Đề cao trường chuyên, lớp chọn là đi ngược với thế giới
Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định việc đề cao trường chuyên, lớp chọn là đi ngược với xu thế của thế giới.
6 năm đổi mới và những điều đã làm được
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, năm nay là năm cuối cùng của lộ trình 6 năm đổi mới và đã đạt được những kết quả tốt. Đặc biệt về phương thức dạy và học trực tuyến, mặc dù là thụ động do dịch COVID-19.
“6 năm qua cơ sở vật chất giáo dục từ mầm non tới đại học đều đã có bước tiến rất lớn. Đi từ thành phố tới nông thôn vùng núi, đâu cũng đã có trường học. Đặc biệt, có những trường học ngoài quốc doanh, tư thục phi lợi nhuận được đầu tư tầm vóc quốc tế. Trước đây, từ không được xếp hạng, giờ chúng ta đã có trường đại học xếp dưới 70, 5 năm trước là dưới 100. Một trong những kết quả chúng ta có thể lạc quan là về việc giáo dục đại học đã thực hiện tự chủ, bước đầu đã rất tốt” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Nhắc tới việc đổi mới kỳ thi, Phó Thủ tướng cho rằng việc đổi mới theo lộ trình là đúng nhưng thi chỉ là một mục nhằm kiểm định, đánh giá học sinh.
Bình tĩnh với những bất cập
Bên cạnh những điều đã làm được, vẫn còn những hạn chế mà ngành giáo dục cần xem xét như việc chưa thể đưa thi cử về địa phương do vẫn có gian lận, nơi thiếu giáo viên, nơi giáo viên dạy 10 – 15 năm vẫn chưa được vào biên chế,…
Video đang HOT
Khi nhắc tới những bất cập còn tồn tại trong ngành giáo dục, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng giáo dục luôn luôn có nhiều bất cập nhưng chúng ta phải nhìn nhận một cách rất bình tĩnh.
“Một nước đang phát triển như Việt Nam, làm sao có thể đòi hỏi những lớp học hiện đại, lương giáo viên như các nước hiện đại được? Hay những việc gian lận thi cử hàng năm, không năm nào không có sự cố, mà mỗi khi có sự cố lại có người kiến nghị bỏ thi. Nhưng chúng ta đã kiên trì và hoàn thành 6 năm. Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục đổi mới, và liên tục đổi mới. Bởi vậy, chúng ta nên bình tĩnh nhìn nhận”, Phó Thủ tướng nói.
Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng khẳng định, ngành Giáo dục đã vượt lên khó khăn và có những bước tiến vững chắc. Không nên vì một số điều không hài lòng mà mất đi lòng tin. Cho dù đôi khi dư luận có gay gắt nhưng đằng sau đó đều là những ý nghĩ đau đáu vì một Việt Nam hùng mạnh.
Không đổ lỗi do đặc thù mà đi ngược với thế giới
Trong bối cảnh hiện nay, việc hội nhập với thế giới rất quan trọng, đặc biệt đối với ngành giáo dục. Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, Giáo dục phải đi trước một bước, cái gì phù hợp với thế giới nhất định không được đổ do đặc thù của mình mà đi ngược lại. Ví dụ, trên thế giới học không nhồi nhét và học sinh cần phải trao đổi với giáo viên. Với nền văn hoá phương Đông trẻ con rất ngoan ngoãn, lễ phép, tuy nhiên không vì thế mà nói rằng trẻ không được bày tỏ ý kiến của mình.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định việc đề cao trường chuyên, lớp chọn là đi ngược với thế giới. Ảnh: Thiều Trang.
“Mình phải theo xếp hạng của quốc tế, mặc dù vẫn có những điều chưa phù hợp nhưng trên mặt bằng thế giới chúng ta có thể nhìn vào đó để biết được điều gì chưa làm được. Đã là giáo dục phổ thông, nhà nước phải lo để học sinh phổ thông được học ngày 2 buổi thuận lợi. Chúng ta không được quên nguyên lý đã là giáo dục phổ thông thì phải bình đẳng về cơ hội. Chúng ta vẫn còn tình trạng thi vào đầu cấp rất kịch liệt. Đề cao trường chuyên, lớp chọn là đi ngược với thế giới”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Sau cùng, Phó Thủ tướng khẳng định đổi mới rất khó, nhưng chúng ta cần kiên định từ trong ra, từ trên xuống, phải đổi mới tư tưởng giáo dục từ đầu ngành cho tới giáo viên, sau đó mới ra xã hội. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số, giáo dục phải đi đầu. Vì giáo dục có phát triển thì đất nước mới không tụt lại.
Bí quyết học giỏi, đạt điểm cao của thí sinh trường làng
Không học trường chuyên, lớp chọn, nhưng nhiều học sinh trường làng, thậm chí ở trường vùng cao của tỉnh Nghệ An, đạt thành tích học tập xuất sắc và đạt điểm cao tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Nam sinh miền núi - thủ khoa "kép" xứ Nghệ
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, em Phan Văn Đạt, học sinh lớp 12A1 (Trường THPT Con Cuông) ở một huyện miền núi của xứ Nghệ, là thí sinh khối A có kết quả thi cao nhất tỉnh với 29,1 điểm (Vật lý: 10, Toán: 9,6 và Hóa học 9,5). Đạt không bất ngờ với kết quả này, nhưng không giấu được niềm vui lớn. Em chỉ có chút ngạc nhiên khi biết mình là học sinh duy nhất trong tỉnh và là 1 trong 10 thí sinh trên cả nước đạt điểm 10 môn Vật lý.
