Để bình yên đi qua mùa dịch
Việc trải qua giai đoạn giãn cách xã hội kéo dài dễ làm nhiều người nảy sinh trạng thái chán chường, bức bối, mất ngủ…
Để đảm bảo sức khỏe tinh thần qua mùa dịch, mỗi người cần dành thời gian lắng nghe bản thân nhiều hơn, từ đó sớm có giải pháp để giữ sự cân bằng cho thể chất và tinh thần.
Lợi ích của việc tập luyện với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần là rất lớn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tầm quan trọng của giấc ngủ
Theo tiến sĩ (TS) Phạm Thị Thúy, chuyên viên tâm lý, để giữ thân khỏe tâm an, trước hết chúng ta cần ăn ngủ điều độ, ăn vừa đủ, không để cơ thể bị thừa cân, tránh gây bệnh từ ăn uống.
Giấc ngủ cũng cực kỳ quan trọng. Thức đêm, ngủ ngày sẽ rất có hại cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ. Nhiều nghiên cứu cho thấy người lớn nên ngủ đủ khoảng 7 tiếng, ngủ trước 23 giờ và thức dậy lúc 5 – 6 giờ sáng. Chúng ta nên ngủ sớm và tránh lướt mạng trước khi ngủ. Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ quan trọng hơn cả số giờ ngủ. Bạn có thể đọc sách hoặc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ có chất lượng hơn.
Bên cạnh đó, cũng nên duy trì thói quen sinh hoạt giờ nào việc nấy, cân bằng giữa công việc, việc nhà và thời gian thư giãn của bản thân, để giúp cho thân tâm cân bằng.
Đừng quên tập thể dục tại nhà!
TS Phạm Thị Thúy cho rằng: “Nhiều người lấy lý do mùa dịch không được đến phòng gym, không có bạn tập cùng, nên trì hoãn việc tập thể dục. Đây là sự ngụy biện do chưa ý thức rõ lợi ích của việc tập luyện với sức khỏe, đặc biệt trong mùa dịch. Những hình thức tập thể dục tại nhà rất dễ thực hiện. Đơn cử như chạy bộ tại chỗ, đạp xe tại chỗ, đấm bốc, khí công, yoga… hoàn toàn có thể tập trong nhà”.
Video đang HOT
Cân bằng và tích cực
Kế đến, việc giữ tâm an liên quan đến sự cân bằng các trạng thái cảm xúc. Giữ được cảm xúc cân bằng giúp ích rất nhiều cho sức khỏe tinh thần. Theo TS Thúy, chúng ta nên giữ cho cảm xúc không thái quá, luôn tích cực, lạc quan. Đặc biệt, không nên quan tâm đến các loại tin tức tiêu cực chưa kiểm chứng, vì sẽ làm chúng ta bị căng thẳng không cần thiết.
“Có một bí quyết rất đơn giản là bạn hãy chú ý những con số thống kê. Một con số thống kê mang tính khách quan sẽ giúp bình an hơn. Cụ thể, nếu chỉ để ý đến số người chết vì Covid-19 bạn sẽ luôn lo lắng, nhưng nếu để ý con số người khỏi bệnh rất cao thì sẽ thấy tỷ lệ người chết do Covid-19 rất nhỏ. Tỷ lệ người mắc Covid-19 là hàng ngàn mỗi ngày, đồng thời tỷ lệ người khỏi bệnh cũng tương ứng. Khi bạn để ý đến mọi khía cạnh của vấn đề thì sẽ thấy lo lắng thái quá là không cần thiết, sẽ gây ảnh hưởng tâm trạng khiến ta ăn không ngon, ngủ không yên, mất cân bằng tâm lý, dẫn đến sinh tâm bệnh”, nữ chuyên viên chia sẻ.
