Dạy trẻ tư duy độc lập
Theo Claire Lerner, chuyên gia giáo dục Mỹ, quá trình dạy khả năng tư duy độc lập bắt đầu ngay từ khi trẻ sinh ra, với nhiều bước quan trọng.
Hầu hết phụ huynh muốn nuôi dạy con mình trở thành người tư duy độc lập, hiểu những gì mình mong muốn và có khả năng xử lý các vấn đề của bản thân. Tuy nhiên, đây không phải kỹ năng trẻ có thể học được ở trường. Lerner gợi ý những cách dạy trẻ tư duy độc lập trong cuộc sống.
Để trẻ tự trải nghiệm
Khi trẻ gặp rắc rối, kể cả những việc nhỏ như không thể hoàn thiện mô hình lắp ghép hay không giải được bài toán khó, bạn thường có xu hướng giúp đỡ trẻ xử lý một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, điều này không hẳn ảnh hưởng tốt đến khả năng tư duy độc lập của trẻ khi lớn lên.
Tiến sĩ Stephanie Irby Coard, Đại học North Carolina Greensboro, Mỹ, nói: “Việc dạy trẻ suy nghĩ độc lập bắt đầu từ những năm tháng đầu tiên và quá trình này dần thay đổi khi trẻ lớn hơn”. Tương đồng với ý kiến của chuyên gia Lerner, tiến sĩ Coard cho rằng quá trình dạy trẻ tư duy độc lập nên bắt đầu sớm. Bạn nên để trẻ tự giải quyết các vấn đề, kể cả khi còn rất nhỏ. Bạn chỉ nên đưa ra một vài gợi ý, chỉ dẫn để giúp quá trình này vận hành một cách trơn tru.
Ảnh: Shutterstock
Trở thành hình mẫu
Theo tiến sĩ Coard, bạn có thể trở thành hình mẫu cho trẻ trong việc tư duy độc lập bằng cách giải thích quá trình tư duy của bản thân. Khi trẻ hiểu cách người lớn suy nghĩ về các vấn đề xã hội, tài chính, hay định hướng tương lai, chúng có thể hiểu các bước tư duy, qua đó mô phỏng cách thức này. Dần dần, trẻ sẽ tự xây dựng được khả năng tư duy của bản thân cho các vấn đề tương đồng, dần dần cho cả những vấn đề mới trong cuộc sống.
Video đang HOT
Sự lắng nghe của bạn là bước quan trọng trong quá trình trưởng thành về tư duy của trẻ. “Trẻ cần xây dựng sự tự tin trong suy nghĩ để đưa ra quyết định cho bản thân”, tiến sĩ Coard nói. Bạn chỉ nên đưa ra ý kiến sau khi lắng nghe những gì trẻ muốn chia sẻ, từ đó giúp trẻ tư duy đúng đắn, hiệu quả hơn. Cho dù điều này đi ngược lại so với bản năng giúp đỡ ngay lập tức của phụ huynh, việc lắng nghe sẽ giúp trẻ học được nhiều hơn, qua đó trưởng thành nhanh hơn.
Việc khen ngợi trẻ có thể đem đến hiệu quả tích cực, nhưng đôi khi thứ trẻ cần là thử thách từ bạn, qua đó giúp trẻ xây dựng quyết tâm trong cuộc sống.
Với những trẻ lớn hơn, bạn nên cổ vũ tự suy nghĩ hay ghi chú quá trình suy nghĩ của bản thân. Bạn có thể đưa trẻ vào những hoàn cảnh xã hội giả tưởng, hỏi sẽ làm thế nào nếu ở trong hoàn cảnh đó. Để trẻ suy nghĩ rõ ràng hơn về mục đích và kết quả mong muốn của hành động, bạn cần hỏi “tại sao” một cách kỹ càng, đưa thêm gợi ý để trẻ hiểu rõ hơn về bản thân. Ngoài ra, bạn nên tạo điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa về thuyết trình, tranh luận, qua đó giúp trẻ xây dựng sự tự tin từ trong suy nghĩ.
Để trẻ mắc sai lầm
Giống như người lớn, không phải lúc nào trẻ cũng đưa ra quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, bạn nên giúp trẻ hiểu rằng quyết định sai lầm một cách vô tình hay do thiếu hiểu biết không quan trọng bằng việc chúng cần cố gắng để cải thiện bản thân trong tương lai. “Trẻ nên được thảo luận với người lớn về các sai lầm bản thân đã mắc phải, qua đó học cách đưa ra quyết định đúng đắn hơn trong tương lai”, tiến sĩ Coard nói.
