Dạy và học ngoại ngữ: Làm sao để hiệu quả?
Xác định tầm quan trọng của việc dạy và học ngoại ngữ, những năm qua, ngành GD&ĐT đã tích cực xây dựng nhiều giải pháp thiết thực tại các nhà trường, các cơ sở giảng dạy ngoại ngữ, trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện kỹ năng nghe – nói của người học.
Hội thảo Đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025.
Nhìn từ thực tiễn suốt 10 năm qua, có thể thấy, Quảng Ninh đã rất quan tâm đến việc dạy và học ngoại ngữ. Cụ thể, tỉnh đã xây dựng, triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020″ và xây dựng kế hoạch triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025″ của Bộ GD&ĐT.
Từ khi thực hiện các đề án, chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực. Tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn ngoại ngữ, thi Olympic tiếng Anh trên Internet, Olympic tài năng tiếng Anh cấp toàn quốc, Hùng biện tiếng Anh đối với học sinh cấp THPT, tỉnh Quảng Ninh đều đạt nhiều giải và đạt thứ hạng cao.
Theo Sở GD&ĐT, hầu hết các trường đều đảm bảo cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ cho hoạt động dạy và học ngoại ngữ. Tổng số phòng học ngoại ngữ từ cấp tiểu học đến cấp THPT là 485 phòng; số phòng học tương tác là 1.395 phòng. Tổng số giáo viên dạy tiếng Anh toàn tỉnh từ cấp tiểu học đến THPT là 1.076 người. Trong đó, có 1.042 giáo viên đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ. Bên cạnh đó, tỉnh cũng có 42 giáo viên dạy tiếng Trung, tiếng Pháp.
Giảng viên thỉnh giảng dạy tiếng Hàn Quốc cho sinh viên Trường Đại học Hạ Long.
Toàn tỉnh còn có 96 trung tâm, 34 cơ sở ngoại ngữ, tin học do Sở GD&ĐT thành lập, cấp phép hoạt động góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ của tỉnh. 100% giáo viên nước ngoài đạt yêu cầu tuyển dụng có trình độ đại học, có chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh quốc tế, được Sở LĐ-TB&XH cấp giấy phép lao động.
Đặc biệt, ngành còn triển khai thí điểm chương trình cho trẻ làm quen với ngoại ngữ tại 52 trường mầm non thuộc 6 địa phương (Hạ Long, Tiên Yên, Cẩm Phả, Uông Bí, Quảng Yên, Đông Triều) cho 5.427 trẻ mầm non, vào thời điểm sau giờ chính khóa theo hình thức hợp đồng với các trung tâm ngoại ngữ.
Cô giáo Nguyễn Thu Nga, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bạch Đằng, TP Hạ Long cho biết: Đa số trẻ đều hứng thú, tích cực giao tiếp tiếng Anh với giáo viên, với các bạn ở lớp. Việc tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ được phụ huynh đồng thuận và ủng hộ, bước đầu tạo được dư luận tốt, đồng thời là cơ hội, tiên đê tôt cho tre vao học tiếng Anh ở cấp tiểu học.
Tuy nhiên, theo Sở GD&ĐT, dù đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận song cũng phải thừa nhận rằng, chất lượng đại trà môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng còn thấp so với sự quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất, bồi dưỡng phát triển đội ngũ của UBND tỉnh cho ngành giáo dục. Chất lượng thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh trong những năm gần đây của Quảng Ninh đều thấp hơn so với phổ điểm chung của toàn quốc.
Video đang HOT
Tiết tiếng Anh của thầy và trò Trường THCS Thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà.
Điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh có tăng nhưng chưa đáng kể. Số địa phương, số trường triển khai thực hiện thí điểm cho trẻ làm quen với ngoại ngữ ở bậc mầm non chưa nhiều. Bộ GD&ĐT chưa ban hành chương trình, tài liệu cho trẻ làm quen ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục mầm non…
Để việc dạy và học ngoại ngữ được hiệu quả hơn, Sở GD&ĐT đã đề xuất với Bộ GD&ĐT tiếp tục đổi mới hình thức thi ngoại ngữ, coi trọng kỹ năng nghe – nói cho học sinh. Đối với UBND tỉnh, ngành cũng tích cực tham mưu tỉnh có cơ chế, chính sách thu hút, ưu đãi dành riêng cho giáo viên tiếng Anh tình nguyện về giảng dạy ở các huyện vùng núi…
Ông Nguyễn Văn Tuế, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Sở đang tích cực tham mưu cho tỉnh xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025″. Với mong muốn sau khi được tỉnh phê duyệt, Đề án sẽ tìm ra được hệ thống các gói giải pháp mang tính đột phá, phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục triệt để những hạn chế cơ bản, nhằm sớm đưa Quảng Ninh trở thành một tỉnh có chất lượng giáo dục ngoại ngữ nằm trong tốp đầu của cả nước.
