Dạy và học môn Lịch sử thế nào để luôn hấp dẫn thầy – trò?

Theo dõi VGT trên

Giáo viên khi lên lớp phải tạo được “đất” để học sinh thể hiện, có cách nhìn nhận đánh giá vì đó là thực tiễn của lịch sử, như vậy mới khuyến khích được học sinh.

“Năm 2001 tôi ra trường, nhận công tác tại một trường trong Chương trình 135 ở Phú Thọ, thời gian đó điểm trường nơi tôi công tác phải đi bộ hơn 15 km mới vào đến nơi và mỗi khi trời mưa thì khổ lắm, đường trơn bùn đất không thể đi được.

Ông nội tôi là Bí thư Đảng ủy xã, rồi đến bố tôi cũng làm Bí thư xã nên có lẽ truyền thống của gia đình đã ngấm vào tôi. Ngay bên cạnh gia đình tôi hồi đó có nhà cụ Huyên, năm 1946 Bác Hồ khi lên chiến khu Việt Bắc và có nghỉ lại ở nhà cụ, vậy nên có thể nói ngay trong gia đình và làng quê Cổ Tiết nơi tôi sinh ra từ con người đến cảnh vật đều mang tính lịch sử.

Nhớ lại hồi cấp III, được học những thầy cô dạy Lịch sử rất hay nên tôi cũng ảnh hưởng khá nhiều, từ đó ấp ủ ước mơ sau này được làm giáo viên dạy Lịch sử.

Bản thân tôi thi đỗ và học đại học được cũng nhờ những ước mơ, dùi mài từng bước, vậy nên khi đi dạy tôi luôn tạo cho học sinh có những ước mơ để các em phấn đấu”.

Thầy Khuất Duy Dũng – Tổ trưởng Tổ Lịch sử thư viện, giáo viên dạy Lịch sử Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam đã chia sẻ khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Dạy và học môn Lịch sử thế nào để luôn hấp dẫn thầy - trò? - Hình 1

Thầy Khuất Duy Dũng: “Nhớ lại hồi cấp III, được học những thầy cô dạy Lịch sử rất hay nên tôi cũng ảnh hưởng khá nhiều, từ đó ấp ủ ước mơ sau này được làm giáo viên dạy Lịch sử”. Ảnh: Tùng Dương.

Thầy Dũng cho biết: “Lịch sử không phải là một môn khó học, điều quan trọng nhất bây giờ là xã hội nói chung và các con đang bị định hướng việc làm chi phối.

Học sinh học bằng cả ước mơ để vào chuyên Sử Trường Ams, khi đã vào được thì các con lại có những ước mơ lớn hơn nữa và rất thực tế cuộc sống. Bản thân mỗi ước mơ của học sinh được thêu dệt nên từ gia đình và xã hội, đó là định hướng nghề nghiệp.

Ở bậc trung học cơ sở các em được xây dựng kiến thức nền cùng sự đam mê. Nhưng ở trung học phổ thông lại là một định hướng nghề rộng hơn vì các con sắp bước vào đời và lịch sử dân tộc, giá trị văn hóa Việt là một “hành trang” cần thiết đã ngấm sẵn trong các con.

Lúc này các con không định hình môn Sử bằng những sự kiện lịch sử, không thể hỏi học trò rằng những sự kiện lịch sử là năm nào, hay năm nào…?

Cái định hướng của giáo viên ở đây là nền văn hóa Sử, chất Sử chứ không phải là nhớ những mốc sự kiện. Việc các con lỡ quên hay nhớ nhầm một sự kiện thì cũng là chuyện bình thường.

Tôi không cố gắng yêu cầu học sinh nhớ các sự kiện vì điểm này đã có trong sách giáo khoa. Bộ não con người ta cũng như một máy tính và nhớ đến một lượng nào đó nhất định thì sẽ bị đầy.

Bản thân trong các con đã chứa đựng giá trị văn hóa Việt với văn, sử dân tộc Việt, theo tôi đó là giá trị cốt lõi nhất về sử, chứ không phải cố gắng bắt ép học sinh nhớ những sự kiện A, B…suốt cả cuộc đời và cũng không thể làm được điều đó”.

