấy hạnh phúc, chỉ bởi, bố mẹ luôn muốn áp đặt tư tưởng, suy nghĩ và thậm chí là ước mơ của mình lên con cái. Có những bố mẹ không làm được một công việc nào đó mà họ ao ước, thế là họ muốn con mình theo nghề đó, nối tiếp ước mơ dang dở của họ!
Rất nhiều câu chuyện chỉ vì bố mẹ mong mỏi con trở thành bác sĩ, giáo viên theo mong muốn chủ quan của bố mẹ mà khiến con trẻ phải khép lại giấc mơ của bản thân với những thế mạnh, những đam mê. Tôi từng bắt gặp một cậu học sinh lớp 12 với mong mỏi được học tập trong môi trường kỹ thuật, nhưng chỉ vì bố mẹ muốn cậu ấy thi ngành y, nên cuối cùng, cậu phải bỏ lỡ một năm, vì không đủ điểm. Đến năm sau, khi được thi lại vào trường đại học Bách khoa Hà Nội, có lẽ vì niềm yêu thích nên cậu ấy đã đỗ với số điểm rất cao.
Có những điều mà bố mẹ tưởng rằng sẽ tốt cho tương lai của con nhưng thực sự lại “bóp chết” những tài năng. Chính vì vậy mới có rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, lại tiếp tục học một ngành khác hoặc đi làm trái ngành.
Đó mới chỉ là một góc nhỏ trong bức tranh màu xám này. Nhiều trường hợp, chỉ vì phải sống, phải học và phô diễn tài năng theo ý muốn của bố mẹ mà phải đánh đổi rất nhiều.
Cách đây vài năm, tôi từng đến gặp một bé khiếm thị với khả năng âm nhạc đặc biệt, nhìn lịch học văn hóa, học thanh nhạc, học nhạc cụ và lịch biểu diễn dày đặc, tôi tưởng như cô bé không còn thời gian để thở. Ấy vậy, mỗi khi trả lời phỏng vấn về thời gian biểu của mình, có mẹ ngồi bên cạnh, cô bé sau chút ngập ngừng, đều trả lời là do yêu thích nên mới tiếp cận với âm nhạc và có lịch trình “kín mít” đến vậy.
Cứ như vậy, cô bé sẽ dần đánh mất những khoảng thời gian hồn nhiên đáng lẽ phải được trải nghiệm.
Có những gia đình chỉ vì các con học hành không thuận lợi mà dẫn đến “xô bát xô đũa”. Có lẽ, những người làm bố mẹ ấy chỉ dường như chưa hiểu được khả năng của con mình, đôi khi, vấn đề sức khỏe cũng chưa được quan tâm đúng mực.
Để con trẻ được sống cuộc đời mình. Ảnh minh họa
Bác sĩ nhi Chen Murong (Đài Loan) từng chia sẻ trong chương trình “Câu chuyện thầy thuốc” về một trường hợp anh tiếp nhận vào cuối tháng 2/2021: Sau khi hết giờ trực, anh chuẩn bị về nhà thì thấy xe cấp cứu chạy thẳng vào cổng bệnh viện. Một cặp vợ chồng đưa con gái 11 tuổi đến và nói rằng cô bé bị đau đầu lúc 22h. Bố mẹ không nghĩ nhiều, chỉ bảo rằng học bài cho xong rồi đi ngủ. Sau đó, bố của cô bé thức dậy lúc 2h sáng, thấy đèn trong phòng con gái sáng, vào phòng thì thấy con gái gục xuống bàn học, không còn hơi thở và nhịp tim.
Video đang HOT
Vài ngày sau, người mẹ đến bệnh viện xin gặp riêng bác sĩ Chen để nói lời cảm ơn. Người mẹ cho biết, trong lúc dọn dẹp đồ của con gái đã bắt gặp những dòng chữ nắn nót trong cuốn sổ nhật ký. Có lẽ, đây là những dòng viết vội khi nghỉ ngơi, bởi thời gian con đi học chính khóa, đi học thêm rất nhiều. Cô bé ước mình được đi công viên chơi cùng bố mẹ, ước được một ngày không phải cầm đến sách vở, nhưng cô bé cũng tự an ủi trong nhật ký rằng, nếu không học hành chăm chỉ thì mẹ sẽ rất buồn…
Gần đây nhất cũng xảy ra một vụ việc đau lòng trong quan hệ gia đình tại Hải Phòng. Khi người cha dạy dỗ con vì thiếu kiềm chế nên đã sử dụng vũ lực quá mức cần thiết gây ra cái chết cho con. Nguyên nhân là do con trai bỏ thi giữa kỳ và người bố trong lúc tức giận đã dùng đũa chọc vào ngực con.
