Đề án 14.000 tỷ đào tạo tiến sĩ thất bại: Vì đâu nên nỗi?

Theo dõi VGT trên

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, đề án 911 thất bại do không tìm được người có đủ tiêu chuẩn đi học ở nước ngoài. Nghiên cứu sinh trong nước vừa học vừa làm, không đảm bảo chất lượng.

Đề án 14.000 tỷ đào tạo tiến sĩ thất bại: Vì đâu nên nỗi? - Hình 1

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Ảnh: Phước Tuần.

Kết quả Kiểm toán Nhà nước về đề án có kinh phí 14.000 tỷ đồng đào tạo giảng viên trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ đẳng giai đoạn 2010-2020 (đề án 911) cho thấy hàng loạt mục tiêu không đạt được. Kiểm toán Nhà nước kiến nghị về xử lý tài chính đối với Bộ GD&ĐT, thu hồi nộp ngân sách hơn 50 tỷ đồng.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM – phân tích nguyên nhân thất bại của đề án và hướng đi tiếp theo cho việc đào tạo tiến sĩ.

Nhiều nghiên cứu sinh ra nước ngoài bị sốc

- Thưa PGS.TS Đỗ Văn Dũng, theo Kiểm toán Nhà nước, nguyên nhân thất bại của đề án 911 là xây dựng mục tiêu quá cao, thiếu cơ sở khảo sát, đán.h giá và không sát thực tế, dự kiến nguồn tuyển không đúng. Quan điểm của ông như thế nào?

- Nhiều học viên theo đề án 911, 322 hay một s.ố đ.ề án khác có tình trạng chung là không đạt chuẩn kỹ năng, có đầu vào tiếng Anh thấp khi ra nước ngoài học tập. Để viết được báo cáo và làm nghiên cứu, học viên cần trình độ Ielts 7.0. Điều này dẫn đến việc nhiều nghiên cứu sinh kéo dài thời gian hoặc không hoàn thành học tập.

Như vậy, vấn đề lớn nhất của đề án 911 là là không tìm được người đủ tiêu chuẩn đi học ở nước ngoài. Những kinh nghiệm của nghiên cứu sinh và môi trường làm việc trong nước không đáp ứng được yêu cầu, họ đến nơi công nghệ tiên tiến, có thể bị sốc. Một thực tế là gần như 99% nghiên cứu sinh phải thay đổi đề tài so với thỏa thuận ban đầu với giáo sư.

Nghiên cứu sinh có thể mất 2 năm mới thích nghi được với đề tài mới, cộng thêm thời gian các môn học khác dẫn đến việc đào tạo tiến sĩ trong 3 đến 4 năm là không đủ.

Video đang HOT

Một số nghiên cứu sinh khác lại quá giỏi nên khi học xong họ ở lại luôn nước ngoài để làm việc.

Những năm 1990, Trung Quốc từng đưa 50.000 người ra nước ngoài học tiến sĩ nhưng họ cũng không có ràng buộc yêu cầu phải trở về. Ai trở về, họ trọng dụng, còn nếu làm việc tại nước ngoài sẽ là những cây cầu nối Trung Quốc với các nền khoa học tiên tiến trên thế giới.

Bấy giờ, đến 90% số người Trung Quốc đi học ở lại Mỹ làm việc. Họ chính là nguồn chuyển giao công nghệ về nước, làm nên các mối quan hệ hợp tác sau này.

- Vấn đề đào tạo tiến sĩ trong nước thì sao, thưa ông? Theo đán.h giá của Kiểm toán Nhà nước, nghiên cứu sinh thuộc đề án 911 bảo vệ thành công công trình nghiên cứu không khác biệt nhiều so với đào tạo tiến sĩ đại trà?

- Tôi cho rằng đa phần trường đại học trong nước chưa phải là đào tạo nghiên cứu đúng nghĩa, thiếu môi trường làm việc.

Cụ thể, việc đào tạo này thường được nói là chính quy nhưng thực tế đều theo hình thức tại chức, vừa làm vừa học, thời gian tập trung nghiên cứu rất ít, mỗi năm chỉ khoảng vài tháng. Vì thế, họ không thể toàn tâm toàn ý. Do học bổng thấp, họ phải đi làm để trang trải cuộc sống, nếu không sẽ đói.

