Dạy tư duy phản biện ở trường phổ thông – việc khó cần làm!

Theo dõi VGT trên

Trong quá trình đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng lấy người học làm trung tâm thì việc xây dựng tư duy phản biện cho học sinh phổ thông là điều rất cần thiết. Dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng các thầy cô và chuyên gia giáo dục vẫn đang nỗ lực không ngừng để trang bị kỹ năng quan trọng này cho các em.

Dạy tư duy phản biện ở trường phổ thông - việc khó cần làm! - Hình 1

Học sinh ngày nay có thể dễ dàng tiếp cận thông tin từ sách vở, máy tính hay điện thoại thông minh giúp tăng cường tư duy phản biện

Kỹ năng quan trọng trong thời đại bùng nổ thông tin

Tư duy phản biện ( Critical Thinking), hiểu một cách đơn giản nhất, đó là khả năng suy nghĩ và tư duy đa chiều, phản biện lại vấn đề, xem xét mọi khía cạnh để tìm ra chân lý chứ không dễ dàng chấp nhận mọi ý kiến ngay từ ban đầu.

Tư duy phản biện (TDPB) giúp con người vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen có sẵn; hướng đến cái mới, thoát khỏi những rào cản của định kiến, đưa ra nhiều phương án khác nhau và lựa chọn phương án tối ưu với những lập luận có cơ sở vững chắc đối với một vấn đề nào đó.

Việc xây dựng TDPB cho học sinh đang được nhiều quốc gia xem như tiêu chuẩn của nền giáo dục hiện đại, là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn thể xã hội.

Đơn cử như tại Mỹ, các giáo viên thường cho học sinh sử dụng tư duy phản biện bằng cách thử thách khả năng đặt câu hỏi hay, suy nghĩ sâu sắc và bảo vệ quan điểm của các em về các vấn đề được dạy.

Các bài học được các em chuẩn bị trước tại nhà và mang đến lớp thảo luận, tranh biện sôi nổi. Người thầy sẽ đóng vai trò định hướng, giải thích và đúc kết lại chân lý vào cuối buổi học.

PGS-TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TPHCM cho rằng: “Trong thời đại ngày nay khi khối kiến thức càng lúc càng trở nên khổng lồ, con người có nhiều cơ hội để tiếp cận tri thức thì việc biết cân nhắc, suy xét, lựa chọn, lọc để biết, hiểu và ứng dụng trở nên rất quan trọng. Đó chính là tư duy phản biện và sức mạnh của nó trong thực tiễn…”.

PGS-TS Huỳnh Văn Sơn hướng dẫn về Phương pháp dạy học tích cực

Dạy tư duy phản biện ở trường phổ thông - việc khó cần làm! - Hình 2

Nhiều khó khăn trong việc dạy học sinh TDPB

Hiện tại ở Việt Nam, để giáo dục TDPB một cách hoàn chỉnh cho học sinh phổ thông là chuyện không hề đơn giản. Theo các chuyên gia trong ngành giáo dục, rào cản đầu tiên là vấn đề văn hóa.

Video đang HOT

Việc dạy học ở nước ta trong nhiều năm qua chịu ảnh hưởng rất lớn của Nho giáo, “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, chưa thật sự chú trọng đến tính tích cực trong hoạt động giáo dục của học sinh.

Điều đó góp phần làm học sinh trở nên thụ động, lười biếng trong suy nghĩ, tìm kiếm dẫn chứng, cơ sở để phản biện kiến thức của giáo viên truyền thụ.

Cô Lại Thị Phương Ánh, giáo viên môn sinh vật ở Trường THPT Lê Hồng Phong (TPHCM) nhận định: “Việc dạy TDPB cho học sinh cấp 3 là rất khó, bởi lẽ các em đã quen với lối tư duy một chiều, thụ động từ các lớp cấp dưới, mất dần sự tò mò và thói quen đặt câu hỏi.

Ở mức độ này, giáo viên chỉ có thể điều chỉnh, định hướng và khơi lại niềm vui học hỏi cho các em chứ không thể xây dựng kỹ năng TDPB cho học sinh một cách hoàn chỉnh”.

