ĐBSCL vẫn là vùng trũng về giáo dục
Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định như vậy tại hội nghị tổng kết phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2015.
Hội nghị do Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động – thương binh và xã hội phối hợp Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức tại Cần Thơ ngày 25-9.
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, trong vùng trũng giáo dục này thì cấp học mầm non là “trũng” nhất, vì vậy “cái gì trũng nhất thì phải ưu tiên” giải quyết.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng dù đã thoát khỏi “trũng sâu” nhưng ĐBSCL vẫn còn là vùng trũng về giáo dục.
Thiếu trường học, vừa thừa vừa thiếu giáo viên
Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Bùi Văn Ga cho biết một số chỉ tiêu chưa đạt theo quyết định 1033 như tỉ lệ huy động trẻ dưới 36 tháng tuổi đạt thấp (dưới 10%); tỉ lệ nhập học đúng độ tuổi cấp THPT của ĐBSCL dưới 50% (bình quân cả nước là 60%), khó đạt được mục tiêu 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn THPT hoặc tương đương vào năm 2020; tỉ lệ bỏ học vẫn còn cao…
Về đào tạo nghề, số trường cao đẳng nghề mới chỉ đạt 17/22 trường (chiếm 78%), tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề của vùng năm 2015 đạt 35,2%, dù đã tăng hơn so với năm 2010 (23,5%) nhưng vẫn còn thấp hơn so với bình quân chung cả nước (40,6%).
Đặc biệt, theo ông Ga, tình trạng thiếu phòng học mầm non, phòng học xuống cấp ở ĐBSCL còn nhiều. Toàn vùng còn 1.905 phòng học tạm và hơn 2.600 phòng học nhờ, mượn.
Ngoài ra đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở đây cũng còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng, chưa bắt kịp yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt là thiếu giáo viên mầm non, tiểu học cho học 2 buổi/ngày nhưng lại thừa giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông…
Học sinh tiểu học ở xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau).
Sắp xếp lại đội ngũ
Video đang HOT
Trước thực trạng trên, ông Ga nêu ra một số giải pháp như rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó đặc biệt quan tâm đến giải quyết tình trạng thiếu giáo viên mầm non, tiểu học cho học 2 buổi/ngày; rà soát, kiểm tra, đánh giá các cơ sở dạy nghề để có phương án chuyển giao hoặc sáp nhập, giải thể các cơ sở hoạt động không hiệu quả, không thành lập thêm các cơ sở công lập…
Đặc biệt, ông Ga kiến nghị Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng, mở rộng đối tượng được hưởng chế độ ăn trưa, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi thuộc hộ cận nghèo, trẻ vùng sông nước khó khăn trong việc đến trường. Trước mắt bộ đề xuất ưu tiên xây dựng 1.491 phòng học còn thiếu với số vốn khoảng 1.700 tỉ đồng để đảm bảo cho trẻ 5 tuổi có đủ phòng học.
Tỉ lệ sinh viên, bác sĩ thấp hơn bình quân cả nước
Cũng tại hội nghị, ông Võ Minh Chiến, phó Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, nêu thực trạng hiện vùng mới đạt 190 sinh viên/vạn dân, thấp hơn bình quân cả nước (240 sinh viên/vạn dân), tỉ lệ bác sĩ trên vạn dân là 4,8 bác sĩ/vạn dân (bình quân cả nước 7,5 bác sĩ/vạn dân)…
Vì vậy, ông Chiến đề nghị Chính phủ tiếp tục ban hành văn bản như quyết định 1033 cho giai đoạn 2016 – 2020, trong đó có phát huy kết quả đạt được, khắc phục hạn chế thời gian qua.
Ngoài ra nên có chủ trương khuyến khích các trường đại học trọng điểm quốc gia hoặc đại học đào tạo có chất lượng mở phân hiệu ở các tỉnh nhằm tạo điều kiện cho sinh viên ĐBSCL có điều kiện học tập tại địa phương, giảm áp lực cho TP.HCM…
Theo CHÍ QUỐC – THÙY TRANG/Báo Tuổi Trẻ
Xử lý chiếc "hộp đen" của tự chủ đại học để được xã hội công nhận
Hệ thống tự chủ đi theo hướng nên ban hành hệ thống thể chế chính sách đảm bảo quyền tự chủ phù hợp với nhóm năng lực tự chủ tương ứng.
