Dạy trẻ nấu ăn
Bạn có thể cho trẻ làm quen với nấu ăn bằng việc chuẩn bị bát đũa, dọn dẹp gia vị, sau đó để trẻ tự nấu món mình thích.
Trẻ em nên được dạy nấu ăn từ khi còn nhỏ. Điều này có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất, tinh thần, cũng như tình hình tài chính của các em khi lớn lên. Đây là năm cách bạn có thể áp dụng trong quá trình dạy trẻ nấu ăn.
1. Giao cho trẻ việc nhà liên quan đến nấu ăn
Trẻ em, dù lớn hay bé, đều có thể giúp chuẩn bị bát đũa trước khi ăn hay dọn dẹp sau bữa ăn. Bạn có thể nhờ trẻ quét dọn phòng bếp, lau bát đũa sau khi rửa, cất dọn nguyên liệu và dọn rác sau khi chuẩn bị đồ ăn.
Với những trẻ lớn hơn, bạn có thể yêu cầu trẻ rửa bát. Việc ở trong bếp nhiều hơn sẽ giúp trẻ thoải mái hơn ở trong phòng riêng, dẫn đến việc có thể nấu nướng một cách vui vẻ hơn trong tương lai.
2. Chuẩn bị những bữa ăn đơn giản
Trẻ em có thể bắt đầu giúp bố mẹ với việc chuẩn bị những đồ ăn, uống đơn giản cho bữa ăn sáng hoặc đồ ăn vặt. Hãy để trẻ lấy ngũ cốc, sữa, rửa hoa quả, làm bánh mì kẹp. Đây là những món ăn trẻ có thể dễ dàng chuẩn bị mà không cần dùng đến dao kéo hay bếp.
Trẻ em sẽ dần thấy vui hơn khi có thể ăn những đồ ăn mình tự chuẩn bị. Một số em còn thấy vui khi chuẩn bị đồ ăn cho gia đình.
Ảnh: Shutterstock
Video đang HOT
3. Dạy trẻ kỹ năng an toàn trong bếp
Từ 5 tuổi, trẻ có thể bắt đầu học các kỹ năng an toàn cần thiết để nấu ăn. Phụ huynh cần dạy trẻ cách cầm dao, từ gọt hoa quả đến cắt thái, xử lý nồi niêu trên bếp. Nếu không biết cách, trẻ có thể bị đứt tay hay bỏng khi vào bếp.
4. Cùng trẻ nấu ăn
Trẻ sẽ muốn tập cách nấu món mình thích thật nhiều lần cho đến khi thành thạo. Điều này sẽ dần dần xây dựng sự tự tin khi vào bếp và cổ vũ trẻ nấu ăn nhiều hơn trong tương lai. Từ đó, trẻ có thể thử nghiệm các công thức nấu ăn mới hoặc thay đổi một số công thức cũ để sáng tạo các món ăn.
5. Để trẻ tự do trong bếp
Đây là một bước rất khó khăn với bố mẹ nhưng cần thiết ở một thời điểm nào đó. Trẻ em cần học cách tự xử lý và tự dọn dẹp trong bếp. Trong vài lần đầu tiên, căn bếp của bạn sẽ bừa bộn bột mì, gia vị rơi vãi khắp nơi nhưng điều này không thể tránh khỏi.
Dần dần, trẻ sẽ học được cách trở nên gọn gàng hơn trong bếp. Cho dù vài món ăn đầu tiên trẻ tự làm không ngon, đây là nền tảng cho một tương lai nấu ăn thành thạo của trẻ.
Đừng bỏ qua những hoạt động này nếu muốn xây dựng tư duy toán học vững vàng cho con ngay từ khi còn nhỏ
Cho con cùng đi siêu thị, liệt kê những món đồ cần mua... đều là những hoạt động rất bình thường nhưng lại giúp con xây dựng tư duy toán học vững vàng.
Trẻ nhỏ đều rất thích đếm số, lắp ghép mô hình, phân loại hay học cách so sánh mọi thứ với nhau. Bởi vậy, muốn con phát triển tư duy toán học ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ cần lưu ý đến sở thích này để tạo ra những hoạt động phù hợp cho con.
Không nhất thiết phải là những bài tập dài dằng dặc hay những yêu cầu đặc biệt khó nhằn để nâng cao trình độ toán học cho con. Mà bố mẹ hoàn toàn có thể kết hợp việc học tập với những hoạt động thường ngày trong gia đình.
Những hoạt động đơn giản đều có thể giúp trẻ rèn luyện tư duy mọi lúc mọi nơi - Ảnh minh họa.
