Đẩy Vinmart cho Masan, lãi quý I của Vingroup giảm sâu 58%, dư nợ tài chính tăng thêm 8.700 tỷ
Lãi ròng của Vingroup trong quý 1/2020 giảm đến 58% so với cùng kỳ một phần do hụt nguồn doanh thu từ mảng bán lẻ.
Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với doanh thu thuần giảm 30% đạt 15.368 tỷ đồng do không còn ghi nhận doanh thu từ hoạt động bán lẻ. (Chính thức vào đầu tháng 12/2019 thì Vingroup quyết định bán 2 chuỗi bán lẻ lớn nhất của mình vào Công ty Hàng tiêu dùng Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang).
Doanh thu chuyển nhượng bất động sản chiếm phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu, đạt hơn 6.883 tỷ đồng. Doanh thu từ cho thuê bất động sản đầu tư và các dịch vụ liên quan đạt 1.797 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu từ hoạt động du lịch và vui chơi giải trí đạt 1.806 tỷ đồng, giảm 7%. Doanh thu từ hoạt động sản xuất trong kỳ đạt 3.259 tỷ đồng, tăng 165% do trong năm 2019, doanh thu bán ô tô bắt đầu được ghi nhận từ tháng 6.
Đáng kể thì Vingroup ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính gấp 2,6 lần cùng kỳ lên mức gần 9.000 tỷ đồng, phần lớn là lãi từ thanh lý các khoản đầu tư tài chính và chuyển nhượng công ty con. Trong kỳ, Vingroup ghi nhận khoản lỗ trong liên doanh, liên kết gần 123 tỷ đồng.
Video đang HOT
Khấu trừ các chi phí và thuế thì lợi nhuận sau thuế của Vingroup đạt 505 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước. Riêng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 438 tỷ đồng, giảm đến 58%.
Tại ngày 31/3, tổng tài sản Vingroup đạt 413.613 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 122.112 tỷ đồng, tăng lần lượt 2,4% và 1%. Nợ phải trả của Công ty tăng lên 291.500 tỷ đồng từ mức 283.152 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, vay nợ tài chính ngắn và dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nợ, khoản dư nợ này tăng gần 8.721 tỷ đồng so hồi đầu năm.
Anh Nhi
Ông Nguyễn Đăng Quang làm chủ tịch VinCommerce
Sau khi nhận sáp nhập hệ thống siêu thị Vinmart từ Vingroup, Chủ tịch kiêm CEO Masan Nguyễn Đăng Quang trực tiếp đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của công ty VCM và VinCommerce.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan vừa công bố nghị quyết phát hành 30 triệu trái phiếu có kỳ hạn 3 năm. Tổng khối lượng huy động là 3.000 tỷ đồng. Lãi suất năm đầu tiên là 9,3%/năm và lãi suất cho mỗi 6 tháng tiếp theo là trung bình cộng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank cộng với 2,5%/năm.
Đây là đợt đầu tiên trong 4 đợt phát hành trái phiếu với tổng khối lượng trị giá 10.000 tỷ đồng của Tập đoàn Masan dự kiến diễn ra trong năm nay.
Toàn bộ số tiền thu được từ việc chào bán trái phiếu sẽ được Tập đoàn Masan góp thêm vào vốn điều lệ của Công ty TNHH Tầm nhìn Masan (5.000 tỷ đồng); cấp khoản vay cho Công ty TNHH MasanConsumerHoldings (3.000 tỷ đồng) và Công ty TNHH MNS Meat Hà Nam (1.000 tỷ đồng); thanh toán nợ vay nội bộ cho công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (1.000 tỷ đồng).
Trong đợt phát hành lần này, Tập đoàn Masan đồng thời công bố bản cáo bạch doanh nghiệp, qua đó tiết lộ vai trò mới của Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Masan Nguyễn Đăng Quang.
Ngoài các vị trí lãnh đạo tại Masan, Masan Consumer và Ngân hàng Techcombank, ông Quang đã trực tiếp đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM và Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce từ tháng 12 sau thương vụ nhận sáp nhập hệ thống Vinmart, VinEco từ Vingroup.
Chủ tịch VCM trước đó là bà Mai Hương Nội, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup.
Ông Nguyễn Đăng Quang trực tiếp làm Chủ tịch VCM, VinCommerce sau thương vụ chuyển nhượng Vinmart, Vinmart . Ảnh: MSN.
VCM là công ty được Vingroup thành lập vào tháng 8/2019, hiện sở hữu 64,4% vốn của VinCommerce. VinCommerce là công ty trực tiếp vận hành hệ thống siêu thị Vinmart, cửa hàng tiện lợi Vinmart .
Theo thỏa thuận sáp nhập giữa Masan và Vingroup, tập đoàn của ông Quang nhận 83,74% cổ phần phổ thông của VCM. Ngoài ra, Masan sẽ phát hành quyền chọn được nhận cổ phần tại một công ty con mới thành lập cho Vingroup. Công ty mới này sẽ sở hữu cổ phần và vận hành VCM và Công ty TNHH MasanConsumerHoldings.
Trước đó, đầu tháng 1, ông Trương Công Thắng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đã đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc Công ty VCM. Ông Thắng hiện cũng là người đại diện theo pháp luật của VinCommerce.
Ngày 12/2 vừa qua, Công ty VCM đã công bố sự thay đổi trong cơ cấu cổ đông của mình. Công ty con Ardolis Investment của Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore GIC và Credit Suisse AG không còn giữ bất kỳ cổ phần nào tại VCM. Hai quỹ của Singapore này vừa tham gia góp vốn vào VCM từ tháng 9/2019 với tỷ lệ sở hữu tổng cộng 16,3% cổ phần.
Masan cho biết Vinmart cùng Vinmart đang là hệ thống bán lẻ lớn nhất về số lượng điểm bán, chiếm 25% thị phần kênh bán lẻ hiện đại với hơn 3.000 cửa hàng.
Trong năm 2020, Masan dự định tiếp tục tăng sự hiện diện của hệ thống Vinmart, Vinmart tại Hà Nội để củng cố thị phần, nơi chuỗi bán lẻ này đang trên đà đạt lợi nhuận. Ngoài ra, VCM sẽ mở cửa hàng một cách có chọn lọc ở các tỉnh thành ngoài Hà Nội để thúc đẩy lợi nhuận.
Masan cũng sẽ đóng cửa 150-300 cửa hàng Vinmart, Vinmart không có khả năng hòa vốn hay không đạt chỉ tiêu lưu lượng khách hàng.
Theo news.zing.vn
Masan chi bao nhiêu tiền vào " đứa con chung" với Vingroup? Với việc nắm giữ 83,74% giá trị cổ phần của VCM, Masan có thể đã phải chi ra khoảng 5.400 tỷ đồng để đổi lại quyền sở hữu, điều hành chuỗi Vinmart và Vinmart . Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group) vừa công bố nghị quyết của hội đồng quản trị thông qua việc hoán đổi cổ phần giữa Công...