Dạy trẻ 11 kỹ năng trong thời gian nghỉ học
Trẻ có thể học sơ cứu, quản lý tiền bạc, sử dụng bình chữa cháy để rèn luyện khả năng tự lập và xua tan cảm giác nhàm chán khi phải nghỉ học thời gian dài.
1. Sơ cứu
Bạn hãy bắt đầu bằng việc chỉ cho con vị trí đặt hộp thuốc của gia đình, những dụng cụ y tế hoặc thuốc có sẵn và cách sử dụng. Não bộ của trẻ giống như miếng bọt biển nên có thể tiếp thu nhanh và ghi nhớ lâu kiến thức bố mẹ truyền đạt.
Bạn có thể dạy con những phương pháp sơ cứu cơ bản như cầm máu, xử lý vết bỏng, sơ cứu khi bị hóc dị vật hoặc khi bị vật nuôi cắn. Trong thời gian này, hãy nhắc nhở con thường xuyên rửa tay, hạn chế tiếp xúc nơi đông người, uống vitamin, bồi bổ bằng những món ăn giàu dinh dưỡng.
2. Quản lý tiền bạc
Không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ về cách quản lý tiền bạc. Phụ huynh nên bắt đầu hướng dẫn trẻ từ những khoản tiền nhỏ như tiền tiêu vặt, tiền đi siêu thị. Với tiền tiêu vặt, bạn có thể yêu cầu con quan sát, quản lý cách chi tiêu, tiết kiệm, từ đó hình thành những khái niệm nền móng về thu chi.
3. Giặt đồ
Tự giặt quần áo là một trong những kỹ năng sống đầu tiên và căn bản mà một người trưởng thành, tự lập cần biết. Kỹ năng này rất đơn giản nên bạn có thể dạy con từ nhỏ. Ban đầu là các thao tác sử dụng máy giặt. Vì trẻ nhỏ tiếp thu công nghệ từ sớm nên việc điều khiển máy giặt hầu như không làm khó các em. Với các em lớn hơn, phụ huynh có thể yêu cầu con tự giặt tay quần áo mình.
Ngoài giặt đồ, trong thời gian nghỉ, phụ huynh có thể giao việc rửa bát đũa cho con. Đây cũng là một trong những công việc căn bản giúp trẻ xây dựng ý thức trách nhiệm với gia đình.
Ảnh: Shutterstock.
Video đang HOT
4. Là, ủi đồ
Với trẻ nhỏ chưa thể tự là, ủi đồ, phụ huynh có thể hướng dẫn con cách sử dụng, các thông số cơ bản hoặc trường hợp cần sử dụng đến bàn là để các em sớm nhận biết. Với trẻ lớn hơn, bạn có thể để con thử là, ủi quần áo của mình.
5. Nấu ăn
Một trong những hoạt động gắn kết gia đình và sử dụng thời gian hiệu quả nhất là nấu ăn. Công việc này giúp trẻ học cách tự chăm sóc bản thân, xây dựng bữa ăn giàu dinh dưỡng, kỹ năng xử lý vấn đề hoặc kích thích khả năng sáng tạo. Phụ huynh có thể giao nhiệm vụ rửa rau quả, lên kế hoạch mâm cơm gia đình cho trẻ nhỏ và cùng các em lớn chuẩn bị món ăn.
6. Sử dụng dao
Khi được học cách sử dụng dao, kéo, trẻ có thể tự tay chuẩn bị bữa sáng đơn giản trong trường hợp bố mẹ có việc bận và khiến mọi người cảm thấy yên tâm hơn khi để trẻ ở nhà một mình. Bạn nên dạy con cầm dao đúng cách, cách sử dụng dao để sơ chế thực phẩm và cách sơ cứu khi bị thương do sử dụng dao.