Hơn nữa, không ít giáo viên cũng tỏ ra lúng túng với việc đào tạo TDPB bởi lẽ chính họ cũng là sản phẩm của giáo dục truyền thống. Thầy Nguyễn Duy Khang, công tác tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long cho rằng phần đông người dạy học hiện nay còn hiểu chưa đúng về giáo dục TDPB.

Không nhiều thầy cô giáo có đủ kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng để giải đáp mọi thắc mắc của các em. Ngoài ra, thời lượng lên lớp hạn chế cũng là một nguyên nhân khiến các giáo viên ngại sử dụng phương pháp giáo dục phản biện cho học sinh.

Tất cả khiến trình độ TDPB của học sinh ở Việt Nam hiện nay là còn khá hạn chế. Về điểm này, PGS-TS Huỳnh Văn Sơn nhận xét: “Các em cũng có TDPB song khả năng vận dụng kỹ năng này chưa cao, chỉ ở mức trung bình.

Nhiều em có thể phát hiện vấn đề một cách chủ động nhưng vẫn còn bỏ sót một số trường hợp có vấn đề cần phản biện. Học sinh biết tập hợp các bằng chứng, sử dụng các lý lẽ để lập luận một cách hợp lý nhưng chưa triệt để.

Các em cũng có kỹ năng phán đoán nhưng các kết luận thường thiếu cơ sở, chưa chính xác, do các em vẫn giữ thói quen đồng ý nhanh, chấp nhận dễ. Có những trường hợp cảm thấy không thuyết phục nhưng vẫn không dám biểu đạt ý kiến, dễ bị lôi kéo bởi một tuyên bố hay một câu nói xuất phát từ người thầy…”

Thầy Lê Bá Bát Trân, giáo viên dạy sử tại Trường THPT Hòa Bình, TPHCM ghi nhận: Học sinh phổ thông hiện tại vẫn có TDPB nhưng không hoàn chỉnh. Có trường hợp các em phản biện vượt khung hoặc phản biện máy móc, không dùng tư duy để phân tích đúng sai mà sa vào phản đối, chê trách và phủ nhận mọi vấn đề được đưa ra.

Nhiều sáng kiến hay nhưng vẫn cần một sự thay đổi đồng bộ và toàn diện

Trước tình trạng này, nhiều giáo viên đã chú ý chỉnh sửa, định hướng lại TDPB cho các em thông qua việc đổi mới và sáng tạo trong cách dạy. Đơn cử như ở môn lịch sử, thầy Lê Bá Bát Trân luôn chủ động cho các em tiếp cận thêm các nguồn thông tin, kiến thức khác ngoài sách giáo khoa để tham gia bàn luận về bài học.

Ví dụ như thay vì kiểm tra theo kiểu học thuộc lòng, thầy cho các em tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của các nước trong khu vực rồi liên hệ với nước ta để rút ra kết luận về các giai đoạn lịch sử.

Giao việc tìm hiểu và kiểm chứng các thông tin, kiến thức lại cho các em; đến cuối buổi, thầy mới đán.h giá, sửa chữa và hệ thống lại bài học cho các em. Về phần mình, thầy cũng liên tục nâng cấp, bổ sung thêm kiến thức để có thể giải đáp tốt các thắc mắc, phản biện mà các em đưa ra.

Cô Nguyễn Ngọc Vân Anh, giáo viên môn hóa của Trường THPT Long Thới, TPHCM cùng cậu học trò Phạm Hoàng Ân có sáng kiến “Áp dụng hình thức debate (tranh biện) quốc tế vào hoạt động dạy và học ở trường THPT”. Theo đó, trước tiết học giáo viên sẽ chuẩn bị các kiến giải, bài tập, phân chia công việc và hỗ trợ hướng dẫn cho các nhóm học sinh.

Sau khi chuẩn bị, các em sẽ tiến hành tranh biện với nhau để trả lời vấn đề giáo viên đưa ra, giải quyết mâu thuẫn quan điểm và rút ra những bài học cụ thể. Mô hình này đã nhận được giải khuyến khích trong cuộc thi “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2017 vừa qua.