Theo thầy Dũng: “Với 2 trang giáo án toàn chữ kèm 1 tấm ảnh minh họa, cộng với việc giáo viên thuộc giáo án rồi đọc cho các con chép, rồi học sinh ghi nhớ, trả bài thì giờ học đó quá khô, không đạt chất lượng.

Nhưng với tôi thì lại khác, trên cơ sở chủ đề đó không đặt vấn đề dừng lại ở những mốc mà cần phải mở rộng hơn, chia nhóm, chia vấn đề từng giai đoạn để học sinh về nhà tự tìm hiểu.

Các con phân nhóm, giao nhiệm vụ cho từng bạn, sau đó tập hợp đóng thành quyển dạng tập san, trong đó mỗi trang tương ứng với 1 em và 7 trang là 7 nội dung lớn.

Việc tự tìm hiểu về kiến của thức học sinh sẽ có phần cá nhân, sau đó tất cả tập hợp lại thành cái tập thể, lần lượt các tổ lên trình bầy bằng PowerPoint.

Học sinh tự trình bày các phần bản thân đã chuẩn bị, đặc biệt tôi thấy học sinh chuyên văn trình bày những vấn đề rộng hơn rất tốt bởi chất văn có sẵn trong con người các em, những vấn đề đó trong sách giáo khoa không có.

Video đang HOT

Qua đó tôi nhận ra rằng đã có những lúc giáo viên chỉ kiểm tra học sinh những kiến thức trong sách, khi thấy các con không nhớ thì cho rằng các con không học bài, không nắm được kiến thức phần này, phần kia.

Nhưng khi nghe các con trình bày thì giáo viên mới thấy được cái phông kiến thức của học sinh về vấn đề này rất tốt, rất rộng lớn, không bị bó buộc vào sách giáo khoa, mà đã có trong sách thì ai cũng đọc được.

Mình chỉ gạch ý giúp các con lưu tâm, để các các con tự tìm hiểu và kết quả bao giờ cũng hơn mong đợi, bạn nào cũng hăng say, sôi nổi, ai cũng muốn thể hiện quan điểm từ đó dẫn đến việc nắm chắc kiến thức.

Quan điểm của tôi về sự hiểu biết của từng con người nó giống như hạt cát, bản thân tôi cũng học được từ học trò rất nhiều, các em bây giờ giỏi lắm. Kiến thức các con trình bày là nhờ có một sự giáo dục tổng hòa từ các môn Văn, Sử, Địa…đem lại.

Quan trọng nhất là giáo viên khi lên lớp phải tạo được “đất” để học sinh thể hiện, phải có cách nhìn nhận đánh giá vì đó là thực tiễn của lịch sử, đồng thời chấp nhận các quan điểm khác nhau, có như vậy mới khuyến khích học trò”.

Dạy và học môn Lịch sử thế nào để luôn hấp dẫn thầy - trò? - Hình 2

Vai trò người thầy phải định hình được kiến thức trọng tâm, học trò cần phải nắm bắt điều gì và tự ghi chép theo cách hiểu của mình. Ảnh: Thầy Dũng cung cấp.

Lịch sử là một môn khoa học

Thầy Dũng chia sẻ: “Hiện nay chúng ta đang đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đây là điều kiện tốt cho giáo viên có cơ hội tiếp thu những cái mới, làm theo cái mới. Đổi mới từ việc dạy, việc đánh giá…giáo viên phải theo kịp để phù hợp với xu thế hiện nay.

Đổi mới về đánh giá, trước kia giáo viên thường nói kiến thức sách giáo khoa đây, thầy đọc cho học sinh chép, rồi kiểm tra…Nhưng giờ đây học sinh không cần phải học nguyên văn như vậy nữa mà về nhà tự chuẩn bị, sau đó lên lớp thuyết trình.

Trong quá trình đổi mới thì nhiệm vụ của giáo viên vẫn phải giữ những cái tốt, cái mạnh của truyền thống, trong mỗi bài giảng phải định hướng khung nội dung trọng tâm và đó là giáo dục truyền thống đang có.