GS. Mai Trọng Nhuận: Tự chủ giả hiệu sẽ không có Đại học đích thựcCác tiêu chí công nhận Đại học đạt chuẩn quốc giaTrò "học tài thi phận" hay do cách chấm thi của thầy?Thi Quốc gia: Thầy giáo "bốc thuốc" chữa bệnh lo lắng cho đồng nghiệp
LTS: Tiếp nối câu chuyện về tự chủ đại học, GS. Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội giải thích rõ hơn về chiếc "hộp đen" của quy trình tự chủ ở mỗi trường đại học.
Chiếc "hộp đen" này đối với mỗi cơ sở giáo dục đại học sẽ phải xử lí như thế nào để được xã hội thừa nhận về chất lượng người học?
Xã hội cần biết "hộp đen" có gì
Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, chiếc "hộp đen" này là quyền của ông hiệu trưởng của một trường đại học và chịu trách nhiệm trước xã hội.
GS. Mai Trọng Nhuận cho hay, đầu ra ở đại học ai cũng nhìn thấy, đầu vào ai cũng thấy, nhưng chiếc "hộp đen" kia chính là quy trình đào tạo, vấn đề này trường phải giải trình như thế nào với xã hội. Giải trình những gì? Đó là quy trình làm như thế nào để đánh giá đúng năng lực cán bộ, giáo viên, sinh viên...
"Nhà trường có nói hay bằng mấy nhưng xã hội giám sát đầu quy trình và không thừa nhận chất lượng đầu ra thì cuối cùng sản phẩm đó cũng không dùng được. Như vậy, tự chủ sẽ có 4 bên giám sát (Đảng, Quốc hội, Chính phủ và xã hội), nếu đồng bộ như vậy thì tự chủ sẽ tốt hơn" GS. Mai Trọng Nhuận bày tỏ.
Ảnh minh họa của ĐSPL.
Câu hỏi đặt ra ở đây là trách nhiệm tự chủ ở đâu? Trả lời câu hỏi này, GS. Nhuận cho biết, trách nhiệm đầu tiên của trường đại học học được tự chủ là tạo ra sản phẩm mới đáp ứng cao yêu cầu của xã hội luôn thay đổi.
Đồng thời trách nhiệm này sẽ thu hút được thêm nhiều nguồn lực, phù hợp với thế chế, chính sách của quốc gia.
Trách nhiệm nữa là phải công khai, minh bạch hóa quá trình để cả xã hội giám sát, nhắc nhở, đôn đốc và hoàn thiện để trường đại học làm tốt hơn.
Thứ nữa là trách nhiệm công khai sản phẩm đào tạo cho xã hội. Công khai ở đây được hiểu là những việc làm có thể để xã hội giám sát, chứ không nhất thiết công khai toàn bộ quá trình quản trị như thế nào...
Do đó, trường đại học tự chủ phải đi với 4 trách nhiệm, chứ không chỉ là trách nhiệm giải trình. Liên hệ với các nước tư bản, trường chịu trách nhiệm thứ gì sẽ phải giải trình với xã hội thứ đó, do đó không đưa "trách nhiệm" vào trong khái niệm tự chủ đại học.
Theo GS. Mai Trọng Nhuận, mô hình ở nước ngoài khi trường làm việc gì thì kèm theo đó phải chịu trách nhiệm trước toàn dân, trước xã hội.
Tại Việt Nam, do chưa tường minh trong khái niệm nên cần có khái niệm "trách nhiệm" với những sản phẩm nhà trường làm ra, trách nhiệm với quy trình trường thực hiện, trách nhiệm về tổ chức đầu vào và trách nhiệm giải trình với xã hội.
Quan điểm của GS. Mai Trọng Nhuận khi ông có cách nhìn và cách tiếp cận tự chủ đại học ở Việt Nam từ chính thực trạng trong nước chứ không nhìn từ thế giới đến Việt Nam, đây cũng là khía cạnh quan điểm khác biệt với các chuyên gia khác.
