Dạy trẻ cách học kết hợp chơi
Phụ huynh cho trẻ đi dã ngoại để hiểu về thiên nhiên, đọc truyện giúp mở mang kiến thức lịch sử, thực hành thí nghiệm tìm hiểu về khoa học.
Việc phụ huynh định hướng, giáo dục theo phương pháp đúng có ý nghĩa đối với sự phát triển của con. Trẻ nhỏ chưa ý thức như người lớn, chúng sẽ hứng thú với việc chơi hơn học. Vì vậy cha mẹ có thể giáo dục bé theo phương pháp học kết hợp chơi.
Cùng bé chơi ở ngoài trời
Trung bình, trẻ em Mỹ dành 4 đến 7 phút mỗi ngày để chơi ngoài trời. Không gian thích hợp để bé chạy, nhảy, ném bóng, bắt, kéo đồ, nâng đồ vật. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ đốt cháy nhiều calo khi chơi ngoài trời, giúp ngăn ngừa béo phì, tăng cường sức khỏe xương, cơ bắp nhờ vitamin D và ít có khả năng mắc các bệnh mạn tính.
Sân chơi ngoài trời là không gian chơi cho trẻ, môi trường sống của các loại động vật, thú nuôi. Vì vậy, bé có cơ hội nhận biết các loại côn trùng, động vật hoang dã như sóc, chim, thằn lằn… Bố mẹ có thể giải thích kiến thức về thiên nhiên với bé.
Ngoài ra, việc dã ngoại, vui chơi ngoài trời giúp trẻ sáng tạo, khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh.Trẻ có thể phát minh trò chơi, giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp, hợp tác, tổ chức.
Học những môn năng khiếu
Theo nghiên cứu về sự phát triển trí não trẻ, các hoạt động tương tác với nghệ thuật đóng vai trò lớn trong giai đoạn đầu đời của bé. Nghệ thuật có tác động trực tiếp đến bán cầu não phải của con người, đặc biệt ở lứa tuổi nhỏ, giúp nuôi dưỡng những kỹ năng quan trọng cần có như giao tiếp, giải quyết vấn đề, thể hiện bản thân, sáng tạọ…
Video đang HOT
Việc học kết hợp chơi giúp trẻ không cảm thấy nhàm chán.
Đọc truyện
Lâu nay, mỗi tối trước khi đi ngủ, chị Nguyễn Dung, 33 tuổi, Hà Nội dành 30 phút để đọc truyện cho con gái. Chị chọn những mẩu truyện có thông điệp, chủ đề về truyền thống yêu nước, tình cảm gia đình… Thời gian này, chị cũng trò chuyện cùng con, lồng ghép bài học về đạo đức, nói về các vị anh hùng…
“Đây là cách vừa học vừa chơi cùng con sau một ngày làm việc vất vả. Bé cũng rất hứng thú, ngày nào cũng nhắc khi mẹ quên hoặc bận. Nhiều khi tôi thấy bé trò chuyện với bạn nói về nhân vật Thánh Gióng chống giặc ngoại xâm, cách đối xử của chị em Tấm Cám…”, chị Dung cho biết.
Thực hành thí nghiệm khoa học
Sự trải nghiệm khám phá khoa học chính là một cách học tư duy, giúp bé quan sát, phân tích, tìm hiểu, học hỏi những điều bổ ích về thiên nhiên. Trải nghiệm khám phá khoa học không chỉ dừng ở việc học lý thuyết, nhớ công thức, các quy luật mà hơn hết là học thông qua thực hành thí nghiệm.
Chuyên mục Kid Lab là dự án phối hợp giữa VnExpress và Naooka – Viện Hàn lâm khoa học Nga, gồm chuỗi video các thí nghiệm khoa học an toàn cho trẻ 5 đến 7 tuổi. Cùng những chỉ dẫn cụ thể, phụ huynh có thể đồng hành cùng con tạo ra một “phòng thí nghiệm” nhỏ với vật dụng như bóng bay, viên kẹo, giấy, nước. Phụ huynh sẽ hướng dẫn trẻ cách làm nam châm từ pin, giải thích hiện tượng ăn mòn kim loại, sự hình thành của cầu vồng…
Từ 39.000 đồng mỗi tháng, phụ huynh có cơ hội nuôi dưỡng tình yêu khoa học ở trẻ bằng các thực hành thí nghiệm. Gói đăng ký 3 tháng có giá 99.000 đồng, 189.000 đồng là chi phí thực hành thí nghiệm online tại Kid lab trong vòng 6 tháng. Thông tin chi tiết truy cập tại https://kidlab.vnexpress.net/?utm_source=Kidlab_PR&utm_medium=Pr&utm_campaign=kidlabs_Pr_02_042020.