Trước đó, khoảng đầu năm 2018, một nữ sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Khuyến (TP.Hồ Chí Minh) đã tự tử bằng cách gieo mình từ tầng cao, để lại những lá thư tuyệt mệnh nói lý do tự tử vì không học giỏi, không đáp ứng được kỳ vọng của bố mẹ,. Vụ việc khiến nhiều người bàng hoàng. Nhưng, đó cũng không phải là sự việc đau lòng duy nhất diễn ra.
Thực tế, vẫn còn không ít trẻ em có cuộc sống đầy áp lực trong sự kỳ vọng của bố mẹ. Nào là, học phải giỏi (hơn con nhà hàng xóm), phải điểm cao, phải vào được trường chuyên lớp chọn, phải đỗ đại học, phải học những ngành được xã hội đánh giá cao, trọng vọng như bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư…
Những đứa trẻ ấy đang phải trải qua tuổi thơ đầy bất hạnh khi hết học ở trường lại phải đi học thêm, hết học văn hóa lại đến ngoại ngữ, nghệ thuật, năng khiếu… quanh năm suốt tháng học, không có thời gian nghỉ, không có mùa hè, chỉ vì bố mẹ muốn con mình trở thành một con người hoàn hảo, cái gì cũng biết, cái gì cũng giỏi!
Một trong những lý do khiến các quốc gia Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển,… luôn luôn nằm trong “top” những quốc gia hạnh phúc nhất, hay người dân cảm thấy hạnh phúc nhất, là vì đời sống tại các quốc gia này không quá căng thẳng, con người không phải chịu nhiều sức ép.
Chúng ta luôn tự hào vì sẵn sàng hy sinh tất cả cho con, nhưng lại trở nên sai lầm khi đặt lên con quá nhiều kỳ vọng.
Hãy để những đứa trẻ được sống cuộc đời của chính mình!
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!
Nữ sinh Tuyên Quang ở nhà vách đất, thủ khoa tỉnh, đỗ Đại học Y Hà Nội
Nhìn khuôn mặt thông minh toát lên vẻ thiện cảm, gần gũi không ai ngờ Phạm Thị Nhung đã trải qua tuổi thơ cơ cực sống trong ngôi nhà vách đất nhưng bằng nghị lực phi thường để đỗ vào trường Đại học Y Hà Nội.
Em Phạm Thị Nhung sinh ra và lớn lên trong gia đình có ba anh chị em thuộc diện hộ nghèo của thôn Thác Nóng, xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Bố mẹ Nhung là những người nông dân cần cù, chất phác, thu nhập chủ yếu trông nhờ vào mấy sào ruộng.
Đã thế mẹ Nhung lại ốm đau triền miên nên bố là trụ cột phải lo cho cuộc sống của cả gia đình khi vừa phải chăm lo mẹ ốm đau lại vừa một tay nuôi 3 anh chị em Nhung ăn học.
Kể về hoàn cảnh gia đình Nhung tâm sự: "Gia đình em năm nào cũng thuộc hộ gia đình nghèo của xã. Mẹ quanh năm phải nằm viện nên nhà có bao nhiêu tiền đều dồn hết cho mẹ. Có đợt mẹ em phải nằm viện cả tháng, những lúc như thế gia đình đã khó khăn lại càng thêm khó hơn. Trong nhà có gì đáng giá bố mẹ đều bán hết để nuôi ba anh em ăn học".
Chứng kiến cái khó, cái khổ của gia đình rồi nhìn cảnh mẹ ốm đau triền miên nhưng Nhung không nản chí mà sớm ước mơ theo đuổi ngành Y để trở thành bác sĩ chữa bệnh cho mẹ.