Những mô hình như của thầy Trân, cô Vân Anh hay của nhiều giáo viên khác tại các Trường Lê Hồng Phong, Trần Khai Nguyên, Marie Curie… (TPHCM) đang áp dụng đã phần nào giúp các em học sinh lấy lại được niềm đam mê tìm hiểu kiến thức và thói quen đặt câu hỏi, vận dụng tư duy để giải quyết vấn đề, tìm ra chân lý.

Tuy vậy, theo đán.h giá của nhiều chuyên gia, đây mới chỉ là những hoạt động đơn lẻ có quy mô nhỏ. Để học sinh nước ta có kỹ năng TDPB thật sự, cần phải có sự phối hợp đồng bộ từ nhiều phía.

Cô Lại Thị Phương Ánh cho rằng: “Học sinh nước ta thông minh, nhạy bén không kém học sinh nước nào. Chỉ cần cả ngành cùng chung tay, cùng một đội ngũ giáo viên đủ năng lực, chúng ta hoàn toàn có thể giúp học sinh làm quen và hình thành TDPB sau một thời gian nhất định”.

Nếu nhìn vào việc các học sinh, sinh viên Việt Nam thay đổi về mặt tư duy thế nào sau vài tháng du học tại các quốc gia phát triển giáo dục phản biện như Mỹ, Úc, Israel… có thể thấy nhận định của cô Phương Ánh là hoàn toàn có cơ sở thực tế.

Để làm được điều này, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Trước hết, các nhà giáo tương lai phải được đào tạo bằng phương pháp dạy học tích cực, chú trọng phát triển năng lực cho học sinh. Bởi vì chỉ có trải nghiệm thì sinh viên sư phạm mới có thể cảm được phương pháp dạy học này, từ đó áp dụng vào công tác giảng dạy của chính bản thân mình trong tương lai. Một khi thay đổi phương pháp giáo dục, lấy học sinh làm trung tâm, đề cao tính chủ thể, tính tích cực của học sinh thì sẽ tạo tiề.n đề tốt cho việc dạy kỹ năng TDPB cho học sinh”.

“Cần khẳng định, chính giảng viên, giáo viên phải là người có TDPB và là người trước tiên có sự thay đổi cái nhìn của mình về vấn đề này. Trong trường đại học, các khóa học về TDPB là vấn đề mà nhà trường ưu tiên cho giảng viên. Khóa học một số giảng viên tham gia ở Đà nẵng vào tháng 12-2017 vừa qua trong chương trình ETEP là một sự đầu tư nguồn. Và tài liệu TDPB sẽ là vấn đề chúng tôi quan tâm trong thời gian sớm nhất” PGS-TS Huỳnh Văn Sơn

Theo Giaoducthoidai.vn

Chuẩn hiệu trưởng - bước tiến quan trọng nâng cao chất lượng GD-ĐT

Theo thầy Võ Văn Du - Trường Đại học Quy Nhơn, việc ra đời chuẩn và tiêu chuẩn hiệu trưởng các trường phổ thông sẽ là bước tiến quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo đục và đào tạo nước ta.

Chuẩn hiệu trưởng - bước tiến quan trọng nâng cao chất lượng GD-ĐT - Hình 1

Chuẩn hiệu trưởng các trường phổ thông sẽ là bước tiến quan trọng trong nâng cao chất lượng GD&ĐT. Ảnh minh họa/internet

Tại hội thảo Chuẩn hiệu trưởng và phát triển chương trình, tài liệu, tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, thầy Võ Văn Du - Trường Đại học Quy Nhơn đã có bài tham luận về xây dựng chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Chuẩn hiệu trưởng - bước tiến quan trọng nâng cao chất lượng GD-ĐT - Hình 2

Chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí đán.h giá phẩm chất, năng lực hiệu trưởng xây dựng dựa trên cả tiếp cận lý luận và thực tiễn. Ảnh minh họa/internet

Thầy Võ Văn Du cho rằng, chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí đán.h giá phẩm chất, năng lực hiệu trưởng xây dựng dựa trên cả tiếp cận lý luận và thực tiễn mà ở đó cần nhấn mạnh sự phù hợp thực tế kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục của đất nước và theo vùng miền, địa phương.