Tuyển lớp 10 các chương trình ngoại ngữ ở TP.HCM như thế nào?
Lớp 10 chương trình ngoại ngữ ở TP.HCM gồm: tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh tích hợp, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đức.
Lớp 10 tăng cường tiếng Anh
TP.HCM khuyến khích các trường THPT có điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất mở lớp 10 tăng cường tiếng Anh.
Việc tuyển sinh vào các lớp 10 tăng cường tiếng Anh được thực hiện trong số học sinh đã trúng tuyển vào lớp 10 của trường với các yêu cầu: Điểm số từng kỹ năng của toàn năm lớp 9 tăng cường tiếng Anh đạt từ 6.0 điểm trở lên hoặc có chứng chi ngoại ngữ bậc 3 hoặc chứng chỉ đạt trình độ B1 trở lên theo khung CEFR hoặc chứng chỉ Cambridge PET đạt từ 140/170 (hoặc 140/210) trở lên hoặc FCE đạt từ 140/190 (hoặc 140/210 điểm) trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL Junior đạt từ 785/900 điểm trở lên hoặc cấp độ 1 (Level 1) từ 56 điểm trở lên của PTE General hoặc chứng chỉ PTE General Level 2 đạt hoặc là học sinh học Chương trình tiếng Anh tích hợp cấp trung học cơ sở có điểm trung bình môn tiếng Anh tích hợp lớp 9 từ 6.0 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh tương đương;
Tốt nghiệp trung học cơ sở loại Khá, Giỏi.
Lớp 10 chương trình Tiếng Anh tích hợp
Sĩ số lớp Tiếng Anh tích hợp từ 25 đến 35 học sinh/lớp, nếu số lượng học sinh đậu và nộp hồ sơ học không đủ 25 học sinh trở lên các trường không mở lớp Tiếng Anh tích hợp tại trường đó. Các học sinh đã nộp hồ sơ, sẽ được xem xét chuyển về học tại trường có mở lớp tiếng Anh tích hợp còn chỉ tiêu hoặc xét tuyển lớp 10 theo 3 nguyện vọng hoặc chuyển đổi loại hình học tập phù hợp.
Điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên ở TP.HCM tăng cao nhất 7 điểm
Để vào lớp tiếng Anh tích hợp, học sinh phải đầy đủ các điều kiện của 1 trong 2 nhóm:
Nhóm 1: Học sinh có tham gia học chương trình tiếng Anh tích hợp cấp THCS tại TP.HCM phải thỏa các điều kiện: tham gia dự tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông tại TP.HCM; đăng ký 2 nguyện vọng chương trình Tiếng Anh tích hợp (nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2).
Căn cứ vào điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và điểm trung bình của chương trình Tiếng Anh tích hợp, những học sinh này sẽ được ưu tiên bố trí vào những trường có dạy chương trình tiếng Anh tích hợp.
Cách tính điểm xét tuyển chương trình Tiếng Anh tích hợp được tính: Điểm xét tuyển = điểm Ngữ văn điểm Ngoại ngữ điểm Toán Điểm trung bình của chương trình Tiếng Anh tích hợp (theo thang điểm 10).
Nhóm 2, học sinh không tham gia học chương trình Tiếng Anh tích hợp cấp THCS tại TP.HCM phải thỏa các điều kiện: Tốt nghiệp THCS loại từ khá trở lên; Có tham gia dự tuyển sinh lớp 10 THPT tại TP.HCM. Ngoài 3 môn quy định Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, học sinh phải đăng ký và dự thi môn Tiếng Anh tích hợp. Học sinh đăng ký 2 nguyện vọng chương trình Tiếng Anh tích hợp (nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2).
Cách tính điểm tuyển chương trình Tiếng Anh tích hợp như sau: * Điểm xét tuyển = điểm Ngữ văn điểm Ngoại ngữ điểm Toán Điểm thi môn tiếng Anh tích hợp (theo thang điểm 10).