Còn ở nước ngoài, nghiên cứu sinh có thể đi làm trợ giảng cho giáo sư, không phải lo cho cuộc sống và gia đình.

Hướng đi nào cho đào tạo tiến sĩ?

- Với sự thất bại này, chúng ta có nên đặt câu hỏi một đề án đào tạo tiến sĩ mới có cần thiết?

- Số lượng tiến sĩ hiện tại tập trung nhiều hơn ở các cơ quan Nhà nước, không nhiều ở cơ sở giáo dục.

Trong đó, một số trường top như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Bách Khoa… đạt tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ 40%-45%. Nhưng tính tổng các trường, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ còn rất khiêm tốn, chỉ khoảng 23%.

Thậm chí, tại nhiều trường, số tiến sĩ đếm trên đầu ngón tay. Muốn công tác nghiên cứu, giảng dạy có hiệu quả thì cần thiết nâng cao số lượng tiến sĩ, ít nhất phải đạt 30%-40%.

Đề án tiến sĩ về lâu dài có những tác động tích cực. Ví dụ, trong số 110 tiến sĩ về ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM những năm qua, 10%-20% số tiến sĩ đã theo đề án 322, 911. Họ có những đóng góp tốt và củng cố cho chương trình đào tạo quốc tế.

Việc đầu tư tiến sĩ là đầu tư cho tương lai. Những tiến sĩ chất lượng mang lại tư tưởng, kiến thức, phương pháp đào tạo mới, ảnh hưởng hàng ngàn hàng chục nghìn sinh viên nên việc đào tạo là cần thiết.

- Phải nhìn nhận thẳng thắn và khách quan là việc sử dụng nguồn kinh phí của đề án 911 chưa hiệu quả. Ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

- Sắp tới có đề án mới, chúng ta cần làm kỹ ngay từ đầu chứ không phải năm nay làm như năm ngoái. Chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc và có biện pháp để sử dụng tiề.n thuế của dân sao cho hợp lý.

Bên cạnh đó, nếu cần thiết chúng ta cần có những chế tài để thu hồi tiề.n của những nghiên cứu sinh không đảm bảo, dù đây là bài toán rất khó.

Việc nghiên cứu sinh ra nước ngoài không trở về là lỗi của cá nhân, không thể trách Bộ GD&ĐT. Chúng ta phải có chế tài mong nghiên cứu sinh dù ở đâu, làm gì cũng cần cống hiến cho đất nước.

- Vậy hướng đi nào cho việc đào tạo tiến sĩ có chất lượng, thưa ông?

- Chúng ta phải nâng cao chất lượng đầu vào của nghiên cứu sinh, nâng cao việc đào tạo tiến sĩ trong nước. Đây là vấn đề tiên quyết để tạo ra những tiến sĩ có chất lượng. Không thể vì không tuyển đủ chỉ tiêu để hạ chỉ tiêu tuyển sinh.

Các tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài cần chú trọng giải pháp đồng bộ, điều kiện để sau khi về nước, họ có môi trường để tiếp tục nghiên cứu, phát triển.

Điều quan trọng nữa là cần đảm bảo thu nhập cho tiến sĩ. Thực tế, lương hiện nay của người trình độ tiến sĩ chỉ khoảng 5-7 triệu đồng/tháng. Nhiều người chấp nhận bồi hoàn chi phí đào tạo cho các trường đại học để tìm cơ hội tốt hơn, thu nhập cao hơn.

Theo Zing

Đào tạo tiến sĩ tràn lan là có lỗi với lịch sử, đất nước

Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM nói rằng ĐH Việt Nam phải chịu trách nhiệm với lịch sử, với đất nước về việc đào tạo tiến sĩ tràn lan thời gian qua