7. Sử dụng bình chữa cháy
Phụ huynh có thể tìm kiếm video hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy trong nhà trên YouTube nếu không có khả năng thực hành tại nhà. Sử dụng bình chữa cháy là một trong những bài học tự lập căn bản nhưng rất nhiều sinh viên, thậm chí là người lớn, không chú ý. Trẻ học cách sử dụng bình chữa cháy chính là học cách tự bảo vệ bản thân.
8. Sửa chữa đồ vật trong nhà
Biết cách sửa chữa đồ dùng sinh hoạt sẽ thúc đẩy sự độc lập và sáng tạo của trẻ. Khi trưởng thành, các em có thể tự xử lý một số vấn đề trong gia đình và tiết kiệm khoản tiền dành cho việc sửa chữa.
Bạn có thể yêu cầu con nhỏ ngồi cạnh theo dõi bố mẹ sửa chữa đồ hoặc đưa dụng cụ cần thiết cho bố mẹ để ghi nhớ các dụng cụ trong nhà. Trẻ lớn hơn có thể được hướng dẫn cách sửa ống nước, thay bóng đèn hoặc sửa xe.
9. Khâu vá
Việc khâu vá có thể giúp trẻ học cách xử lý khi gặp sự cố. Trẻ nhỏ thường yêu thích hoạt động may vá nên phụ huynh có thể hướng dẫn con. Ngoài việc đơm cúc, vá chỗ rách, bạn có thể cùng con tái chế quần áo cũ, từ đó học về cách tiết kiệm và thúc đẩy sự sáng tạo của trẻ.
10. Giao tiếp với mọi người xung quanh
Nếu con bạn nhút nhát, ít nói, hãy dạy con cách giao tiếp với mọi người xung quanh vì khi trưởng thành, các em sẽ không tránh khỏi việc phải trò chuyện với giảng viên, người quản lý hay đồng nghiệp. Khả năng giao tiếp là một trong những công cụ hữu ích giúp trẻ xây dựng và phát triển bản thân trong tương lai.
Trong thời gian nghỉ, bạn có thể khuyến khích con gọi điện cho bạn bè, người thân ở xa để trò chuyện và hỏi thăm tình hình sức khỏe. Bạn cũng nên dành nhiều thời gian trò chuyện với con, lắng nghe con kể chuyện.
11. Quản lý thời gian
Hầu hết trẻ em trên toàn thế giới phải nghỉ học vì Covid-19 và phải ở nhà cả ngày. Nếu không biết cách quản lý thời gian, các em sẽ rất nhanh cảm thấy chán nản, uể oải và không sử dụng hiệu quả quỹ thời gian cá nhân. Đây là cơ hội để phụ huynh dạy con cách quản lý thời gian.
Bạn hãy khuyến khích con tạo thời gian biểu một ngày bao gồm các nhiệm vụ cơ bản như học trực tuyến, làm bài tập, ngủ nghỉ, đọc sách, chơi thể thao và tuân thủ theo kế hoạch đã vạch sẵn. Bằng cách này, trẻ sẽ rèn luyện thói quen sắp xếp thời gian và sử dụng những ngày nghỉ hiệu quả.
Tú Anh
Nên giảm số lượng bài kiểm tra đối với học sinh vì dịch Covid-9
Nhiều giáo viên cho rằng nên giảm số lượng bài kiểm tra để phù hợp với bối cảnh học sinh phải nghỉ học kéo dài cũng như chương trình đã giảm tải.
Nhiều ý kiến cho rằng nên giảm số bài kiểm tra trong học kỳ 2 - B.THANH
Việc học bị gián đoạn vì dịch Covid-19, kiến thức đã được điều chỉnh theo hướng giảm tải, do vậy nhiều giáo viên có ý kiến nên giảm số bài kiểm tra đối với học sinh.