Cơ hội để làm mới bản thân
Trong khi dịch Covid-19 vẫn còn kéo dài, nhằm giữ cho thân tâm bình an, nhiều người tìm đến các giải pháp thiền hoặc yoga tự học trên internet. TS Phạm Thị Thúy cho rằng việc tự học này nên được khuyến khích, nhưng phải tìm hiểu nhiều phương pháp khác nhau nhằm chọn lọc cách thức phù hợp với bản thân.
Ngoài ra, TS Thúy còn lưu ý, trong giai đoạn giãn cách xã hội kéo dài, chúng ta chỉ bị “hạn chế giao tiếp trực tiếp” chứ không bị “hạn chế cơ hội giao tiếp”.
Có rất nhiều hình thức chia sẻ giúp chúng ta giải tỏa tâm trạng mà không cần ra ngoài hay gặp nhau trực tiếp, đơn cử như video call (chức năng gọi điện có kèm hình ảnh), hay tự tạo ra các cộng đồng giao tiếp thân thiết thông qua các mạng xã hội. Việc xây dựng và duy trì mối quan hệ có chất lượng cũng góp phần giảm căng thẳng trong mùa dịch.
TS Phạm Thị Thúy nhấn mạnh giai đoạn giãn cách xã hội là cơ hội để mỗi chúng ta làm mới bản thân, làm mới mối quan hệ và nghỉ ngơi thư giãn theo nhiều cách khác nhau. Mọi người nên tận dụng khoảng thời gian này để thực hiện những mục tiêu mà trước đây đã bỏ lỡ, như học thêm những điều bổ ích hoặc dành thêm thời gian cho người thân, bạn bè.
Đặc biệt, nếu có ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của sức khỏe thể chất, tinh thần, chúng ta sẽ có động lực tìm ra cách thích nghi phù hợp cho bản thân để bình yên đi qua mùa dịch.
ẢNH: NVCC
TS Phạm Thị Thúy ( ảnh ) là cử nhân xã hội học Học viện Báo chí và tuyên truyền Hà Nội, tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ thực hành phương pháp sư phạm, thạc sĩ tâm lý trị liệu. Hiện là giảng viên Học viện Hành chính quốc gia phân viện tại TP.HCM và là chuyên viên tham vấn tâm lý tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM.
TS Phạm Thị Thúy có rất nhiều công trình nghiên cứu giá trị, chủ trì hoặc tham gia biên soạn gần 15 đầu sách, như: Thai giáo – phương pháp khoa học dạy con từ trong bụng mẹ, Nghề làm cha mẹ, Kỹ năng phòng vệ dành cho học sinh, Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con …
eDoctor miễn phí dịch vụ tư vấn bác sĩ mùa dịch
Thông qua ứng dụng eDoctor, người dân có thể gọi điện video, chat trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn cụ thể, rõ ràng về vấn đề sức khỏe mà mình quan tâm.
Các bác sĩ muốn hỗ trợ người dân cũng có thể chung tay cùng eDoctor.
Miễn phí hoàn toàn dịch vụ
Startup dịch vụ chăm sóc y tế trực tuyến eDoctor công bố triển khai chương trình "Tư vấn sức khỏe trực tuyến tại nhà - không cần đi xa" bằng cách miễn phí toàn bộ các dịch vụ tư vấn với bác sĩ qua các hình thức: gọi video trực tiếp với bác sĩ, chat với bác sĩ, đặt câu hỏi gửi bác sĩ giải đáp.
Theo đó, để được tư vấn bác sĩ MIỄN PHÍ, người dân cần cài đặt ứng dụng di động eDoctor (có trên kho ứng dụng Android và iOS) hoặc truy cập vào trang web edoctor.io.
Với dịch vụ tư vấn bằng hình thức gọi video với các bác sĩ, người dân cần đăng ký lịch hẹn trước thông qua ứng dụng eDoctor hoặc tại địa chỉ https://edoctor.io/goi-bac-si. Khi đăng ký, ngoài việc cung cấp một số thông tin cá nhân, người dân còn được đề nghị cung cấp triệu chứng bệnh và thời điểm tư vấn mong muốn để ứng dụng dễ dàng sắp xếp lịch hẹn phù hợp với các bác sĩ. Sau đó, eDoctor sẽ xác nhận lịch hẹn cũng như tư vấn hướng dẫn để người đăng ký chuẩn bị tốt nhất cho cuộc gặp trực tuyến với bác sĩ.