Tiến sĩ đại học Mỹ chỉ ra 4 lời khen để nuôi dạy những đứa trẻ xuất sắc, chứng minh rằng con thành công nhờ cha mẹ động viên kịp thời
Những lời đánh giá chỉ có thể mang tính tích cực nếu chúng được nói ra một cách thích hợp.
Heim G. Ginault, Tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Columbia, Hoa Kỳ, đã viết trong cuốn sách "Child, Give Me Your Hand" như thế này: "Khen ngợi, giống như kháng sinh, không thể tùy ý sử dụng" .
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng lời khen ngợi sẽ giúp nuôi dưỡng sự tự tin của con. Nhưng về lâu dài, những lời đánh giá đó chỉ có thể mang tính tích cực nếu chúng được nói ra một cách thích hợp.
Để giúp trẻ phát triển, cha mẹ phải biết nắm bắt cơ hội, tận dụng sự tinh tế, khen con một cách rõ ràng, cụ thể, nhưng không quá phô trương. Dưới đây là một vài gợi ý giúp các bậc cha mẹ có thể khen ngợi con cái một cách khoa học.
1. Khi trẻ thể hiện khả năng tư duy
Quá trình đặt câu hỏi là quá trình suy nghĩ. Trẻ em có trí tò mò mạnh mẽ và tâm trí của chúng đầy rẫy những câu hỏi mỗi ngày. Vì thế cha mẹ nên bày tỏ niềm vui trước suy nghĩ và cách đặt câu hỏi của trẻ, thể hiện sự tôn trọng và hiểu biết đối với những nỗ lực của trẻ. Đặc biệt là không bao giờ được chế nhạo sự ngây thơ của trẻ.
Cha mẹ nên bày tỏ niềm vui trước suy nghĩ và cách đặt câu hỏi của trẻ.
2. Khi đứa trẻ lựa chọn đúng
Cuộc sống của chúng ta là đưa ra những lựa chọn liên tục và đằng sau những lựa chọn là sự thể hiện của các giá trị.
Khi một đứa trẻ thích uống nước ngọt nhưng cuối cùng chọn uống nước lọc thì cha mẹ nên khen ngợi. Có thể nói rằng " Sự lựa chọn của con thể hiện việc con có trách nhiệm với sức khỏe của chính con ". Sau đó, một loạt ý thức sẽ hình thành trong suy nghĩ đứa trẻ, rằng chúng có khả năng lựa chọn đúng.
Lời khen khi trẻ lựa chọn đúng sẽ giúp trẻ hình thành các giá trị quan đúng đắn.
Quá trình này thực sự giúp trẻ xác lập giá trị "sức khỏe là trên hết", và các giá trị quan đúng đắn sau này. Lời khen nuôi dạy những đứa trẻ xuất sắc đôi khi đến từ cách sống và các quy chuẩn của bố mẹ.
3. Khi trẻ tham gia tích cực
Khả năng hợp tác của trẻ là một khả năng quan trọng để đối mặt với xã hội trong tương lai. Khi trẻ tích cực tham gia các hoạt động gia đình, các cuộc thi ở trường và các hoạt động câu lạc bộ, cha mẹ nên nắm bắt cơ hội để ngợi khen điều đó.
Trong quá trình tham gia các hoạt động tập thể, trẻ sẽ có cơ hội phát triển sự tự tin và các kỹ năng xã hội. Cha mẹ hãy đánh giá cao sự đóng góp của trẻ trong quá trình tham gia, bất kể kết quả cuối cùng là như thế nào. Đặc biệt trước áp lực và sự cạnh tranh trong cuộc thi, chúng ta càng phải đề cao nỗ lực của con mình.
Việc đề cao nỗ lực của trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy tự tin hơn.
4. Khi trẻ gặp thất bại
Thất bại là trải nghiệm cần thiết trong quá trình trưởng thành của trẻ, điều cốt yếu là học cách nhìn nhận thất bại. Cha mẹ nên hướng dẫn con cái rằng mỗi lần thất bại là một cơ hội học tập hiếm có, đồng thời khen ngợi thái độ tích cực của trẻ.
Đối mặt với kết quả không đạt yêu cầu, trẻ có thể cảm thấy "cố gắng cũng vô ích", lúc này cha mẹ nên nói với trẻ "Kết quả thi chỉ cho con biết hiện tại con đang ở đâu chứ không phản ánh tương lai con".
Báo động khả năng viết của nhiều học trò là.... chép lại văn mẫu! Khả năng viết thể hiện suy nghĩ, tư duy độc lập, không a dua nhưng hiện nay, khả năng viết của nhiều học trò chúng ta là đi chép lại văn mẫu hoặc lời thầy cô. Nhiều vấn đề về việc dạy học Tiếng Việt được mổ xẻ tại hội thảo khoa học "Người giáo viên phổ thông với sứ mệnh làm Tiếng...