Vai trò người thầy phải định hình được kiến thức trọng tâm, học trò cần phải nắm bắt điều gì và tự ghi chép theo cách hiểu của mình. Trong một tiết học giáo viên sử dụng công nghệ cho học sinh thuyết trình, đó là cái mới.

Nhưng sau khi các con trình bày với nhiều quan điểm khác nhau thì giáo viên phải chốt được, phải là trọng tài, định hướng kiến thức. Đó là vai trò của người thầy và học sinh sẽ rất phục ở điều đó.

Điều tôi hướng tới và luôn coi học trò là trung tâm, thầy cô sẽ là định hướng và có thể hiểu đó là sự kế thừa truyền thống giữa cái cũ và cái mới, giữa việc tự tìm hiểu và kiến thức có sẵn, giữa áp dụng công nghệ và ghi hiểu truyền thống.

Trong quá trình dạy môn Lịch sử, có một điều sẽ tạo thành hệ quả giá trị Việt, nó thấm trong con người thì sau mỗi một bài học Lịch sử ngoài kiến thức, những số liệu, dẫn chứng…thì cái tận cùng của bài học sẽ là những giá trị như tình yêu đất nước, yêu con người, yêu những điều tốt. Chính những điều đó nó ngấm trong con người các con, giúp các con khi ra ngoài cuộc đời sẽ tạo thành giá trị cuộc sống”.

Trải lòng của học sinh Trường Ams đầu tiên đạt giải Nhất quốc gia môn Lịch sử

Luyện trong đội tuyển Sử cũng khá vất vả, sau mỗi buổi học thì những kiến thức mà các thầy cô truyền cho em đều đọc lại rất kỹ, ngấm dần trong cả một thời gian...

"Trong các môn học thì em thích nhất môn Lịch sử và từ năm lớp 9 cho đến nay em tập trung vào học môn này. Khi học Lịch sử nó gợi lại cho em thấy những truyền thống, những mốc thời gian của dân tộc.

Hơn nữa em được sự cổ vũ từ gia đình và đặc biệt là từ ông nội, ông là người đã từng sống qua hai cuộc kháng chiến đã kể lại cho em nghe rất nhiều câu chuyện, việc đó đã truyền cảm hứng cho em rất nhiều.

Ngoài ra còn các thầy cô giáo trực tiếp dạy em như thầy Dũng, cô Dung cũng truyền cảm hứng, giúp em ôn luyện kiến thức, động viên hàng ngày.

Nhớ lại từ hồi còn học lớp 3, mỗi khi ông nội đưa em đi qua các phố và đến mỗi di tích ông đều kể cho em nghe về lịch sử nơi đó. Ví dụ đi qua Hoàng thành Thăng Long ông lại chỉ vào lỗ đạn đại bác ở trên tường thành và nói: Đây là vết tích ngày xưa quân Pháp đã nã pháo vào đây.

Rồi đi qua Bảo tàng Chiến tích B 52 ông lại kể cho em nghe ngày xưa quân và dân ta đã bắn rơi máy bay Mỹ như thế nào...rồi còn nhiều di tích lịch sử nữa và em rất thích nghe".

Em Nguyễn Tùng Dương - Học sinh lớp 11 Sử, Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, người vừa đạt giải Nhất kì thi Học sinh giỏi Trung học phổ thông cấp Quốc gia năm 2021 môn Lịch sử đã cho biết khi trò chuyện với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Trải lòng của học sinh Trường Ams đầu tiên đạt giải Nhất quốc gia môn Lịch sử - Hình 1

Nhà giáo Trần Thùy Dương - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam và thầy giáo Khuất Duy Dũng - Tổ trưởng Tổ Lịch sử chụp ảnh lưu niệm với học sinh Nguyễn Tùng Dương. Ảnh: Tùng Dương.

Những lúc rảnh lại mang sách Lịch sử ra đọc

Em Dương chia sẻ: "Vào những lúc quan trọng hoặc có cảm hứng thì em thường mang sách Lịch sử ra đọc, một phần để tiếp thu thêm kiến thức và cũng là để ôn lại. Em hay đọc hồi ký, tiểu thuyết chiến tranh, chuyện thời phong kiến và cả lịch sử nước ngoài.

