Đề án 89: Đổi mới học bổng có đưa được tiến sĩ trở về?

Theo dõi VGT trên

“Khi xin được học bổng tiến sĩ ở nước ngoài, ngoài tiền học còn được hơn 30.000 USD sinh hoạt phí, được chi trả cả những khoản như đi lại, thẻ tập gym…, lại chẳng bị ràng buộc phải về nước.

Trong khi đó, những bạn đi du học bằng học bổng 322 hay 911 có mức sinh hoạt phí khá hạn hẹp nên đời sống chật vật, cũng ảnh hưởng tới việc nghiên cứu” – một người Việt đang làm sau tiến sĩ tại Mỹ nhận định.

Đề án 89: Đổi mới học bổng có đưa được tiến sĩ trở về? - Hình 1

Những người cùng quan điểm với nữ tiến sĩ này chắc chắn không ít: Kiếm học bổng nào “xông xênh” mà đi, học bổng Nhà nước chỉ là sự lựa chọn cuối cùng.

Những kết quả thực hiện các đề án đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ trước đó như Đề án 322 và nhất là Đề án 911 minh chứng khá rõ cho điều này.

Đề án 89: Đổi mới học bổng có đưa được tiến sĩ trở về? - Hình 2

Đề án 89: Đổi mới học bổng có đưa được tiến sĩ trở về? - Hình 3

Mặc dù vậy, Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030″ (Đề án 89) mới đây đã gây xôn xao trong cộng đồng nghiên cứu, dù triển khai muộn tới gần 2,5 năm so với thời điểm Đề án được phê duyệt.

Những thay đổi tích cực

Đến nay, tỷ lệ trung bình tiến sĩ trong đội ngũ giảng viên các trường đại học Việt Nam mới đạt khoảng gần 20%. Do đó, lãnh đạo các trường đại học nhìn nhận Đề án 89 rất tích cực và đáp ứng nhu cầu của các trường.

Nếu như đối với các đề án 322, 911, Bộ GD-ĐT trực tiếp tuyển chọn ứng viên thì ở Đề án 89 này, cơ sở giáo dục đại học sẽ tự chủ trong tuyển chọn ứng viên, đề xuất lên Bộ GD-ĐT và tổ chức đào tạo (với 3% đào tạo trong nước) trên nguyên tắc chia sẻ kinh phí giữa Nhà nước và cơ sở đào tạo cử giảng viên tham gia Đề án, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các ứng viên thụ hưởng Đề án.

Video đang HOT

Bên cạnh đó, quan điểm về kinh phí đầu tư cũng đã thay đổi.

Đề án 89: Đổi mới học bổng có đưa được tiến sĩ trở về? - Hình 4

Theo tính toán của ông Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, chi phí đào tạo một tiến sĩ ở nước ngoài trung bình là 30.000 USD/năm và 10.000 USD/năm chi phí ăn ở… Nếu tính thời gian đào tạo là 4 năm thì cần 160.000 USD để 1 giảng viên hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh.

Nếu như ở Đề án 911 đưa ra con số “cứng” là 14.000 tỷ đồng đào tạo 20.000 tiến sĩ, thì trong Đề án 89 không đưa ra số cụ thể. Đề án 89 có nêu: “Tăng mức đầu tư cho đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đáp ứng đủ chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thí nghiệm, thực tập và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín trong khu vực và trên thế giới…” và “Kinh phí thực hiện Đề án bao gồm: Ngân sách Nhà nước bố trí theo quy định về phân cấp ngân sách hiện hành, nguồn tài chính của các cơ sở giáo dục đại học và các nguồn huy động hợp pháp khác”. Trong đó, các khoản chi học bổng, học phí, các chi phí cho học viên được đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ do ngân sách Trung ương đảm nhiệm.

Điều này được lãnh đạo các trường và các giảng viên đánh giá cao và hy vọng sẽ có khoản chi mạnh tay hơn từ ngân sách. Bởi, theo ông Đỗ Văn Dũng thì “Đào tạo được một người thầy giỏi, bài bản, có chất lượng thì hiệu quả sau này là vô cùng lớn. Chi phí thấp thì không thể đào tạo tiến sĩ có chất lượng”.