Đào tạo tiến sĩ tràn lan là có lỗi với lịch sử, đất nước - Hình 1

PGS-TS Võ Văn Sen phát biểu tại buổi làm việc chiều 15-3

Tại buổi giới thiệu dự án "Quy trình cải tiến chất lượng quản trị đại học" diễn ra chiều 15-3 tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, PGS-TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM đã thẳng thắn nhận xét về thực trạng của đào tạo tiến sĩ hiện nay ở Việt Nam. Cụ thể, khi nêu kế hoạch chiến lược 2016-2020 của trường, PGS-TS Võ Văn Sen cho biết về đào tạo sau ĐH, trong những năm tới, nhà trường hạn chế số lượng đồng thời nâng cao chất lượng. Theo ông, nước ta cần cải tiến lại công tác đào tạo tiến sĩ. Đây cũng là khâu yếu kém của giáo dục Việt Nam mà thời gian qua, cả nước cũng đã mổ xẻ, đán.h giá. "Về đào tạo cử nhân, ở nhiều ngành, nước ta có thể sánh ngang với các nước Đông Nam Á nhưng về tiến sĩ thì không thể so sánh với ai được. Ngoại trừ một số cá nhân xuất sắc, còn lại có thể nói đa số tiến sĩ nước ta chất lượng kém hơn so với thế giới. Do đó, ĐH Việt Nam phải chịu trách nhiệm với lịch sử, với đất nước về đào tạo sau ĐH", PGS-TS Võ Văn Sen nhìn nhận. Ông cho biết đào tạo tiến sĩ yếu kém tràn lan là có lỗi với lịch sử, đất nước.

Qua đây, PGS cũng thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm của trường mình cũng như một số trường ĐH khoa học xã hội trong nước, đó là về nghiên cứu khoa học với số lượng công bố quốc tế không nhiều. Theo ông, giảng viên Việt Nam hiện nay chưa quen với các công bố quốc tế. "Đó là cái yếu chung và chúng ta là một trường hợp yếu điển hình: Là ĐH lớn nhưng chuẩn về công bố khoa học rất thấp. So với các trường ĐH trong nước, trường chúng ta mạnh nhưng so với thế giới, chúng ta chưa là gì cả", PGS thừa nhận. Do đó, ông đặt ra mục tiêu năm 2020 cần cải thiện nghiên cứu khoa học và đổi mới việc đào tạo tiến sĩ. Đồng thời, PGS Võ Văn Sen cũng nhìn nhận hiện nay, văn hóa chất lượng chưa được xây dựng rõ nét, chưa trở thành niềm tin, tinh thần trong trường ĐH, đa số làm cho xong, cho có.

Vị hiệu trưởng cũng nêu khó khăn lớn nhất của trường hiện là kinh phí. Hiện học phí của trường so với ĐH thế giới vô cùng thấp, ở khoảng dưới 300 USD/Năm, chỉ cao hơn Ấn Độ 1,2 USD. Thời gian tới, trường sẽ phấn đấu chuyển sang tự chủ tài chính có kiểm soát với hy vọng nâng học phí lên 3-5 lần. "Thậm chí nếu tự chủ và tăng học phí lên 5 lần, học phí của trường cũng chỉ ở mức 1.500 USD, vẫn thấp", ông nói. Do đó, thời gian tới, trường chú tâm phát triển dịch vụ khoa học nhằm đẩy mức chi từ dịch vụ khoa học lên khoảng 50% (hiện nay chỉ 12-15%), giảm mức chi từ học phí. "Để giải quyết bài toán tiến lên thành trường hàng đầu châu Á, chúng ta cần làm sao để có tiề.n thật nhanh, thật nhiều nhưng với điều kiện hợp pháp", PGS trăn trở .

"Quy trình cải tiến chất lượng quản trị đại học" là dự án hợp tác giữa Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) và Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, nhằm hỗ trợ trường triển khai hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ phỏng theo các bộ chuẩn ISO hiện hành có liên quan đến lĩnh vực giáo dục ĐH. Đây là cách tiếp cận về chất lượng giáo dục của Hội nghị Hiệu trưởng Pháp ngữ khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (CONFRASIE) thông qua sự phối hợp chặt chẽ với AUF, nhằm giúp các trường thành viên trong khu vực phát triển các chính sách đồng bộ nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động của mình.Dự án kéo dài hai năm với đợt hoạt động mở đầu diễn ra từ ngày 15 đến 17-3.

Theo NLĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Công chúa tai tiếng nhất Tây Du Ký 1986 ngày càng trẻ đẹp sau 38 năm, vướng ồn ào bá.n dâ.m vẫn được cả showbiz kiêng nể
06:45:10 29/09/2024
NÓNG: Negav xin lỗi sau phát ngôn "Mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa"
06:05:54 29/09/2024
BTC Miss Cosmo lên tiếng về việc sập sân khấu chính tại TP.HCM tối 28/9
06:01:21 29/09/2024
Thái tử showbiz diễn dở đến mức bị yêu cầu giải nghệ, biểu cảm khoa trương không xứng được o bế
05:53:08 29/09/2024
Sau Rodri nghỉ hết mùa, Pep Guardiola báo tin xấu về De Bruyne
00:54:16 29/09/2024
James Rodriguez vỡ mộng
00:58:33 29/09/2024
Park Bom gọi Lee Min Ho là chồng vì lý do này
06:10:12 29/09/2024
Nữ ca sĩ 54 tuổ.i vẫn trẻ đẹp: Sống ở châu Âu, tận hưởng hạnh phúc bên bạn trai Tây
05:55:48 29/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cần làm gì khi trẻ bị mụn trứng cá?

Làm đẹp

08:16:52 29/09/2024
Trẻ bị mụn trứng cá nặng dễ bị trầm cảm, ngại kết bạn và hạn chế học các kỹ năng xã hội vì tự ti về ngoại hình của mình.

Miss Cosmo 2024: Sân khấu bất ngờ đổ sập, 1 người bị thương, BTC lên tiếng?

Tv show

08:14:55 29/09/2024
Mới đây, hệ thống dàn đèn trên sân khấu Miss Cosmo 2024 vừa bất ngờ sập xuống khiến nhiều người hoang mang. Ngay trong đêm, BTC cuộc thi đã lên tiếng trấn an khán giả, đồng thời thông tin rõ vụ việc.

B.é gá.i 3 ngày tuổ.i đã bị teo thực quản

Sức khỏe

08:12:26 29/09/2024
Ngày 27/9, đại diện BVĐK tỉnh Khánh Hòa thông tin, bác sĩ của bệnh viện vừa phối hợp với kíp phẫu thuật của Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM phẫu thuật thành công chobé gái 3 ngày tuổ.i bị teo thực quản.

Kiểu túi Hermès bà Trương Mỹ Lan xin lại: Trên thế giới ai từng sở hữu?

Thời trang

08:04:34 29/09/2024
Với độ hiếm cao cùng giá trị đắt đỏ, không nhiều người trên thế giới có thể mua được túi xách Hermès Birkin Himalaya.

Showbiz 29/9: 'Bà trùm hoa hậu' bênh vực Quế Anh khi bị chỉ trích nhan sắc

Sao việt

08:02:24 29/09/2024
Trước những ý kiến trái chiều về nhan sắc của Hoa hậu Quế Anh, bà trùm hoa hậu Phạm Kim Dung Phạm Kim Dung đã không ngần ngại lên tiếng bênh vực.

"Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đạt được tất cả các mục tiêu"

Tin nổi bật

07:57:15 29/09/2024
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ thành công tốt đẹp, đạt được ở mức cao tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Hãng tin AFP bị tấ.n côn.g mạng

Thế giới

07:55:04 29/09/2024
Trong khi đang phân tích và xử lý sự cố, hãng khẳng định phòng tin tức của AFP và tất cả các dịch vụ của hãng vẫn tiếp tục đưa tin trên toàn thế giới.

Sao Hàn 29/9: Son Ye Jin hé lộ nơi ở, phim mới của Park Seo Joon b.ị ch.ê

Sao châu á

07:47:56 29/09/2024
Son Ye Jin khoe không gian riêng của con trai trong căn nhà mới, phim của Park Seo Joon, Han So Hee vừa lên sóng đã b.ị ch.ê.

MC Concert "Anh trai say hi" nhận bão phẫn nộ vì "ồn như cái chợ"

Nhạc việt

07:30:22 29/09/2024
Nhiều khán giả xem Võ Tấn Phát làm MC đã thể hiện sự khó chịu vì nam diễn viên ồn ào, nói chuyện theo kiểu la hét ầm ĩ.

Công chúa đẹp nhất phim Hoa ngữ hiện tại, nhan sắc cực phẩm xứng đáng phong thần

Hậu trường phim

07:11:58 29/09/2024
Mỹ nhân 33 tuổ.i trông vô cùng trẻ trung, xinh đẹp. Tạo hình của cô trong vai nữ chính Phùng Diệu Quân dù đơn giản nhưng vẫn ấn tượng, khiến công chúng mong chờ.

Tấm cũng dở như Cám

Phim việt

06:53:29 29/09/2024
Sau hơn 1 tuần công chiếu với doanh thu vượt ngưỡng 60 tỷ, bộ phim điện ảnh Cám vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi gay gắt trên các nền tảng mạng xã hội.