Một đến hai lần đọc sách cũng chưa thể nhớ được ngay mà cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần thì mới thấm được nội dung, ý nghĩa của nó mà tác giả đề cập đến.

Từ hồi lớp 3 đến lớp 9 em đã quan tâm đến phần Pháp xâm lược Việt Nam. Phần sử phong kiến cũng rất thú vị, theo em điểm nổi bật nhất là các cuộc đấu đá nội bộ của các triều đại phong kiến, nó rất cuốn hút và những chính sách của các Vua đời trước cũng phần nào có phần liên hệ đến những thực tiễn hiện nay.

Theo em học Lịch sử không phải là để nhớ ngày tháng vì đó chỉ là những chi tiết nhỏ, phần ý nghĩa sâu sắc mới quan trọng, ví dụ đọc một vấn đề mang tính chất nhạy cảm và qua đó mình sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân, cũng như ở tầm quốc gia cũng có thể vận dụng.

Phần Lịch sử thế giới em quan tâm đến Chiến tranh Lạnh, Chiến tranh thế giới thứ 2 và hậu Chiến tranh Lạnh. Lịch sử thế giới có tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, nó cho ta nhiều bài học kinh nghiệm luôn phải biết vận dụng những yếu tố khách quan bên ngoài của thế giới để tận dụng, để phát triển bản thân cũng như phát triển đất nước".

Lịch sử không phải là học thuộc

Em Dương nói: "Trên lớp em cũng học môn Lịch sử đều như các bạn nhưng về nhà bao giờ em cũng đọc lại để ngấm được ý nghĩa của bài học hoặc câu chuyện đó, hiểu được nó. Lịch sử không phải là học thuộc mà phải hiểu nó thì mới học được.

Luyện trong đội tuyển Sử cũng khá vất vả, sau mỗi buổi học thì những kiến thức mà các thầy cô truyền cho em đều đọc lại rất kỹ, ngấm dần trong cả một thời gian dài để hiểu rõ bản chất vấn đề và lúc này thì việc học thuộc lòng sẽ không cần thiết nữa.

Đã ngấm kỹ rồi thì khi làm bài mọi vấn đề sẽ tự "nổ" ra trong đầu, cứ thế mà viết. Có một cách thứ hai nữa là em thường xuyên tập viết ở nhà dựa trên nội dung kiến thức thầy cô dã dạy trên lớp, mục đích viết diễn đạt ra để hiểu, đó cũng là tài liệu riêng em để tự học".

Trải lòng của học sinh Trường Ams đầu tiên đạt giải Nhất quốc gia môn Lịch sử - Hình 2

Cô Nguyễn Thị Kim Dung - Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, cho biết: "Tôi đã dạy em Dương từ đầu năm lớp 10 cho đến nay, tính cách em khá vui vẻ với các bạn, hơi ít nói nhưng khi học và lên thuyết trình bài Sử mới thấy Dương là một học sinh cực kỳ đặc biệt, có tố chất về môn này. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Em Dương cho biết: "Hôm bước vào kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia vừa qua, sau khi đọc đề bài em thấy có thể làm đủ cả 7 câu hỏi trong 180 phút theo yêu cầu.

Dành mấy phút để dàn ý trong đầu, chia thời gian làm bài cho từng câu, và từ dàn ý đó sẽ "nổ" ra ý tưởng và triển khai. Dàn ý này giống như xây móng của một tòa tháp, móng có vững thì nhà mới tốt.

Khi thực hiện xong bài thi, tự nhận định bài của mình cũng chưa được tốt lắm, nội dung chưa có sự liên kết chặt chẽ, phần nữa vì chữ em viết hơi xấu và nhỏ.

Nhưng khi biết kết quả bài thi đó đã đạt giải Nhất môn Lịch sử trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia em hơi bất ngờ và không thể tin nổi, ngay lập tức em đã mời mấy người bạn thân đi ăn một bữa cơm gà".