“Cho” học bổng rồi vẫn phải “trải thảm” đón về

Sau ‘cái kết buồn’ của Đề án 322, Đề án 911 từng đặt mục tiêu đào tạo bổ sung ít nhất 20.000 tiến sĩ giai đoạn 2010-2020 nhưng đến 2017 đã phải dừng. Bộ GD-ĐT nhận định không thể đạt được mục tiêu theo kế hoạch.

Hàng loạt nguyên nhân đã được mổ xẻ. Nhưng bất cập lớn nhất có lẽ là việc cơ chế chưa đủ thu hút người sử dụng và tuyển dụng lưu học sinh sau khi tốt nghiệp.

“Những ràng buộc về điều kiện đào tạo khiến những người làm NCS phải đắn đo trong khi điều kiện làm việc, chế độ lương bổng sau khi trở về lại không hấp dẫn…” – ông Đỗ Văn Dũng nhận định.

Ông Phạm Sỹ Tiến, người đầu tiên nhận trọng trách điều hành Đề án 322 từng nói: “Điều đáng buồn nhất của đề án là người học được Nhà nước đầu tư rất tốt, nhưng sau khi về nước không phát huy được năng lực của mình, không có môi trường để phát triển nghiên cứu tiếp”.

Do đó, với Đề án 89 “mới tinh” hiện nay, Bộ GD-ĐT nỗ lực khắc phục khâu cuối này bằng cách giao cơ sở giáo dục đại học tự chủ tuyển sinh và đào tạo. Theo bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD-ĐT thì các cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng cần có chính sách thu hút, tuyển dụng nhân tài. Và khi đó, chính sách sẽ quay trở lại thành động lực để cán bộ giảng viên thực sự có mong muốn nâng cao năng lực trình độ để được ở lại cống hiến cho cơ sở đào tạo trong nước, đồng thời thu hút thêm nhân tài ở bên ngoài.

Trước những thay đổi này, ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhận xét: “Về bản chất là vẫn phải chủ động đào tạo lực lượng cho chính nhà trường chứ không thể chờ từng cá nhân đi học để chạy về với mình”.

Còn theo ông Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM: Muốn đưa người đi học và trở để về trường cống hiến thì ngoài chi trả toàn bộ học phí, trường còn trả cả thu nhập hàng tháng của họ.

“Hiện Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM thực hiện chế độ đi học cũng như làm việc ở nhà. Vậy nên, gần như 100% người trường đưa đi đều thực hiện việc học đúng tiến độ và về phục vụ trường”.

Ông Hoàn cho rằng nếu Đề án 89 cũng làm như vậy thì sẽ là sự “chống lưng” rất tốt cho các trường.

Ngoài ra, theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội, để tăng tỷ lệ và chất lượng tiến sĩ cho các trường đại học, thì ngoài việc cấp học bổng, giải pháp rất quan trọng là phải đầu tư xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh…

9X tìm ra vật liệu hấp phụ kháng sinh trong nước thải nhận học bổng tiến sĩ

Nghiên cứu thành công vật liệu có khả năng hấp phụ tới 98% kháng sinh trong nước thải ở năm 3 đại học, bài báo khoa học của Nguyễn Ngọc Trung được tạp chí quốc tế uy tín thuộc nhóm Q1 đăng. Anh vừa nhận học bổng toàn phần làm tiến sĩ ở Úc.

9X tìm ra vật liệu hấp phụ kháng sinh trong nước thải nhận học bổng tiến sĩ - Hình 1

Ngay sau tốt nghiệp đại học, Nguyễn Ngọc Trung giành được học bổng toàn phần của Tập đoàn Vingroup để theo học chương trình tiến sĩ tại Đại học Monash (Úc) - Ảnh: NVCC

Nguyễn Ngọc Trung, K61 khoa hóa học, tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) vào tháng 7-2020. Đề tài nghiên cứu vật liệu hấp phụ chất kháng sinh trong môi trường nước, sau đó ứng dụng xử lý kháng sinh trong nước thải bệnh viện do Trung thực hiện đã được công bố trên tạp chí Journal of Molecular Liquids vào tháng 4-2020.

Đây là tạp chí khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên - kỹ thuật, được xếp vào nhóm Q1, nhóm của những tạp chí uy tín và có vị trí thứ hạng cao.