"Tôi muốn tiếp cận như vậy để cảm nhận tự chủ, từ đó mới xác định được nội hàm tự chủ ở Việt Nam- bối cảnh văn hóa, thể chế, chính trị...rồi soi ra thế giới xem chỗ nào cần điều chỉnh, cần thay đổi, từ đó chúng ta được nhiều thứ, từ tinh hoa nhân loại được tiếp thu và thực tiễn Việt Nam cũng được thấm đẫm"GS.Nhuận nói.
Trở lại câu chuyện tự chủ giáo dục đại học, trong thực tiễn Việt Nam đã từng có những định nghĩa đơn giản về tự chủ, chẳng hạn như GS. Tạ Quang Bửu nói: "Bản chất của giảng dạy đại học là nghiên cứu khoa học".
Và giải trình cho khái niệm này được hiểu là, giảng dạy đại học là giảng những điều chưa được sắp đặt sẵn, chưa được hệ thống hóa, chưa được chuẩn chu.Còn dạy phổ thông chỉ được dạy những điều chuẩn chu, chính xác.
Khó có quyền tự chủ đầy đủ
Cũng trao đổi thêm về quyền tự chủ toàn diện của các trường đại học hiện nay, GS. Mai Trọng Nhuận cho biết, vấn đề đánh giá được tự chủ nhiều hay ít thì phải đánh giá được sản phẩm đầu ra.
Đặt giả thiết sản phẩm đầu ra của một trường đạt đỉnh cao chưa? Nếu như tất cả các trường đại học có một yếu tố giống nhau, cơ sở vật chất khác nhau, đội ngũ giảng viên khác nhau thì chứng tỏ có một thứ gì đó khống chế giống nhau - đó là thể chế và chính sách.
GS. Nhuận nhận định, trong thời kinh tế thị trường chuyển đổi này thì ngay từ đầu một thể chế chính sách để đảm bảo đầy đủ quyền tự chủ là khó, vì thực tiễn bao giờ cũng năng động hơn những thể chế, chính sách đã ban hành.
"Cũng không nên kì vọng quyền tự chủ đầy đủ ngay lập tức ở tất cả các trường. Nếu có, cũng không hẳn tất cả các trường sử dụng quyền tự chủ mà chỉ có một số trường đại học mà thôi. Cách làm đơn giản nhất hãy phân tầng đại học, theo đó phân tầng mức tự chủ" GS. Nhuận cho biết.
Cũng theo đó, sẽ không có văn bản tự chủ đúng cho mọi trường đại học. Nếu trường đại học có năng lực tốt thì cần có quyền tự chủ rộng hơn, hoặc ngược lại.
Hệ thống tự chủ đi theo hướng nên ban hành hệ thống thể chế chính sách đảm bảo quyền tự chủ phù hợp với nhóm năng lực tự chủ tương ứng, vấn đề này theo GS. Nhuận dường như chúng ta làm chưa được chi tiết.
"Nếu làm được như vậy sẽ khuyến khích nhóm tự chủ cao và đảm bảo an toàn cho nhóm tự chủ thấp, nếu chúng ta đưa tự chủ rất cao cho một trường đại học không có năng lực thì thậm chí trường đó sẽ làm sai nghiêm trọng và ảnh hưởng tới xã hội.
Điều đó sẽ thúc đẩy các trường tự chủ tốt lên, nếu trường nào muốn tự chủ cao thì phải đạt mức tối thiểu nào đó. Điều này liên tục tạo khuyến khích cho các trường phấn đấu. Tăng quyền tự chủ theo hướng năng lực tự chủ và hiệu quả xã hội càng cao" ý tưởng của GS. Mai Trọng Nhuận.
Theo giaoducvietnam.vn
GS. Mai Trọng Nhuận: Tự chủ giả hiệu sẽ không có Đại học đích thực Không có một trường đại học nào có thể hoàn thành sứ mệnh của mình mà không có quyền tự chủ cần thiết. LTS: Quan điểm của GS. Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội khi bàn về tự chủ đại học. Trong chủ đề này ông bày tỏ, vấn đề tự chủ đại học nói riêng và...