ĐBQH gây bão vì phát ngôn ‘có 3 bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp…’
Phát biểu “có những 3 bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp là một hiện thực của Việt Nam” của đại biểu quốc hội Bùi Sỹ Lợi mới đây đã gây nhiều tranh cãi.
“Không thể nói trường nghề không được dạy văn hóa. Nói như vậy là sai tinh thần của Nghị quyết trung ương. Nghị quyết Trung ương nhấn mạnh phân luồng giáo dục. Trong đó phân luồng sau THCS (phân luồng ở giai đoạn đầu tiên) có ít nhất 30% học sinh đi học nghề còn 70% học tiếp lên bậc THPT.
Sau khi học nghề, học sinh vừa có bằng nghề vừa có bằng văn hóa. Tại sao lại ngăn cấm? Hết THPT thì 70% đi học nghề và chỉ 30% đại học thôi. Học đại học nhiều để làm gì? Có những 3 bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp là một hiện thực của Việt Nam”.
Phát biểu của ông Bùi Sỹ Lợi hôm 11/4 được trích dẫn trên một số tờ báo khi đóng góp ý kiến tại tọa đàm khoa học: ‘Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045′.
Cần có dữ liệu, nghiên cứu cụ thể
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng, Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), cho rằng đây là nhận định không cẩn trọng, thậm chí còn vô tình làm méo mó chính sách về phát triển nhân lực chất lượng cao vẫn là 1 trong 3 đột phá chiến lược của quốc gia trong thập kỷ tới.
“Nói người có 3 bằng đại học thì đây có phải là số đông hay không, hay ở 1, 2 người cụ thể nào đó. Rồi thì người ấy tốt nghiệp ngành gì, trường nào, ở đâu, cần chỉ ra cụ thể chứ không nên nói thế để dư luận nhìn bức tranh giáo dục đại học xám ngoét và tô hồng cho hệ thống khác” – ông Vinh gay gắt.
Th.S Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cùng chung nhận định. Theo ông Sơn, nếu có 3 bằng đại học mà vẫn thất nghiệp thì phải xem lại người học là ai, và có bao nhiêu người có 3 bằng đại học mà vẫn bị thất nghiệp.
Ông Sơn cho rằng, học cái gì là tùy lựa chọn của mỗi người. Học nghề cũng tốt nhưng không phải học nghề là hoàn toàn tốt. Học đại học cũng tốt nhưng không phải trường nào cũng tốt. Vì vậy, nên nhìn nhận khách quan.
Đồng ý với 2 quan điểm này, một giảng viên ĐH phía Nam đặt câu hỏi, ông Hồ Sỹ Lợi nói “có những 3 bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp là một hiện thực của Việt Nam” dựa trên số liệu, nghiên cứu nào?
“Dù 1 bằng hay có 10 bằng đại học, nếu người học không nỗ lực vươn lên, nắm bắt cơ hội mà thụ động chờ đợi thì thất nghiệp là bình thường”- ông nói.
Video đang HOT
TS Trần Đình Lý, Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, thẳng thắn “không nên lấy sự cá biệt để tung hô thành điều phổ biến.
“Hãy xem có tỷ lệ bao nhiêu người có 3 bằng đại học trên tổng số có trình độ đại học? Hãy xem có bao nhiêu người thất nghiệp/tổng số người có 3 bằng đại học? Hãy xem bằng thứ 2, thứ 3 của họ là gì? Và phải xem bằng thứ 2, thứ 3 có bao nhiêu ngoại ngữ, tin học – công cụ hỗ trợ cho chuyên môn chính của họ hoặc ngành nằm trong quy định bắt buộc để chuẩn hoá chuyên môn hoặc quản lý”- ông Lý cho hay
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM đề nghị ông Lợi cần có các số liệu, dữ liệu hết sức căn cơ trước khi phát biểu bởi ông là đại diện tiếng nói người dân.
Nếu không có kĩ năng mềm đều có thể thất nghiệp
Theo ông Hoàng Ngọc Vinh, phải nhìn thấy rằng trong cơ cấu trình độ đại học trở lên của lao động trong độ tuổi ở Việt Nam hiện nay mới chiếm khoảng trên 13% – tức còn thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia công nghiệp khác (ít nhất phải từ 25% trở lên).