Trước khi tham dự kỳ thi, Đạt đã được tuyển thẳng vào ngành IT1 của Trường ĐHBK Hà Nội, một trong những ngành học khó nhất của trường. Dù không thi cũng đậu đại học nhưng Đạt vẫn quyết tâm làm bài với toàn bộ khả năng của mình. Nhận được kết quả này, chị Nguyễn Thị Mỹ Bình, mẹ của Đạt thực sự hạnh phúc, bởi chị vừa là người có công sinh thành, nuôi dưỡng, vừa là cô giáo, vừa là người dõi theo quá trình học tập của con trong suốt 12 năm phổ thông.
Con Cuông là một huyện miền núi nên điều kiện học tập của Đạt không được thuận lợi như các vùng khác. Vì thế, trong thời điểm "tăng tốc" cho kỳ thi bị dịch Covid-19 làm cho gián đoạn, Đạt lựa chọn hình thức học thêm qua mạng thông qua việc đăng ký một khóa học trực tuyến. Nói thêm về kinh nghiệm học tập, Đạt chia sẻ: "Để nắm vững kiến thức, ngoài thời gian học với các thầy, cô giáo thì việc tự học, tự tư duy rất quan trọng. Bởi vì có nhiều dạng bài tập, chuyên đề, thầy cô chỉ cung cấp kiến thức nền tảng, còn về cách làm bài thì mình phải tự mày mò".
Theo Đạt, để học tốt không có nghĩa là phải học nhiều mà cần phải sắp xếp thời gian học tập hợp lý, để vừa hiệu quả, vừa không quá ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong thời gian ôn tập, mỗi buổi Đạt chỉ tập trung học một môn chứ không học nhiều cùng một lúc. Đến giai đoạn nước rút, khi nắm vững toàn bộ chương trình học, Đạt chỉ luyện đề và mỗi ngày Đạt luyện từ 3 - 4 đề của cả 3 môn Toán, Lý, Hóa theo thời gian quy định.Và Đạt ít khi học quá 12 giờ đêm và thường dậy sớm.
Em Phan Thị Thùy An đạt 28,5 điểm khối A (môn Toán đạt 10 điểm, Hóa 9,75 điểm, Vật Lý 8,75 điểm) trong kỳ thi vừa qua.
Cô trò giỏi trên đôi nạng gỗ
Hơn 1 năm nay, thầy và trò Trường THPT Nam Đàn 2 đã quá quen với hình ảnh em Phan Thị Thùy An với đôi nạng gỗ bên mình. Em là tấm gương về sự vượt khó vươn lên khi phải đối mặt với nhiều mất mát - sau 50 ngày cha mất thì em bị tai nạn xe máy, gãy chân. Không chịu đầu hàng số phận, sau những thử thách gian nan, nghiệt ngã, em đã cố gắng nỗ lực vươn lên trong học tập và trở thành thí sinh có điểm thi cao nhất trường trong kỳ thi năm nay với 28,5 điểm của 3 môn khối A, trong đó môn Toán đạt 10 điểm.
Sinh ra trong gia đình làm nông ở vùng ven sông Lam (xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn), điều kiện kinh tế không được khá giả, An từ nhỏ đã tự lập trong việc học tập cũng như giúp đỡ cha mẹ trong sinh hoạt hằng ngày. Vốn có tư chất thông minh, chăm chỉ, tự giác trong học tập, Thùy An luôn tìm thấy sự hứng thú trong mỗi môn học. "Thầy, cô ở trường đã truyền cho em niềm yêu thích từng môn học, giúp em hiểu được mỗi môn học đều có cái khó nhưng có sự thú vị riêng. Em thấy môn học nào cũng quan trọng như nhau và em phân bổ thời gian giữa các môn học để làm bài tập cho hợp lý", Thùy An nói thêm.
Ở trường, Thùy An chú ý nghe thầy, cô giảng bài để nắm chắc kiến thức ngay trên lớp. Về nhà, An dành thời gian từ 3 - 4 tiếng để tự học. Thùy An đọc thêm sách, làm thêm nhiều bài tập, đề thi của những năm trước để rèn các kỹ năng giải quyết bài tập từ mức độ dễ đến khó. Dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, An chỉ học thêm ở trường chứ không học thêm ở các lò luyện hay trung tâm khác. Mỗi ngày, An dành thời gian khoảng một tiếng để xem bài học cũ, làm thêm bài tập mới, tránh quá tải khi đến kỳ kiểm tra hay thi học kỳ. Không tạo áp lực cho mình trong việc học, vào thời gian rảnh, An thường nghe nhạc và đọc truyện để thư giãn, nghỉ ngơi.
Vẻ ngoài chững chạc, kiệm lời khiến Thùy An có phần trưởng thành so với tuổi học trò. Thùy An bộc bạch: "Em cố gắng học thật tốt không chỉ vì bản thân mà còn vì mẹ. Em muốn theo đuổi ngành kinh tế ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, sau này dễ tìm được việc làm để đỡ bớt gánh nặng cho mẹ".
Nữ sinh trường huyện ở Nghệ An chia sẻ kinh nghiệm đạt thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020 - 2021 vừa qua trên địa bàn tỉnh có nhiều em đạt điểm cao. Trong đó em Bùi Thu Trang, học sinh lớp 9B, trường THCS Hồ Xuân Hương là thí sinh có số điểm cao nhất 47,3 điểm (Văn 9, Toán 9,75, Anh 9,8). Với số điểm này Thu Trang trở thành...