Cô giáo tận tâm, nhân hậu
Tận tâm, nhân hậu, không ngừng tự học để đổi mới, sáng tạo về phương pháp giáo dục, là niềm tin cậy của phụ huynh học sinh và niềm tự hào của đồng nghiệp.
Đó là những chia sẻ của đồng nghiệp, phụ huynh học sinh khi nói đến cô giáo Nguyễn Cẩm Ly, giáo viên chủ nhiệm lớp 1H, Tổ trưởng chuyên môn khối lớp 1, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (quận Hoàn Kiếm).
Cô giáo Nguyễn Cẩm Ly đang hướng dẫn học sinh tự học và chăm sóc sức khỏe qua mạng internet.
Nỗ lực tự học và sáng tạo
Tốt nghiệp Khoa Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội năm 1994, cô giáo Nguyễn Cẩm Ly nhận công tác tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (quận Hoàn Kiếm) và gắn bó với ngôi trường này cho đến nay. Nhớ lại những ngày đầu chập chững vào nghề, cô giáo Nguyễn Cẩm Ly chia sẻ: "Vì còn trẻ, lại chưa có kinh nghiệm, nên tôi lo lắng rất nhiều. Tuy nhiên, tôi luôn nghĩ, mình cứ tận tâm, hết lòng vì học sinh, chắc chắn sẽ thành công. 26 năm qua, tôi luôn tâm niệm điều ấy...".
Trong suốt chặng đường gắn bó với Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, cô giáo Nguyễn Cẩm Ly không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm. Ngoài việc hăng hái tham gia các hoạt động bồi dưỡng, chia sẻ, trao đổi về nghiệp vụ với đồng nghiệp, cô giáo Nguyễn Cẩm Ly còn tự đọc và cập nhật kiến thức, phương pháp giáo dục qua sách vở, tài liệu... Năm 2004, tròn 10 năm công tác, cô giáo Nguyễn Cẩm Ly đã vinh dự đem lại thành tích cho ngành Giáo dục quận Hoàn Kiếm và Trường Tiểu học Trần Quốc Toản với danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia.
Dù được nhiều đồng nghiệp coi là "cây đa, cây đề" trong chuyên môn và kỹ năng sư phạm, song cô giáo Nguyễn Cẩm Ly vẫn không ngừng phấn đấu về mọi mặt, tìm cách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài giảng, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp quận và thành phố...
Năm học 2014-2015, cô đạt giải Nhì cuộc thi thiết kế bài giảng E-Learning cấp thành phố, đạt giải Xuất sắc cuộc thi thiết kế bài giảng E-Learning tại Ngày hội Công nghệ thông tin và Hội thi triển lãm đồ dùng dạy học tự làm lần thứ 3 cấp quận. Các vấn đề thời sự như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... được cô giáo Cẩm Ly đưa vào bài học nhẹ nhàng, tự nhiên và gần gũi, giúp học sinh dễ tiếp thu và dần hình thành ý thức, thói quen tốt trong sinh hoạt như ngủ dậy đúng giờ, tập thể dục thường xuyên, rửa tay trước và sau khi ăn, bỏ rác đúng chỗ...
Cũng vì vậy, học trò lớp cô không chỉ có nền nếp học tập, mà còn luôn gương mẫu, tự giác trong nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, có nhiều sáng tạo trong việc tái chế các sản phẩm từ rác thải nhựa, giấy báo, bìa cũ...
"Việc lôi cuốn học sinh, nhất là với trẻ vừa qua tuổi mẫu giáo vào các giờ học thực sự khó khăn, nếu để các con chán hoặc sợ học thì sẽ gây ra áp lực với chính học sinh và là gánh nặng với bố mẹ. Vậy mà chỉ sau khi nhập học một thời gian ngắn, tôi thấy hầu hết các con lớp 1H đều đã tự giác và tự lập hơn rất nhiều. Chúng tôi thực sự trân trọng và biết ơn cô giáo Cẩm Ly vì những điều ấy", anh Bùi Hữu Kỳ, phụ huynh học sinh lớp 1H, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản chia sẻ.
Trao gửi yêu thương cho học trò
Tôi biết đến cô giáo Nguyễn Cẩm Ly thật tình cờ. Đó là vào những ngày cuối tháng 2-2020, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều giáo viên của Trường Tiểu học Trần Quốc Toản đã lồng ghép các kiến thức, kỹ năng về phòng, chống dịch vào việc hướng dẫn các em tự học trong thời gian ở nhà...