Thầy Khuất Duy Dũng - Tổ trưởng Tổ Lịch sử và cũng là người dẫn dắt đội tuyển Sử của Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, cho biết:

"Khối chuyên Sử của trường chúng tôi thành lập vừa tròn 10 năm và kể cả quá trình thành lập trường 35 năm cho đến nay thì đây là lần đầu tiên học sinh Nguyễn Tùng Dương của trường đạt giải Nhất Học sinh giỏi Trung học phổ thông cấp Quốc gia môn Lịch sử.

Chúng tôi xây dựng từ những bước đi đầu tiên và cô Dương, Hiệu trưởng của nhà trường rất chú ý đến môn Lịch sử, với quan điểm giáo dục học sinh của trường phải vừa hồng vừa chuyên.

Học sinh giỏi về kiến thức, giỏi về chuyên môn nhưng phải được giáo dục truyền thống, vừa có tài vừa có đức. Cô Dương đã giao nhiệm vụ xây dựng và hướng học sinh nhà trường ngoài giỏi về các lĩnh vực quốc tế thì phải yêu truyền thống dân tộc, giỏi môn Lịch sử".

Trải lòng của học sinh Trường Ams đầu tiên đạt giải Nhất quốc gia môn Lịch sử - Hình 3

Cô Nguyễn Thị Kim Dung và tập thể các em học sinh lớp 11 Sử Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Thầy Dũng cho biết: "Tôi là người phát hiện ra học sinh Nguyễn Tùng Dương có tố chất rất đặc biệt về môn Sử từ năm lớp 9 khi em thi đỗ vào chuyên Sử Trường Ams, năm lớp 10 em Dương đã tham dự thi Học sinh giỏi môn Sử lớp 12 và đạt giải nhất toàn Thành phố Hà Nội.

Hơn nữa đang là học sinh lớp 10 nhưng Dương đã đạt tiêu chuẩn vào đội tuyển Quốc gia của Hà Nội, mặc dù trình độ có hơi non một chút nhưng với người khác có lẽ đã bỏ cuộc.

Nhưng với Dương thì không, tiếp tục ôn luyện và đây là lần thứ hai Dương tham dự cuộc thi, là học sinh lớp 11 nhưng thi môn Sử lớp 12 và đạt giải Nhất toàn Quốc. Đó là điều phi thường.

Dạy em Dương từ năm lớp 9, tôi đã có những "bí kíp" riêng để bồi dưỡng nâng cao kiến thức môn Sử cho em, đồng thời một mặt động viên tinh thần tạo động lực.

Có được giải Nhất năm nay cũng phải cảm ơn cô Dương, Hiệu trưởng nhà trường đã quyết tâm chỉ đạo cho đội tuyển mà 10 năm qua chưa đạt giải Nhất, cô là người đầu tiên làm được việc đó, thật sự đây cũng là "gánh nặng" cho chúng tôi nhưng trên hết là hướng chỉ đạo đúng đắn".

Thầy Dũng chia sẻ: "Em Dương đạt giải nhất lần này là rất xứng đáng, em là con người đặc biệt, nếu là môn Khoa học tự nhiên thì các con giỏi từ lớp 10 là chuyện bình thường.

Nhưng với môn Xã hội thì bắt buộc phải có một cái nền móng kiến thức vững chắc. Hơn nữa nếu năm ngoái vì em không đạt giải và bỏ cuộc thì sẽ không có em Dương hôm nay, thật đáng khâm phục".

Trao đổi về vấn đề này, cô Nguyễn Thị Kim Dung dạy môn Lịch sử lớp 11 Sử Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, cho biết: "Tôi đã dạy em Dương từ đầu năm lớp 10 cho đến nay, tính cách em khá vui vẻ với các bạn, hơi ít nói nhưng khi học và lên thuyết trình bài Sử mới thấy Dương là một học sinh cực kỳ đặc biệt, có tố chất về môn này.

Em Dương rất thích môn Sử, có tư duy rất tốt nên các vấn đề em viết ra rất sâu, chắc và đa chiều. Em rất có ý chí, đã định làm việc gì thì quyết tâm làm cho bằng được.

Dương học trên lớp thì cũng với giáo trình bình thường như các bạn, chỉ khi vào đội tuyển thì chúng tôi mới có giáo trình ôn luyện riêng, nhưng có thể nói là Dương học Sử không vất vả như các bạn khác, học nhưng rất vui vẻ thoải mái".