Lớp 10 tăng cường tiếng Trung
Các trường THPT Hùng Vương, THPT Trần Khai Nguyên, THPT Trần Quang Khải và THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa tuyển sinh lớp 10 tăng cường tiếng Trung trong số học sinh đã trúng tuyển vào lớp 10 của trường với điểm số từng kỹ năng của toàn năm lớp 9 tăng cường tiếng Trung đạt từ 6 điểm trở lên hoặc có chứng chỉ B tiếng Trung trở lên.
Lớp 10 tiếng Nhật (ngoại ngữ 1):
Các trường THPT Lê Quý Đôn, THPT Trưng Vương và THPT Marie Curie tuyển sinh lớp 10 tiếng Nhật (ngoại ngữ 1). Học sinh muốn học tiếng Nhật (ngoại ngữ 1) phải thỏa các điều kiện: đã học THCS tiếng Nhật (ngoại ngữ 1) tại Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3 hoặc Trường THCS Võ Trường Toản, Quận 1; Đăng ký nguyện vọng lớp 10 vào trường có dạy tiếng Nhật (ngoại ngữ 1) và môn thi Ngoại ngữ của tuyển sinh lớp 10 là môn tiếng Nhật; Trúng tuyển lớp 10 vào trường có dạy tiếng Nhật (ngoại ngữ 1), đồng thời có điểm thi tuyển sinh môn tiếng Nhật từ 5.0 trở lên.
Lớp 10 tiếng Pháp:
Chương trình tiếng Pháp song ngữ:
Sau khi được công nhận tốt nghiệp THCS, học sinh các lớp THCS trong khuôn khổ chương trình tiếng Pháp song ngữ phải qua kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và kỳ thi tốt nghiệp THCS trong khuôn khổ chương trình tiếng Pháp song ngữ theo quy định của Bộ GD-ĐT. Sau khi có kết quả kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và thi tốt nghiệp THCS trong khuôn khổ Chương trình tiếng Pháp song ngữ, những học sinh này sẽ được ưu tiên bố trí vào 1 trong 3 trường theo thứ tự điểm tuyển, đó là Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Trường THPT Marie Curie.
Cách tính điểm tuyển như sau: Điểm yển = (Điểm trung bình tuyển sinh lớp 10) x 2 Điểm trung bình cộng tiếng Pháp trong kỳ thi tốt nghiệp THCS trong khuôn khổ chương trình tiếng Pháp song ngữ.
Tăng cường tiếng Pháp:
Các trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai và THPT Marie Curie tuyển sinh lớp 10 tăng cường tiếng Pháp trong số học sinh đã trúng tuyển vào lớp 10 của trường và theo đúng quy định của GD-ĐT. Tuyển thí sinh đã học xong chương trình tiếng Pháp song ngữ cấp THCS và có điểm thi tuyển sinh môn tiếng Pháp từ 5 điểm trở lên.
Tiếng Pháp (ngoại ngữ 2):
Các trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa và THPT Phan Đăng Lưu tuyển tiếng Pháp (ngoại nhữ 2) từ những học sinh đã trúng tuyển lớp 10 của trường.
Lớp 10 tiếng Hàn ( ngoại ngữ 2)
Trường THPT Thủ Đức tuyển sinh lớp 10 tiếng Hàn từ những học sinh đã trúng tuyển lớp 10 của trường.
Lớp 10 tiếng Đức
Lớp 10 tiếng Đức (ngoại ngữ 1) yêu cầu học sinh phải đăng ký nguyện vọng vào các trường có dạy tiếng Đức và thi môn Ngoại ngữ tuyển sinh 10 là tiếng Đức; Trúng tuyển vào lớp 10 trường có dạy tiếng Đức và có điểm thi môn Ngoại ngữ - tiếng Đức từ 5 trở lên.
Lớp 10 tiếng Đức (ngoại ngữ 2): Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Nguyễn Khuyến và THPT Nguyễn Thượng Hiền tuyển lớp 10 tiếng Đức (ngoại ngữ 2) từ những học sinh đã trúng tuyển lớp 10 vào trường.
Đầu tư cho "chìa khóa" mở cánh cửa hội nhập Trình độ ngoại ngữ, tin học có vai trò rất quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Vì thế, những năm qua, Tỉnh Đoàn đã triển khai nhiều hoạt động, mô hình hay nhằm đẩy mạnh việc học tập ngoại ngữ, tin học cho đối tượng thanh, thiếu nhi và ĐVTN trong tỉnh. Vòng Bán kết 2 Cuộc thi...