Lần đầu trong lịch sử khoa hóa học

"Được đăng bài trên tạp chí Journal of Molecular Liquids là một thử thách, ngay cả thầy cô cũng không dễ dàng gì vượt qua, huống hồ là sinh viên. Thông thường những bài được chọn đăng, tác giả phải mất năm đến sáu tháng sửa chữa, hoàn thiện bài báo. Vậy mà đề tài của Trung từ lúc được tạp chí chọn đến lúc đăng chỉ mất khoảng hai tháng.

Lần đầu tiên trong lịch sử khoa hóa học có một sinh viên đứng tên đề tài chính có bài đăng trên tạp chí Q1, với khoảng thời gian chờ đăng rất ngắn" - TS Phạm Tiến Đức, giảng viên khoa hóa học, thầy giáo chủ nhiệm của Trung, cho hay.

Trước đó, Nguyễn Ngọc Trung đã có hai bài báo viết chung với nhóm nghiên cứu do thầy Đức dẫn dắt, đăng trên các tạp chí Q1, Q2. Nghiên cứu vật liệu hấp phụ chất kháng sinh trong nước thải bệnh viện là bài báo khoa học thứ ba của Trung, được đăng trên tạp chí nhóm Q1. Mới đây, nhóm nghiên cứu Trung tham gia có thêm bài nữa đăng trên tạp chí Langmuir , một trong những tạp chí hàng đầu của Hiệp hội Khoa học Mỹ.

TS Phạm Tiến Đức đánh giá rất cao khả năng nghiên cứu độc lập của Trung. Trước khi được đăng bài trên tạp chí Journal of Molecular Liquids , nghiên cứu của Trung đã giành giải nhất sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường, giải ba nghiên cứu cấp bộ. TS Phạm Tiến Đức còn đánh giá cao Trung ở khả năng viết nghiên cứu khoa học bằng tiếng Anh. Năm thứ nhất, Trung vẫn còn rất tự ti với tiếng Anh, nhưng chỉ sau 1-2 năm học thêm anh đã bật hẳn lên.

"Nhiều sinh viên có điểm IELTS cao, có cơ sở nghiên cứu tốt nhưng không phải bạn nào cũng có kỹ năng viết nghiên cứu hàn lâm. Đây là một kỹ năng quan trọng, mà Trung lại làm rất tốt", TS Phạm Tiến Đức chia sẻ.

"Học xong muốn quay về phụng sự đất nước"

Nguyễn Ngọc Trung từng học chuyên hóa Trường THPT Nguyễn Huệ (Hà Đông), thuộc nhóm thiểu số tiếp tục đeo đuổi đam mê hóa ở bậc đại học, còn phần lớn bạn bè Trung chọn ngành kinh tế, công nghệ thông tin.

Ở THPT, lực học của Trung thuộc nhóm tốp giữa. "Lúc đó tôi khá ham chơi, chỉ thích đá bóng và cũng không có định hướng gì cả. Đến khi vào đại học, tôi gặp thầy Phạm Tiến Đức, một người đam mê nghiên cứu với hướng nghiên cứu môi trường. Vì hâm mộ thầy, tôi xin được vào nhóm nghiên cứu của thầy khi phân chuyên ngành. Tôi đã học hỏi rất nhiều từ thầy", Trung chia sẻ.

9X tìm ra vật liệu hấp phụ kháng sinh trong nước thải nhận học bổng tiến sĩ - Hình 2

Nguyễn Ngọc Trung, K61 khoa hóa học, tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) - Ảnh: NGỌC DIỆP

"Không hiểu sao vào đại học tôi thay đổi nhận thức, tôi quyết tâm đề ra mục tiêu, kiên trì thực hiện. Năm thứ ba, tôi khá mệt mỏi vì sáng 7h đã có mặt ở phòng thí nghiệm, nhiều hôm 20h tôi mới bắt xe buýt về nhà. Nhưng đến khi làm ra kết quả thí nghiệm với vật liệu nhôm ôxít xử lý được đến 90% kháng sinh trong nước, tôi đã báo cáo ngay với thầy hướng dẫn, cảm giác thật sung sướng", Trung nói.