Em Nguyễn Tùng Dương - Học sinh lớp 11 Sử, Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, người vừa đạt giải Nhất Học sinh giỏi Trung học phổ thông cấp Quốc gia năm 2021 môn Lịch sử.

Qua Tòa soạn, Nguyễn Tùng Dương muốn được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Ban giám hiệu Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam đã tạo mọi điều kiện để cho em có được kết quả như ngày hôm nay. Dương nhắn nhủ:

"Em cũng gửi lời cảm ơn thầy Khuất Duy Dũng, người đã đôn đốc và ôn luyện cho em ở đội tuyển của Trường Ams trong suốt 3 năm qua, và cô Nguyễn Thị Kim Dung dạy môn Lịch sử ở lớp 11 Sử cũng đã dạy và động viên em rất nhiều.

Em cũng xin được cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Thủy - Giáo viên dạy môn Lịch sử cho em hồi cấp 2 ở Trường Lê Quý Đôn. Cả ba thầy cô đã có công trong việc dạy dỗ, tạo nền móng vững chắc cho em đến với môn Lịch sử và đạt được kết quả như ngày hôm nay.

Dương cũng xin cảm ơn tập thể các bạn ở lớp 11 Sử Trường Ams đã ủng hộ mình trong suốt thời gian vừa qua."

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Truy tố nữ DJ ở TPHCM cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túyTruy tố nữ DJ ở TPHCM cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túy
09:01:20 06/02/2025
Con gái đánh chết chồng, cha tới công an nhận tội thay ở Long AnCon gái đánh chết chồng, cha tới công an nhận tội thay ở Long An
08:31:34 06/02/2025
Chồng cũ lái siêu xe hơn 12 tỷ đến viếng Từ Hy Viên và câu chuyện xót xa đằng sau chiếc xeChồng cũ lái siêu xe hơn 12 tỷ đến viếng Từ Hy Viên và câu chuyện xót xa đằng sau chiếc xe
06:34:34 06/02/2025
Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?
10:16:39 06/02/2025
Bà ngoại hot nhất Việt Nam mặc áo dài quá đẹp, gọi là "người đẹp không tuổi" cũng không saiBà ngoại hot nhất Việt Nam mặc áo dài quá đẹp, gọi là "người đẹp không tuổi" cũng không sai
07:19:03 06/02/2025
Gây sốc xứ tỷ dân: "Từ Hy Viên có thể đã sống nếu ở bên chồng cũ?"Gây sốc xứ tỷ dân: "Từ Hy Viên có thể đã sống nếu ở bên chồng cũ?"
06:24:01 06/02/2025
Tình trạng đáng lo của Quỳnh Lương khi đang bầu 3 thángTình trạng đáng lo của Quỳnh Lương khi đang bầu 3 tháng
08:22:08 06/02/2025
Có thể sẽ có cuộc chiến pháp lý thế kỷ giữa 2 người chồng của Từ Hy ViênCó thể sẽ có cuộc chiến pháp lý thế kỷ giữa 2 người chồng của Từ Hy Viên
09:07:26 06/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xử phạt đối tượng đăng thông tin sai sự thật về an ninh trật tự ở huyện Cư Kuin

Xử phạt đối tượng đăng thông tin sai sự thật về an ninh trật tự ở huyện Cư Kuin

Tin nổi bật

12:51:32 06/02/2025
Ngày 6/2, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, Giám đốc Công an tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính đối với đối tượng thông tin sai sự thật
Xử lý đối tượng đăng thông tin sai sự thật, xuyên tạc về Công an xã

Xử lý đối tượng đăng thông tin sai sự thật, xuyên tạc về Công an xã

Pháp luật

12:47:14 06/02/2025
Trước đó, vào ngày 4/2, anh N.H.T đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân N.T (Người tham gia ẩn danh) đăng lên hội nhóm DÂN XUYÊN MỘC (nhóm đông nhất) với nội dung xuyên tạc, xúc phạm danh dự, uy tín Công an, UBND xã Phước Tân, huyện Xuy...
Nhiều trẻ bị thương nghiêm trọng do chó cắn