"Các con hãy viết một bức thư hoặc vẽ tranh để bày tỏ tình cảm với những bạn nhỏ ở Vĩnh Phúc, nơi đang bị cách ly vì dịch Covid-19" là một trong những đề bài như thế. Các bức tranh vẽ, những dòng nhắn gửi đầy yêu thương và suy nghĩ ngộ nghĩnh của các cô, cậu học trò ở Thủ đô hướng về các bạn nhỏ ở Vĩnh Phúc được đăng tải trên mạng xã hội nhanh chóng thu hút sự chú ý và cũng khiến nhiều người ấm lòng... Khi ấy, chúng tôi đã liên hệ để phỏng vấn cô giáo chủ nhiệm của những tác phẩm trên, đó chính là cô giáo Nguyễn Cẩm Ly.
Gặp lại cô giáo Nguyễn Cẩm Ly vào những ngày cuối tháng 4-2020, mặc dù học sinh vẫn đang trong thời gian tạm nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19, song cùng với các đồng nghiệp của trường, cô giáo Cẩm Ly vẫn tích cực triển khai nhiều hình thức hỗ trợ học sinh duy trì nếp tự học tại nhà. Do đối tượng là học sinh lớp 1, nên việc thông tin, hướng dẫn các em về việc thực hiện và duy trì vệ sinh cá nhân, chăm sóc sức khỏe được cô giáo Cẩm Ly đặc biệt lưu tâm.
Cô giáo Nguyễn Cẩm Ly còn là một giáo viên chủ nhiệm tận tâm, luôn gần gũi, chăm sóc chu đáo, hết lòng vì học sinh. Cô dành tình yêu thương nhiều hơn cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên bằng cả tinh thần và vật chất, giúp các em vượt qua bệnh tật và hoàn cảnh để học tập.
Câu chuyện của cậu học trò bị ung thư máu B.Đ.N.A là một trong nhiều trường hợp như thế. Năm học 2015-2016, cậu bé B.Đ.N.A vừa nhập học lớp 1 do cô giáo Cẩm Ly chủ nhiệm chưa được bao lâu, thì phải nhập viện truyền hóa chất trong lúc gia đình vô cùng khó khăn, bố ốm nằm viện, mẹ mang thai em bé...
Phong trào "Trao gửi yêu thương" đã được cô giáo Nguyễn Cẩm Ly phát động và nhanh chóng lan rộng toàn trường, được cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh ủng hộ. Sự động viên kịp thời về vật chất và tinh thần đã giúp cậu bé B.Đ.N.A hồi phục, vượt qua được giai đoạn khó khăn và hiện đang học lớp 4 tại trường. Không chỉ quan tâm các học trò mình trực tiếp giảng dạy, cô giáo Nguyễn Cẩm Ly còn dành sự yêu thương hết mực cho những học trò có hoàn cảnh khó khăn trong trường.
Nhắc đến đồng nghiệp của mình, cô giáo Nguyễn Hải Đường, giáo viên chủ nhiệm lớp 1E, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Trần Quốc Toản cho biết: Mỗi giờ học, mỗi hoạt động do cô giáo Cẩm Ly tổ chức cho học sinh là một sự sáng tạo, nên luôn lôi cuốn học sinh. Cô giáo Cẩm Ly còn là một đồng nghiệp sống chân thành, giàu tình cảm, luôn chia sẻ.
Còn cô giáo Trần Thị Bích Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản không giấu nổi niềm tự hào: Nhà trường vinh dự khi có một đội ngũ nhà giáo giàu tâm huyết, là những tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo, trong đó có cô giáo Nguyễn Cẩm Ly. Sự nỗ lực không ngừng về mọi mặt và tấm lòng nhân hậu của cô giáo Nguyễn Cẩm Ly luôn khiến học trò, phụ huynh kính trọng và đồng nghiệp tin yêu, nể phục.
Với những thành tích đóng góp vào thành công chung của Trường Tiểu học Trần Quốc Toản và tấm lòng nhân ái, tình cảm yêu thương hết mực dành cho các học trò thân yêu, cô giáo Nguyễn Cẩm Ly, giáo viên chủ nhiệm lớp 1H đã vinh dự được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu Người tốt - Việc tốt năm 2020.
Yếu tố nào quyết định chất lượng bài giảng trực tuyến? Theo nhiều giảng viên, bài giảng trực tuyến cần kết hợp hoạt động vui chơi với phương pháp giáo dục để cuốn người học vào dòng thời gian của khóa học. Đồng thời cũng tăng tính tương tác giữa các thành viên trong lớp. Ông Nguyễn Minh Trí, giảng viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, trong một buổi dạy trực tuyến tại nhà...