Dưới đây là gợi ý những hoạt động bố mẹ có thể áp dụng để nâng cao tư duy toán học cho con mà không làm con cảm thấy áp lực hay khó chịu.
1. Cùng con kiểm tra hóa đơn khi đi siêu thị
Các con đều thích đi siêu thị vì có rất nhiều đó và những điều mới lạ để khám phá. Kể cả khi về nhà, con cũng rất thích được giúp đỡ bố mẹ trong việc phân loại hay kiểm tra những đồ đạc đã mua. Bố mẹ hoàn toàn có thể dạy con về toán học thông qua hoạt động này bằng cách dạy con khoanh tròn vào những sản phẩm cùng loại và cộng giá tiền của chúng lại.
Điều này giúp con rèn luyện khả năng tính toán, cũng giúp con hiểu được giá trị của tiền bạc khi chi tiêu. Con sẽ vô cùng háo hức khi được giúp bố mẹ làm một việc quan trọng như vậy.
2. Để con được làm người bán hàng
Bố mẹ có thể cùng con chơi trò chơi bán hàng bằng việc rao bán những món đồ chơi con có. Con sẽ học được cách phân loại những món đồ mình đang có, tính toán xem nên bán ở mức giá bao nhiêu và học cách cộng trừ để có thể trả lại tiền thừa cho bố mẹ một cách chính xác
Hoạt động lại đòi hỏi khả năng tư duy và tính nhẩm của con hoàn thiện ở mức độ nâng cao, con sẽ có phản xạ nhanh nhẹn hơn với các con số cũng như phép tính. Điều này tạo nên nền tảng vững chắc khi con học toán trên lớp.
3. Học toán khi nấu ăn
Việc nấu nướng yêu cầu rất nhiều kiến thức toán học từ cơ bản đến nâng cao đối với trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể nhờ con lấy 1/3 cốc nước để nấu canh hoặc một nửa thìa hạt nêm để kho thịt. Việc ước lượng của trẻ lúc này chính là nền tảng cho khả năng ghi nhớ và thấu hiểu định nghĩa phân số là như thế nào.
Đôi khi việc viết ra một phân số sẽ là một khái niệm trừu tượng với con nhưng việc biến phân số thành một thứ hữu hình như cốc nước sẽ khiến con dễ hình dung hơn.
4. Đếm số khi đi trên đường
Mỗi khi đi đường, con có thể bắt gặp rất nhiều con số từ số nhà, biển số xe, thời gian đèn đỏ chuyển màu, giá bán của một số mặt hàng... Việc đặt ra yêu cầu đọc đúng số trên biển báo sẽ giúp con nhận biết chữ số hay cách đếm số đúng thứ tự một cách tự nhiên và dễ dàng.
Các trò chơi ngoài trời cũng giúp trẻ rèn luyện tư duy toán học ngay khi còn nhỏ - Ảnh minh họa.
Bố mẹ có thể cùng con học đếm số tiến với các số nhà, hay đọc số lùi khi chờ đèn đỏ. Con cũng thể học số chẵn, số lẻ, lớn hơn, nhỏ hơn khi đọc biển số xe hay các bảng hiệu trên đường. Hoạt động này mặc dù là học nhưng đối với trẻ lại vô cùng thú vị và hào hứng.
5. Chơi các trò chơi ngoài trời
Việc học toán không nên bó hẹp trong phạm vi gia đình mà bố mẹ nên cho con được ra ngoài chơi, hòa mình vào thiên nhiên và học cách tư duy theo kiểu toán học ngay trong thời gian vui chơi của mình. Bố mẹ có thể đặt ra câu hỏi so sánh lớn hơn, nhỏ hơn giữa các con vật con gặp trong sở thú, hay chỉ ra hình dạng của những ngôi nhà trên đường, chỉ ra sự nhanh chậm khác nhau giữa các phương tiện giao thông.
Tất cả mọi vật xung quanh con đều sẽ giúp con nâng cao khả năng tư duy toán học nếu con được bố mẹ khuyến khích quan sát và tư duy.
Giải tỏa áp lực mùa thi từ gia đình: Kỳ thi của con, nỗi lo của mẹ LTS: Áp lực là con dao hai lưỡi. Biết cách tạo ra áp lực sẽ mang lại hiệu quả hoặc ngược lại. Ảnh minh họa. Vào mùa thi, áp lực đè nặng lên cả sức khỏe tâm lý lẫn tinh thần con trẻ. Bậc làm cha mẹ, đừng vì kỳ vọng của bản thân mà bắt con trẻ phải gánh thêm áp lực...