Nhiều trẻ bị thương nghiêm trọng do chó cắn

Sức khỏe

12:43:40 06/02/2025
Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, đã tiếp nhận trường hợp bé trai 8 tuổi bị chó cắn phải nhập viện trong tình trạng đa vết thương phần mềm, bao gồm vết thương ở tai phải, da đầu, cánh tay phải và nhiều vị trí khác trên cơ thể.
Đi về miền có nắng - Tập 18: Phong chăm sóc mẹ con Dương nhiệt tình khi đi du Xuân cùng công ty

Đi về miền có nắng - Tập 18: Phong chăm sóc mẹ con Dương nhiệt tình khi đi du Xuân cùng công ty

Phim việt

12:35:38 06/02/2025
Mối quan hệ giữa Phong và mẹ con Dương ngày càng tốt hơn, đặc biệt khi cả 3 đi du xuân cùng các thành viên trong công ty.
Nhật Bản sẽ tăng cường hạ tầng cấp thoát nước sau vụ sập đường

Nhật Bản sẽ tăng cường hạ tầng cấp thoát nước sau vụ sập đường

Thế giới

12:34:14 06/02/2025
Theo kế hoạch 5 năm hiện tại, kết thúc ngày 31/3/2026, Nhật Bản phân bổ khoảng 15.000 tỷ yên (tương đương 97,9 tỷ USD) cho các dự án cơ sở hạ tầng để tăng cường khả năng phục hồi sau thảm họa.
Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc

Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc

Sao châu á

11:27:45 06/02/2025
Thông tin Từ Hy Viên qua đời với nhiều vết tiêm bất thường trên tay, nghi có uẩn khúc đang nhận được sự chú ý lớn từ công chúng.
Được vía Thần Tài, 4 con giáp mở cửa gặp quý nhân, tài lộc ùn ùn kéo đến

Được vía Thần Tài, 4 con giáp mở cửa gặp quý nhân, tài lộc ùn ùn kéo đến

Trắc nghiệm

11:24:01 06/02/2025
Theo các chuyên gia phong thuỷ, 4 con giáp này sẽ đón lộc trời cho, gặp nhiều may mắn sau ngày vía Thần tài năm nay.
Phản ứng của Bằng Kiều khi nghe Quốc Thiên nói Duy Khánh là người giả tạo

Phản ứng của Bằng Kiều khi nghe Quốc Thiên nói Duy Khánh là người giả tạo

Sao việt

11:23:43 06/02/2025
Bằng Kiều đã có phản ứng ngay lập tức khi nghe Quốc Thiên nói Duy Khánh là người giả tạo. Chia sẻ của đàn anh khiến Duy Khánh cảm ơn rối rít.
Phim Hàn chiếm top 1 toàn cầu: Tuyệt phẩm được cả cõi mạng tung hô, nam chính "mỏ hỗn" siêu giàu ai cũng si mê

Phim Hàn chiếm top 1 toàn cầu: Tuyệt phẩm được cả cõi mạng tung hô, nam chính "mỏ hỗn" siêu giàu ai cũng si mê

Phim châu á

11:20:59 06/02/2025
Trung Tâm Chăm Sóc Chấn Thương thực sự là một tác phẩm có chất lượng tốt khiến phim nhanh chóng tạo ra cơn sốt trên toàn cầu.
Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"

Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"

Sao thể thao

11:07:44 06/02/2025
Dịp đầu năm giới trẻ thích thú với trào lưu dự đoán năm 2025. Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn cũng không nằm ngoài cuộc chơi. Khi Văn Toàn xe túi mù thì bị dự đoán Năm 2025, bạn sẽ bị cắm chiếc sừng .
Hơn 2,8 tỷ đồng quay lại với chủ sau 8 tháng bị bỏ quên ở bãi đỗ xe

Hơn 2,8 tỷ đồng quay lại với chủ sau 8 tháng bị bỏ quên ở bãi đỗ xe

Lạ vui

11:04:51 06/02/2025
Một vali đầy tiền mặt trị giá khoảng 2,8 tỷ đồng đã được trả lại cho chủ nhân sau 8 tháng được tìm thấy tại bãi đỗ xe.