Trước hết xác định rõ, cụ thể chủ thể quản lý nhà trưởng (hiệu trưởng) có chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn (đã có định hướng bằng văn bản Nhà nước).

Từ đây xác định những công việc, quan hệ mà chủ thể quản lý nhà trường phải thực hiện, chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí hiệu trưởng được thiết kế theo logic công việc, quan hệ này mới có thể khách quan hóa, lượng hóa.

"Nếu dựa vào định hướng theo Thông tư 29, dù chúng ta có cụ thể đến đâu cũng chỉ đưa ra những dấu hiệu cảm tính mà thôi, đo đó kết quả đán.h giá hiệu trưởng tuy rất chặt chẽ nhưng tính chính xác, tin cậy, thúc đẩy rất thấp nếu không muốn nói đán.h giá mang tính hình thức.

Chẳng hạn như: Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị (minh chứng phân định các mức của mỗi tiêu chí, của tiêu chuẩn 1 phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp). Cụ thể:

Mức trung bình: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vỉ lợi ích dân tộc; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia hoạt động chính trị - xã hội theo quy định, thực hiện nghĩa vụ công dân.

Mức khá: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia hoạt động chính trị - xã hội theo quy định, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; có ý chí vượt khó khăn để vươn lên *.

Mức xuất sắc: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc; gương mẫu chấp hành và tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực trong các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện tốt nghiã vụ công dân; vượt khó khăn và động viên đồng nghiệp vượt qua trở ngại, khó khăn để vươn lên.

Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghỉệp

Mức trung bình: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, giữ được uy tín của nhà giáo; liêm chính, trung thực, có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng, không làm mất dân chủ trong nhà trường; khiêm tốn, tôn trọng người khác.

Mức khá: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, phát huy được uy tín của nhà giáo; liêm chính, trung thực và có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; ngăn ngừa, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trương; khiêm tốn, tôn trọng người khác.

Mức xuất sắc: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, nâng cao được uy tín của nhà giáo; liêm chính, trung thực, có trách nhiệm và tâm huyết với nghề nghiệp; tích cực ngăn ngừa, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng, phát huy dân chủ để phát triển nhà trường, khiêm tổn, tôn trọng người khác.

Theo Giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sốc khi thấy tài khoản tăng lên 5 tỷ đồng, cô gái đến ngân hàng xin sao kê, tìm người trả lại thì được khẳng định: Số tiề.n này là của cô!
12:10:01 27/09/2024
Hoa hậu Ý Nhi về nước, rạng rỡ khoác tay bạn trai ở sân bay
14:13:01 27/09/2024
Cứu chồng bị điện giật, vợ t.ử von.g
16:46:40 27/09/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên khẳng định đẹp tự nhiên, không phẫu thuật thẩm mỹ
14:57:12 27/09/2024
An Dĩ Hiên lộ diện sau 2 năm ở ẩn
15:13:19 27/09/2024
Lý do Hồ Ngọc Hà không còn đăng nhiều về hai con Lisa - Leon lên mạng xã hội
15:05:31 27/09/2024
Cuộc gọi trước khi qua đời của Michael Jackson hé lộ bí mật kinh hoàng liên quan tới Diddy?
16:45:02 27/09/2024
Phim chưa chiếu đã tăng 1.435% độ hot, cặp chính đẹp tựa thần tiên giáng trần
12:54:16 27/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tiệm trang sức bị kẻ gian "khoắng" sạch trong đêm

Pháp luật

17:54:13 27/09/2024
Đến tiệm trang sức làm việc, anh Quốc ở thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) tá hỏa phát hiện toàn bộ dây chuyền, nhẫn, bông tai... đã bị kẻ gian lấy cắp.