“Giáo dục đại học vẫn phải phát triển quy mô nhiều hơn nữa trên cơ sở đảm bảo chất lượng nếu Việt Nam không muốn làm công xưởng của thế giới” – ông Vinh đưa ra quan điểm.
PGS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhấn mạnh: “Không phải bằng đại học mang lại việc làm mà là chất lượng đào tạo và năng lực của người học.
Hiện nay có hàng trăm trường ĐH, trong có trường chất lượng tốt, có trường chất lượng kém. Vì vậy nói “3 bằng đại học thất nghiệp” là đang cào bằng và phủ nhận những giá trị của việc học đại học. Có chục bằng đại học nhưng ra trường không có năng lực làm việc thì cũng thất nghiệp”- ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, lâu nay tỷ lệ có việc làm ở những trường ĐH có chất lượng tốt rất cao, trừ những em đi học tiếp, đi học nước ngoài hoặc những em khởi nghiệp. Khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhiều thì đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao từ các trường đại học.
“Quan điểm ngày xưa là ít thầy nhiều thợ, tức là đào tạo tinh thông nghề nghiệp nhưng hiện đã qua giai đoạn này, nhân lực chủ yếu chia thành 2 loại. Thứ nhất nhân lực tốt nghiệp phổ thông có thể được đào tạo ở trường nghề hoặc đào tạo trực tiếp trong nhà máy đều có thể làm được việc. Mặt khác tại các nhà máy, cơ sở xí nghiệp khi tự động hóa cao thì kỹ năng tay nghề không cần cao mà đòi hỏi đội ngũ có trình độ cao, đặc biệt là các kỹ sư và nguồn nhân lực có trình độ cao đây là những nhân lực được đại học đào tạo”- ông Dũng cho hay.
Theo ông Dũng những quan điểm này có thể gây mâu thuẫn. Và dù học nghề hay học đại học, ngoài kỹ năng, kiến thức nếu không rèn luyện các kỹ năng mềm thì thất nghiệp là điều có thể xảy ra.
Trao đổi với VietNamNet về phát ngôn của mình, ông Bùi Sỹ Lợi nói: “Có hiện tượng đúng như vậy, học mà không tìm được việc làm, học đi học lại bình thường. Tôi nói như thế là rõ ràng là có thể như thế. Anh chưa học được, có người thì học ba lần, người ta đã đăng nhiều lần. Học xong về mẹ cho đi học lại mãi vẫn chưa tìm được việc làm và phải xoay xở”.
Tuyển sinh 2021: Đại học bắt đầu tuyển bằng học bạ
Nhiều trường đại học đã bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đối với phương thức xét tuyển bằng học bạ của mùa tuyển sinh năm 2021.
Sinh viên Nguyễn Trí Nam Phương (giữa, ĐH Bách khoa TP.HCM) tư vấn cho thí sinh tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2021 của báo Tuổi Trẻ tổ chức ở TP.HCM - Ảnh: HOÀNG AN
Xét tuyển theo kết quả quá trình học tập bậc THPT (học bạ) là một trong các phương thức tuyển sinh được nhiều trường áp dụng, trong đó có cả trường công lập và khối trường tư thục.
Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) năm nay được các trường triển khai sớm hơn mọi năm, gồm nhiều đợt.
Kết quả học tập 5 học kỳ
Trường ĐH Nông lâm TP.HCM đã nhận hồ sơ ĐKXT dành cho phương thức xét tuyển học bạ bậc THPT từ ngày 1-3 đến 14-5 cho cả 3 cơ sở đào tạo của trường (TP.HCM, Gia Lai, Ninh Thuận).
PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, quyền hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập của 5 học kỳ bậc THPT (xét học bạ bậc THPT từ học kỳ 1 năm lớp 10 đến học kỳ 1 năm lớp 12) đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2021 là khoảng 30 - 40% tổng gần 5.000 chỉ tiêu.
Điều kiện xét tuyển: điểm trung bình 5 học kỳ của mỗi môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt từ 6.0 điểm trở lên. Đối với ngành sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, điều kiện xét tuyển theo quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy hiện hành của Bộ GD-ĐT".
Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng đã tiếp nhận hồ sơ ĐKXT bằng học bạ đợt 1 của năm nay, bắt đầu từ ngày 1-3 và kết thúc vào ngày 25-4. ThS Phạm Thái Sơn - giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông nhà trường - cho hay:
"Trong tháng 5-2021, các thí sinh ĐKXT bằng học bạ sẽ có kết quả dự kiến trúng tuyển và nhập học vào giữa tháng 8-2021. Đợt này nhà trường sẽ tuyển sinh khoảng 1.400 chỉ tiêu, tức khoảng 40% tổng chỉ tiêu đào tạo của nhà trường.
Các em còn đợt xét tuyển bằng học bạ lớp 12 nữa, bắt đầu vào tháng 5-2021 sẽ có thông báo nhận hồ sơ và đến giữa tháng 8-2021 nhập học tương tự như trong đợt 1".
"Trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 cũng như tạo thuận lợi cho thí sinh, năm nay nhà trường khuyến khích thí sinh ĐKXT online.
PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng (quyền hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM)
Khuyến khích xét tuyển online
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh bậc ĐH của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM năm 2021 là 6.500 chỉ tiêu với 42 ngành. Xet học bạ THPT là 1 trong 4 phương thức xét tuyển của trường trong năm nay.
Theo đó, ở phương thức này nhà trường xét tuyển dưa vao điêm trung bình học bạ THPT trong 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) của từng môn theo tổ hợp từ 7.0 trở lên. Thí sinh ĐKXT theo học bạ sẽ bắt đầu từ ngày 9-3 trên https://xettuyen.hcmute.edu.vn.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng nhà trường - cho biết: "Trong điều kiện dịch COVID-19, năm nay lần đầu tiên nhà trường nhận hồ sơ ĐKXT online hoàn toàn đối với phương thức xét học bạ. Thí sinh chỉ cần thao tác và tải học bạ lên mạng, không phải nộp bất cứ hồ sơ giấy tờ qua đường bưu điện. Thí sinh được đăng ký tối đa 20 nguyện vọng (năm ngoái 10 nguyện vọng). Lệ phí ĐKXT là 15.000 đồng/nguyện vọng".
Trong 5 phương thức xét tuyển mùa tuyển sinh năm 2021 Trường ĐH Tài chính - marketing mới công bố, xét học bạ của học sinh tốt nghiệp THPT là phương thức trường dành phần lớn chỉ tiêu.
Đối với xét học bạ, nhà trường xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT của học sinh tốt nghiệp THPT các năm 2021, 2020 và 2019. Trong đó, trường này dành tối đa 60% chỉ tiêu trong tổng số 4.500 chỉ tiêu bậc ĐH: ưu tiên xét tuyển thẳng dựa vào kết quả học tập THPT 40% chỉ tiêu và xét tuyển theo học bạ THPT 20% chỉ tiêu.
ThS Nguyễn Thái Châu - giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp nhà trường - cho hay: "Năm nay tổng chỉ tiêu tuyển sinh bậc ĐH dự kiến của trường là 4.500 sinh viên các ngành theo 4 chương trình: đại trà, đặc thù, chất lượng cao, quốc tế.
Nhà trường dành phần lớn chỉ tiêu cho phương thức xét kết quả học tập THPT, nhưng có thể điều chuyển chỉ tiêu tuyển sinh giữa các chương trình đào tạo hoặc các ngành đào tạo dựa trên kết quả xét tuyển theo từng phương thức xét tuyển".
Tuyển nhiều đợt
Trường ĐH Tôn Đức Thắng dự kiến tuyển sinh 6.500 chỉ tiêu trình độ ĐH năm 2021 theo 4 phương thức, trong đó có xét tuyển học bạ. Đối với xét tuyển học bạ, nhà trường dự kiến xét
3 đợt: đợt 1 xét tuyển theo kết quả học tập của 5 học kỳ THPT (trừ học kỳ 2 lớp 12) dành cho học sinh hoàn tất chương trình lớp 12 bậc THPT và tốt nghiệp THPT trong năm 2021 tại các trường THPT đã ký kết hợp tác với nhà trường về hướng nghiệp, đào tạo và phát triển khoa học công nghệ. Thời gian ĐKXT trực tuyến dự kiến từ ngày 5-4 đến 25-5.
Nhiều trường đại học bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển Từ đầu tháng 3, nhiều trường ĐH chính thức khởi động tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh theo phương thức xét học bạ. Phụ huynh và thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển bằng học bạ tại một trường đại học tư thục vào sáng 2.3 - ĐÀO NGỌC THẠCH Theo phương thức tuyển sinh dự kiến các...