Giảm từ 1 đến 2 bài kiểm tra 1 tiết
Theo như quy định của Bộ, trong thời gian tạm nghỉ do ảnh hưởng của dịch bênh, giáo viên thực hiện các bài giảng online, bài giảng trực tuyến và có thể chủ động tổ chức thực hiện bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra miệng có hệ số 1. Còn bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra học kỳ sẽ thực hiện khi học sinh quay trở lại trường thì
Theo giáo viên Võ Kim Bảo, Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM) trong học kỳ 2 của học sinh lớp 9, riêng môn ngữ văn có 9 cột điểm, trong đó 4 cột điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, thầy cô sẽ căn cứ vào tiến độ bài học online, trực tuyến hay truyền hình để kiểm tra học sinh sao cho nhẹ nhàng, không gây áp lực không đáng có. Nhưng còn lại là các bài kiểm tra 1 tiết, khi trở lại với việc học, các em sẽ phải liên tục làm để hoàn thành, sẽ rất áp lực.
Đặc biệt, thầy Bảo còn cho hay, trong hướng dẫn giảm tải môn ngữ văn lớp 9, các bài kiểm tra về thơ, kiểm tra về truyện, kiểm tra phần tiếng Việt đều được chỉ định "không thực hiện". Vậy nên theo cô Bảo, nên giảm bớt số cột điểm kiểm tra đối với học sinh, có thể từ 1 đến 2 bài, chẳng hạn.
Tương tự, giáo viên T.T.L, dạy ngữ văn tại Q.9, TP.HCM, nói rằng trong nội dung hướng dẫn giảm tải, bài kiểm tra thường xuyên thì không quy định, còn các bài kiểm tra 1 tiết là bài kiểm tra định kỳ thì không thực hiện. Vậy không biết Bộ có tính toán phương án giảm bài kiểm tra một tiết hay không?
Áp lực lớn nếu thực hiện đủ cột điểm
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), phân tích sau khi đã giảm tải nội dung chương trình và trong bối cảnh thời gian học tập cũng như hình thức học tập bị ảnh hưởng nhiều mà vẫn thực hiện đúng chỉ tiêu số cột điểm thì cũng gây khó cho cả giáo viên lẫn học sinh. Theo tôi, nên giảm số cột điểm kiểm tra để thích ứng với thực tế và giảm áp lực cho cả thầy lẫn trò.
Hiện nay, khi thực hiện dạy online, trực tuyến chỉ kiểm tra thường xuyên, giám sát đánh giá thái độ năng lực học tập của học sinh và tinh thần là khi nào đi học trở lại mới kiểm tra định kỳ. Như vậy, lúc đó giáo viên cùng học sinh phải gấp rút bổ sung kiến thức, gấp rút kiểm tra cho đủ số cột và đặc biệt học sinh lớp 12 còn gấp rút ôn thi THPT quốc gia. Tất cả mọi việc đều phải gấp rút thực hiện với cường độ cao, áp lực lên học trò là rất lớn vì vậy cần có giải pháp hữu hiệu.
Do thời gian không nhiều và cũng không biết khi nào dịch bệnh mới kết thúc, nên chăng Bộ cân nhắc tính toán sao cho cột điểm bài kiểm tra tỷ lệ thuận với thời gian học tập cho phù hợp.
Ở bậc tiểu học, cô Võ Thị Thùy Linh (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho hay nên giảm tải bài kiểm tra giữa kỳ đối với học sinh lớp 4, lớp 5. Thực ra, bài kiểm tra này chỉ là bước đệm để giáo viên nắm bắt tình hình học tập, năng lực học tập của học trò. Còn phụ huynh cũng biết để tham gia kèm cặp con em. Tuy nhiên với tình hình hiện tại thì không nên tạo áp lực cũng như thực ra giáo viên vẫn chủ động đánh giá được khả năng của học sinh, qua nhiều hình thức chứ không cứ là bài kiểm tra.
Bích Thanh
Giảm tải thi THPT quốc gia 2020, học sinh bớt lo Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 phải nghỉ học kéo dài trong khi kỳ thi THPT quốc gia ngày càng gần hơn, khiến không ít học sinh lo lắng. Theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi THPT Quốc gia 2020 sẽ diễn ra từ ngày 8-11/8/2020 và đề thi THPT Quốc gia năm nay sẽ không có kiến...