Tháng 8-2021, theo kế hoạch, Trung sẽ bay sang Úc du học. Chàng trai cao 1,8m này quyết định chọn chuyên ngành về pin và năng lượng tái tạo, khác với chuyên ngành mình đã học đại học. Trung hi vọng trong tương lai không xa Việt Nam sẽ chú trọng đầu tư hệ thống sản xuất amoniac đại trà, đây là nhiên liệu rất có tiềm năng để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch - vốn rất có hại cho môi trường.

"Ước mơ của tôi là làm giảng viên, nghiên cứu viên, phục vụ cho nền giáo dục nước nhà, đào tạo thêm nhân lực cho đất nước", Trung chia sẻ rất giản dị về ước mơ của mình.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Cụ bà U90 vẫn nhớ người yêu cũ của chồng, dân mạng khen 'quá dễ thương'
15:08:09 17/11/2024
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
17:03:02 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Top 5 vận may tài lộc của nhóm máu kết hợp con giáp trong tuần mới
15:14:07 17/11/2024
Có một chiếc ghế sofa trong phòng khách bây giờ là không cần thiết nữa: Bạn muốn biết lý do đằng sau thay đổi này?
17:04:30 17/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Iran bình luận về khả năng nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân

Thế giới

20:06:37 17/11/2024
Theo ông, kể từ khi cố Tổng thống Ebrahim Raisi lên nắm quyền, các cuộc đàm phán Iran Mỹ đã được tổ chức thông qua trung gian Oman, nhưng quá trình này đã bị đình chỉ kể từ tháng 5.

Ông bố trở về sau 27 năm làm lao công nơi xứ người để nuôi con thành tài

Netizen

20:04:36 17/11/2024
MALAYSIA - Người đàn ông đã làm việc chăm chỉ suốt 27 năm để mang lại cho các con tương lai tươi sáng. Trong số những người con của ông, có người đã trở thành thẩm phán, bác sĩ và kỹ sư..

Guardiola và Ronaldo 'béo' có thể sát cánh ở tuyển Brazil

Sao thể thao

19:57:54 17/11/2024
Sport cho biết Liên đoàn Bóng đá Brazil (CBF) chưa từ bỏ tham vọng đón HLV Pep Guardiola về làm việc sau khi thất bại trong cuộc đàm phán với Carlo Ancelotti.

Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe

Sao việt

19:57:27 17/11/2024
Ngay sau khi Kỳ Duyên bị loại, trên MXH đã xuất hiện hình ảnh được cho là bảng điểm chấm top 12 của Miss Universe.

Tự do sải bước, phong cách ngút ngàn với quần ống rộng

Thời trang

19:52:24 17/11/2024
Trong thế giới thời trang đầy biến hóa, quần ống rộng luôn khẳng định vị thế vững chắc như một biểu tượng của sự thoải mái và phong cách đỉnh cao.

Những màn đụng hàng váy áo đầy 'duyên nợ' giữa Thanh Thủy và Thùy Tiên

Phong cách sao

19:30:49 17/11/2024
Sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024, cộng đồng mạng soi ra cô nàng nhiều lần mặc đụng hàng với Hoa hậu Thùy Tiên. Hai nàng hậu một chín một mười khi diện trang phục đồng điệu.

Những mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng tạo

18:30:02 17/11/2024
Những tấm thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không quá cầu kỳ nhưng thể hiện rõ tình cảm chân thành và lòng biết ơn mà học trò muốn gửi đến thầy cô.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

Tin nổi bật

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

4 món canh bổ dưỡng nấu siêu dễ, nước dùng ngon đậm đà lại phù hợp cho chị em giữ dáng

Ẩm thực

16:08:24 17/11/2024
Tiết trời se lạnh rất thích hợp để có một bát canh ấm áp. Hãy cùng xem công thức nấu 4 món canh có tác dụng làm ấm dạ dày, giàu dinh dưỡng, ít calo thích hợp cho chị em giữ dáng.

Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch, động thổ, sửa chữa nhà, xuất hành

Trắc nghiệm

15:29:45 17/11/2024
Xem ngày 18/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch,

Dễ rước họa vào thân khi ăn nhiều hạt chia để giảm cân

Làm đẹp

13:52:34 17/11/2024
Mặc dù hạt chia rất giàu dinh dưỡng, nhưng việc tập trung quá nhiều vào chúng sẽ tạo ra khoảng trống dinh dưỡng. Việc phụ thuộc quá nhiều vào hạt chia để bổ sung chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu.