Cần làm gì khi trẻ bị mụn trứng cá?
Trẻ bị mụn trứng cá nặng dễ bị trầm cảm, ngại kết bạn và hạn chế học các kỹ năng xã hội vì tự ti về ngoại hình của mình.
Mụn trứng cá thường bắt đầu xuất hiện ở trẻ vào tuổ.i dậy thì. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Hầu hết tr.ẻ e.m và thanh thiếu niên đều bị mụn trứng cá ở một thời điểm nào đó. Tuổ.i dậy thì là thời điểm mụn thường xuất hiện. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổ.i.
Mụn trứng cá ở tr.ẻ e.m có thể khó kiểm soát vì da của trẻ rất nhạy cảm. Dưới đây là một số điều cha mẹ cần biết để kiểm soát mụn trứng cá ở trẻ.
Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở tr.ẻ e.m
Theo Healthshots, khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi tế bào da chế.t và dầu, mụn trứng cá có thể phát triển. Ngoài ra, vi khuẩn thường có trên da có thể xâm nhập vào lỗ chân lông bị tắc.
Ở độ tuổ.i thanh thiếu niên, mụn trứng cá nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến các mối quan hệ xã hội, gây tổn hại tiêu cực đến sự tự tin và lòng tự trọng, có thể dẫn đến các vấn đề về tâm thần.
Trẻ bị mụn trứng cá nặng dễ bị trầm cảm, ngại kết bạn và hạn chế học các kỹ năng xã hội vì tự ti về ngoại hình.
Giải pháp hạn chế mụn ở trẻ
Không rửa mặt quá nhiều
Video đang HOT
Nhiều người nghĩ rằng sử dụng các chất làm se da mạnh, rửa mặt bằng sữa rửa mặt hoặc thỉnh thoảng chà xát mặt mạnh có thể giúp trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, điều này có thể khiến làn da bị kích ứng và dễ gặp các vấn đề về da hơn.
Thay vào đó, hãy sử dụng nước ấm, dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ để rửa mặt 1-2 lần/ngày. Trẻ nên tránh chà xát nếu bị mụn trứng cá.
Không chạm tay vào mặt hoặc nặn mụn
Một số trẻ có thói quen nặn mụn để thông thoáng lỗ chân lông bị tắc. Tuy nhiên, điều này thường dẫn đến tình trạng viêm nặng, làm mụn trở nên trầm trọng và lâu khỏi hơn.
Cha mẹ nên dặn trẻ tránh chạm vào mặt nhiều lần bằng tay bẩn hoặc nặn mụn. Nhiều dầu, bụi bẩn, vi khuẩn được tiết ra trên da khi chạm vào mặt và điều này có thể dẫn đến nổi mụn. Ngoài ra, nặn mụn cũng sẽ để lại sẹo thâm khó mờ.
Uống nước thường xuyên
Uống 3-4 lít nước mỗi ngày để duy trì dưỡng ẩm cơ thể suốt cả ngày. Trẻ cũng có thể uống nước có hương vị không đường và trà xanh với nước chanh. Nước giúp giữ ẩm cho làn da, từ đó việc điều trị mụn trở nên dễ dàng hơn.
Tránh các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa hoặc bất cứ thứ gì có thành phần sữa có thể làm cho tình trạng mụn trở nên nặng hơn.
Nói không với đồ ăn vặt
Phụ huynh nên cho trẻ tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn vặt. Ăn những thứ như bánh mì kẹp phô mai, khoai tây chiên và các thực phẩm chiên rán khác… có thể gây tổn hại cho sức khỏe làn da. Thay vào đó, cho trẻ ăn trái cây, rau quả lành mạnh để cải thiện làn da và giảm mụn.
Các bước chăm sóc da sau khi nặn mụn để hết thâm
Nặn mụn cần được thực hiện đúng cách để loại bỏ nhân mụn hiệu quả mà không để lại thâm, sẹo. Ngoài ra, nên lưu ý một số vấn đề trong chăm sóc da sau khi nặn mụn nhằm giúp da nhanh lành, hạn chế mụn tái phát...
1. Có nên tự nặn mụn tại nhà không?
Theo ThS. BS. Nguyễn Ngọc Oanh, Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai, nặn mụn là biện pháp cơ học sử dụng lực từ bên ngoài để loại bỏ nhân mụn và chất nhờn ra khỏi bề mặt da. Nếu được thực hiện đúng cách, nặn mụn là giải pháp được lựa chọn đối với các nhân mụn đã trở thành cồi đen, cồi mụn già, bao xơ.
Thế nhưng, các chuyên gia da liễu không khuyến khích việc tự ý nặn mụn tại nhà bởi:
- Tự ý nặn mụn dễ gây tổn thương bề mặt da, làm vi khuẩn dễ xâm nhập hơn vào bên trong da. Nặn mụn cũng có thể làm trì hoãn quá trình chữa lành vết thương tự nhiên của da, kéo dài hơn thời gian cần thiết để da phục hồi sau mụn.
- Nặn mụn tại nhà thường bỏ qua các bước tiệt khuẩn kỹ càng trước và sau khi thực hiện, thậm chí một số người còn nặn mụn bằng tay mà không rửa tay hoặc sử dụng găng tay. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễ.m trùn.g, làm trầm trọng thêm tình trạng mụn và để lại sẹo.
- Nặn mụn tại nhà thường bỏ qua bước xông hơi nóng giúp giãn nở lỗ chân lông. Do đó, phải dùng lực mạnh để đẩy nhân mụn ra khỏi lỗ chân lông, làm cấu trúc da bị tổn thương, tăng tạo sắc tố dẫn đến các vết thâm mụn kéo dài.
Chính vì vậy, thay vì tự ý nặn mụn tại nhà, bạn nên đến các cơ sở làm đẹp uy tín, ưu tiên các bệnh viện có chuyên khoa da liễu, thẩm mỹ để được nặn mụn an toàn, hiệu quả. Khi quy trình nặn mụn diễn ra đúng kỹ thuật, đảm bảo vô trùng, vô khuẩn, nhân mụn sẽ được loại bỏ mà không để lại thâm, hạn chế tình trạng da tái nhiễ.m trùn.g hoặc bội nhiễm.
Thói quen nặn mụn không đúng cách sẽ gây hại da.
2. Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn
Việc chăm sóc da sau khi nặn mụn là rất quan trọng để làm dịu và phục hồi vùng da mụn tại chỗ, tránh hình thành sẹo. Hãy áp dụng như sau:
- Không chạm tay lên da mặt sau khi nặn mụn vì vi khuẩn có hại tiếp xúc trên làn da mỏng manh nhạy cảm sau điều trị. Từ đó có thể gây viêm nhiễm, khó lành vết thương cũ và dễ hình thành mụn mới.
- Sau 24h khi nặn mụn, không nên trang điểm và chăm sóc da quá dày. Bởi việc này dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây nhiễm khuẩn.
- Không sử dụng các hoạt chất mạnh trên da như dùng retinol, tretinoin, AHA, BHA,... Việc lạm dụng này có thể sẽ khiến da bị bào mòn nhiều hơn, tăng mức độ kích ứng, suy giảm hệ miễn dịch của làn da.
- Bảo vệ làn da trước tia UV bằng cách sử dụng kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài.
- Tránh tẩy da chế.t trong vòng 2 - 3 ngày sau khi nặn mụn. Lúc này, làn da vốn đang nhạy cảm, có thể bị kích ứng sau khi tẩy tế bào chế.t. Thay vào đó, bạn chỉ nên sử dụng sửa rửa mặt để làm sạch da một cách nhẹ nhàng.
3. Biện pháp phòng ngừa mụn tái phát
Để ngăn ngừa mụn tái phát, cần lưu ý:
- Lựa chọn loại mỹ phẩm phù hợp với da, không chứa các thành phần gây kích ứng cho da như cồn khô, hương liệu...
- Hạn chế chống tay lên cằm và dùng tay sờ lên mặt.
- Rửa mặt, tẩy trang thật sạch và đúng cách sau khi trang điểm, đặc biệt là vào cuối ngày trước khi đi ngủ.
- Uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ uống có đường.
- Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya...
7 sai lầm khi điều trị mụn trứng cá ở tuổ.i teen Mụn trứng cá thường thấy ở thanh thiếu niên khi trải qua tuổ.i dậy thì. Nhiều bạn cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp khi bị mụn trứng cá nghiêm trọng. Một số sai lầm dưới đây là nguyên nhân gây ra tình trạng mụn kéo dài... 1. Rửa mặt quá nhiều lần Nhiều trẻ khi bị mụn trứng cá thường rửa...