Phạm Thị Nhung đã đỗ thủ khoa khối B toàn tỉnh Tuyên Quang trong kỳ thi trung học phổ thông Quốc Gia năm 2018 (Ảnh: Nguyễn Hạnh)
Biết là khó khăn chồng chất nhưng chứng kiến 2 anh chị vượt khó trong học tập rồi lần lượt đỗ vào ngành công an, Phạm Thị Nhung như được tiếp thêm động lực.
Gia đình Nhung sống trong căn nhà chật hẹp, vách đất mỗi khi trời mưa xuống là ngập lụt, mái nhà dột khắp nơi (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Với ý chí và hoài bão đó, từ nhỏ Nhung đã cố gắng vươn lên trong học tập để trở thành học sinh giỏi toàn diện trong các năm học cấp 1, cấp 2 và đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Vật Lý.
Với thành tích đó em được tuyển thẳng vào trường chuyên tỉnh nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên Nhung quyết định theo học tại trường THPT Nam Sơn.
Tại ngôi trường này bằng nghị lực của mình Nhung tiếp tục đạt giải cấp tỉnh môn Toán trong suốt 3 năm THPT. Thậm chí, Nhung còn đạt giải nhì môn Sinh ở cuộc thi giải toán bằng máy tính casio cấp tỉnh khi chỉ thua một thí sinh khác đến từ trường chuyên đúng nửa điểm.
Với thành tích nổi bật đó, năm 2018 Phạm Thị Nhung đã chạm tới ước mơ của mình khi trở thành thủ khoa khối B của tỉnh Tuyên Quang trong kỳ thi tốt nghiệp THPT toàn quốc và đậu vào trường Đại học Y Hà Nội.
Ước mơ thi đậu vào trường Đại học Y của Nhung đã thành sự thật (Ảnh: Nguyễn Hạnh)
Nói về hoàn cảnh của Nhung, cô Lê Thoa - giáo viên chủ nhiệm của em chia sẻ: "Ngôi nhà của gia đình Nhung ở trát bằng đất, thủng khắp nơi mưa dột khắp cả nhà. Trong căn nhà chật hẹp chỉ có ba chiếc giường với một lối đi hẹp và một cái bàn uống nước cũ kỹ. Nhưng điều đặc biệt là bên trong chiếc bàn đấy chất đầy giấy khen của ba anh em Nhung.
Chỗ Nhung ngồi học là những mảnh áo mưa che dưới mái nhà để tránh những lúc trời mưa sẽ làm ướt sách. Tài sản trong nhà không có gì đáng giá ngoài một chiếc xe máy làm phương tiện thồ rau".
Trong ngôi nhà vách đất tài sản lớn nhất với Nhung là những tờ giầy khen suốt 12 năm phổ thông được đóng khung cẩn thận (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Cô Bùi Như Quỳnh, một giáo viên trong trường Nam Sơn cũng chia sẻ: "Tuy không trực tiếp dạy em Nhung nhưng cô rất ngưỡng mộ và khâm phục ý chí của chị em Nhung. Mặc dù hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, sống trong ngôi nhà vách đất, trong nhà không có gì đáng giá nhưng cô nể phục Nhung vì bạn ấy không mong sự thương hại của ai cả mặc dù các thầy cô dạy ôn muốn miễn tiền học nhưng bạn ấy không nhận".
Rời ghế trường THPT để theo đuổi giấc mơ làm bác sĩ, giữa Hà Nội khó khăn với Nhung như tăng lên gấp bội. Nhưng dường như những khó khăn đó là không đủ để quật ngã nghị lực của cô sinh viên trường y.
Đang là sinh viên năm 3 Phạm Thị Nhung đang tiếp tục vượt qua những rào cản khó khăn để chạm tới ước mơ bác sĩ. Phía trước với em khó khăn vẫn còn chồng chất nhưng như cách em đã làm và sự động viên, kỳ vọng của bố mẹ, nữ sinh Tuyên Quang đang dần chạm tới ước mơ mà em đã theo đuổi từ ấu thơ.
20 học bổng du học tại Ba Lan năm 2021 Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Ba Lan năm 2021 diện Hiệp định Chính phủ với 20 học bổng dài hạn đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Chính phủ Ba Lan miễn học phí và phí nghiên cứu, bố trí chỗ ở phải trả tiền ở...