Đến giờ hẹn, các bác sĩ sẽ gọi điện video lại để tư vấn sức khỏe cho người dân. Lịch hẹn được eDoctor thông báo nhắc trước cuộc gọi 10 phút để đảm bảo người dân không bỏ lỡ cuộc gọi từ bác sĩ. Lưu ý, để cuộc gọi tư vấn với bác sĩ đạt chất lượng tốt nhất, người dùng cần cấp quyền truy cập micro và camera cho ứng dụng eDoctor, đồng thời nên chọn không gian thoáng, hạn chế tiếng ồn và có kết nối internet ổn định.
Bên cạnh cuộc gọi video, người dân có thể chat với các bác sĩ miễn phí từ ứng dụng hoặc trên web edoctor.io. Để gặp và trao đổi với các bác sĩ theo hình thức này, người dân chỉ cần truy cập tính năng chat (trên ứng dụng eDoctor hoặc website edoctor.io) và chọn bác sĩ đang online để nhận tư vấn về sức khỏe. Ngoài ra, người dân còn có thể đặt câu hỏi và nhận câu trả lời tư vấn hoàn toàn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ eDoctor trong 24h làm việc. Người dân có thể gửi câu hỏi thông qua tính năng "Đặt câu hỏi với bác sĩ" trên ứng dụng eDoctor hoặc mục Cộng đồng tại địa chỉ: https://edoctor.io/hoi-dap trên website eDoctor.
Kêu gọi các bác sĩ cùng chung tay chống dịch
"Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước đang khiến người dân rất khó khăn khi muốn đi khám bệnh, gặp bác sĩ tư vấn sức khỏe. Họ cũng e ngại nguy cơ lây nhiễm khi đi ra đường, đến những chỗ tụ tập đông người như bệnh viện, phòng khám. Tuy nhiên, bất kỳ ai, bất kỳ gia đình nào cũng có nhu cầu khám chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, đặc biệt hơn trong tình cảnh dịch bệnh hiện nay. Trước tình hình đó, eDoctor và đội ngũ y bác sĩ thực hiện chiến dịch hỗ trợ và giúp đỡ cộng đồng mùa dịch hoàn toàn miễn phí. Người dùng không phải trả bất kỳ loại phí nào cho các dịch vụ gọi video với bác sĩ, chat với bác sĩ và hỏi đáp miễn phí", ông Vũ Thanh Long, Tổng giám đốc eDoctor, chia sẻ.
Bên cạnh nỗ lực chăm sóc sức khỏe cho người dân, eDoctor cũng kêu gọi các bác sĩ cùng chung tay chống dịch. eDoctor cung cấp công cụ kết nối hoàn toàn miễn phí cho các bác sĩ sử dụng để tiện việc theo dõi và chăm sóc bệnh nhân. Các bác sĩ muốn chung tay cùng eDoctor có thể đăng ký tại: https://edoctor.io/tu-van-suc-khoe.
Người dùng, doanh nghiệp có thể tìm hiểu kỹ hơn về dịch vụ của eDoctor thông qua việc cài đặt ứng dụng di động eDoctor (có trên kho ứng dụng Android và iOS) hoặc trực tiếp gọi điện đến tổng đài 19006115, hoặc tại website edoctor.io.
Lời khuyên tâm lý dành cho F1, F0 khi cách ly tại nhà Duy trì nhịp sinh học đều đặn như hàng ngày, giữ kết nối với các mối quan hệ xã hội, xây dựng thời gian biểu cho các hoạt động tinh thần, để giảm tâm lý tập trung vào bệnh. Bác sĩ chuyên khoa 2 Lâm Hiếu Minh, Đơn vị Tâm lý Lâm Sàng Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM chia sẻ:...