Cô gái TPHCM lấy chồng Hàn Quốc hơn 10 tuổ.i chỉ vì một câu nói

Netizen

17:50:08 27/09/2024
Không tỏ tình ngọt ngào, lãng mạn, chỉ với một câu nói rất bình dị, chàng trai Hàn Quốc đã khiến cô gái TPHCM kém mình 10 tuổ.i xiêu lòng.

Giữa nghi vấn l.y hô.n, vợ NSND Công Lý nói gì về chuyện sinh con?

Sao việt

17:46:55 27/09/2024
Ngọc Hà - bà xã Công Lý gây chú ý khi nói về chuyện sinh con. Ngọc Hà cho biết bản thân đã có dự định sinh con nhưng ở thời điểm hiện tại, cô vẫn dành sự ưu tiên cho sức khoẻ của NSND Công Lý.

Concert Anh trai vượt ngàn chông gai 'cháy vé' sau 1 tiếng mở bán

Nhạc việt

17:44:57 27/09/2024
Tính đến 12h (sau đúng 1 tiếng mở bán), chỉ còn 2 hạng vé còn sót lại là XVIP3 và Tinh Tú. Tuy nhiên số lượng vé cũng chỉ còn rất ít.

Thảm họa lũ quét ở Làng Nủ: Tìm thấy thêm một th.i th.ể

Tin nổi bật

17:34:57 27/09/2024
Lực lượng tìm kiếm tại thôn Làng Nủ đã tìm thấy th.i th.ể chị Hoàng Thị Quyến trong vụ lũ quét tang thương xảy ra vào rạng sáng 10/9.

Cấp phát thuố.c thiết yếu phòng bệnh sau mưa lũ

Sức khỏe

17:31:12 27/09/2024
Bộ Y tế và Hội Thầy thuố.c trẻ Việt Nam vừa đưa hơn 100 bác sĩ của nhiều bệnh viện lớn đến khám bệnh và cấp thuố.c miễn phí cho trên 1.200 người dân xã Mường Chiềng (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình), địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau m...

ĐTCL mùa 11: Học cách "làm trùm" meta 14.8 với đội hình Thuật Sĩ - Sứ Thanh Hoa sát thương cực lỗi

Mọt game

17:22:53 27/09/2024
Tại bản 14.8 vừa qua, Riot Games đã ra tay giảm sức mạnh một loạt đội hình reroll như Yone, Gnar... Ở chiều hướng ngược lại, một loat tướng 4 vàng lại nhận được buff vô cùng đáng chú ý.

Là "fan cứng" T1 nhưng nữ cosplayer gợi cảm bậc nhất thế giới cũng buông lời phũ cho HoL Faker

Cosplay

16:54:16 27/09/2024
Những ngày qua, từ khi gói Hall of Legends của Faker ra mắt, đã thu hút trọn vẹn sự chú ý của cộng đồng LMHT toàn thế giới. Đây là lần đầu tiên Riot áp dụng hệ thống Pass vào trong toàn bộ cõi LMHT

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 43: Như có bầu, Bảo Anh cài cắm nội gián trong quán cà phê của Thái?

Phim việt

16:48:15 27/09/2024
Trong lúc Lê và Pu nấu ăn, Như ngồi trên ghế nghỉ ngơi như thường lệ. Tuy nhiên, đột nhiên Như thấy buồn nôn và khó chịu vô cùng với mùi thức ăn mà Lê và Pu đang nấu.

Nên đặt tủ lạnh ở bếp, phòng khách hay phòng ăn?

Sáng tạo

16:47:55 27/09/2024
Vị trí đặt tủ lạnh ảnh hưởng đến nhiều yếu tố trong không gian sống, vì vậy nên đặt tủ lạnh ở bếp, phòng khách hay phòng ăn là nỗi băn khoăn của không ít người.

Hôm nay nấu gì: Cơm tối dân dã nhưng ngon "hết nước chấm"

Ẩm thực

16:31:59 27/09/2024
Cơm tối dân dã nhưng ngon hết nước chấm . Bữa cơm đơn giản này nhưng lại khiến nhiều người phải thèm khi nhìn thấy.