Dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non: Hiến kế từ cơ sở
Trong xu thế toàn cầu hóa, nhu cầu cho trẻ làm quen sớm với tiếng Anh trở nên phổ biến.
Hướng dẫn học sinh lmaf quen tiếng Anh theo hình chiếu trên tivi tại Trường MN Lê Lợi, TP Vinh.
Tuy nhiên, do không phải nơi nào cũng có thể triển khai được nên Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT chỉ hướng dẫn triển khai ở những cơ sở giáo dục mầm non có đủ điều kiện thực hiện và phụ huynh có nhu cầu.
Năng động trước thực tiễn
Ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho rằng: Thông tư 50 giúp trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh (LQTA) được phụ huynh và các trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An đón nhận với tâm thế phấn khởi. Thấy được ý nghĩa của việc dạy tiếng Anh trong nhà trường, từ tháng 7/2020, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Đề án tăng cường dạy tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục.
Ở cấp học mầm non, nhiều nhà trường đã đẩy mạnh tăng cường dạy tiếng Anh theo nhu cầu của phụ huynh. Để bước đầu giúp trẻ làm quen và hứng thú với tiếng Anh, các trường MN đều mở bài hát tiếng Anh vui nhộn trong giờ ra chơi để trẻ nghe, làm quen. Một số trường ở khu vực trung tâm đã chủ động hợp đồng với trung tâm ngoại ngữ, đưa GV đến dạy để trẻ LQTA.
Từ thực tế triển khai tăng cường tiếng Anh thời gian qua ở Nghệ An, ông Thái Văn Thành cho rằng: Biên chế cho GV tiếng Anh trường MN là khó và không thực tế vì đặc thù của bậc học này không phải là dạy mà chỉ giúp trẻ LQTA. Ở các trường MN, bằng ứng dụng công nghệ, GV có thể đưa các hình ảnh, chữ số, clip… vào các trò chơi để trẻ nghe và làm quen bước đầu.
Video đang HOT
“Tôi cho rằng, chỉ cần có phần mềm công nghệ giúp trẻ LQTA bằng hình ảnh và âm thanh, tập huấn cho GV sử dụng là đủ. Các trường đều có tivi thông minh, GV có thể hướng dẫn, giúp các cháu nghe và làm theo. Hiện, một số trường sư phạm có đào tạo song ngữ ngành sư phạm mầm non, nếu đào tạo đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của cơ sở là hiệu quả nhất vì vừa không thêm biên chế lại đáp ứng yêu cầu kiến thức tiếng Anh trong nuôi dạy trẻ”, ông Thành nói.
NGƯT. TS Đặng Lộc Thọ – thành viên Tiểu ban GDMN, Hội đồng quốc gia GD và phát triển nguồn nhân lực, cho rằng: Thời gian qua, nhiều cơ sở GDMN đã triển khai hiệu quả các hoạt động giúp trẻ LQTA. Phương pháp và cách thức được đưa ra đều nhấn mạnh vào thực hành trải nghiệm, dùng lời nói, trực quan minh họa, giáo dục bằng tình cảm, nêu gương, khích lệ, khuyến khích phản hồi của trẻ bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Cần phải hiểu tinh thần của Thông tư 50 là không áp đặt, mà chỉ áp dụng cho cơ sở GDMN đáp ứng được yêu cầu thực hiện. Thế nên, các cơ sở GDMN có thể chủ động lên kế hoạch thực hiện tùy theo yêu cầu, phù hợp với thực tiễn GD trẻ.
Giáo viên người bản ngữ giúp trẻ làm quen tiếng Anh tại Trường MN Eduplay Hà Nội.
Đa dạng cách làm hay
Ở Hà Nội, Trường MN EduPlay sớm đưa hoạt động LQTA vào kế hoạch dạy học. Theo ThS Phạm Minh Nguyệt, Giám đốc chuyên môn của trường, quan điểm của chúng tôi là cho trẻ tiếp cận tiếng Anh càng sớm càng tốt nhằm phát triển năng lực giao tiếp, tư duy mở hơn.
Hiện, trường dạy theo chương trình Eduplay của Enspire Academy, chương trình chú trọng giao tiếp kết hợp phát triển tư duy, vận động, ứng dụng công nghệ. Tôi cho rằng, mỗi nơi, mỗi điều kiện khác nhau để thực hiện, nhưng giúp trẻ LQTA là điều cần thiết và nên làm. Có điều kiện thì hợp đồng với trung tâm ngoại ngữ, còn không, các cô giáo có thể thực hiện thông qua hình ảnh, âm thanh có sẵn để trẻ làm quen.
Còn ở Trường MN Lê Lợi, TP Vinh, Nghệ An, giúp trẻ làm quen với tiếng Anh đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo bậc phụ huynh. Cô Hiệu trưởng Trần Thị Tú Hoa cho biết: Nhà trường phối hợp với trung tâm tiếng Anh tổ chức dạy học. Số trẻ tham gia học là 122 cháu, trong đó lớp 4 tuổi 50 trẻ; lớp 5 tuổi có 72 trẻ tham gia. Với mức học phí 150.000 đồng/tháng, phụ huynh đều hào hứng tham gia. Đánh giá chung của các bậc phụ huynh là chương trình học tập nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi. Các con được làm quen với tiếng Anh tỏ rõ sự yêu thích môn học này.
Chủ động và linh hoạt là điều có thể thấy ở cách thức triển khai cho trẻ LQTA tại Trường MN Họa My, TP Vinh, Nghệ An. Để trẻ LQTA, nhà trường thực hiện chương trình Play to Learn – học mà chơi được sở GD&ĐT phê duyệt, nội dung theo các chủ đề, sát với chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT.
Cô Trần Thị Hải Anh, Phó Hiệu trưởng nhà trường trao đổi: Để tăng hiệu quả dạy học, GV đưa vào các ứng dụng hiện đại, trẻ được tiếp xúc với công nghệ thông tin qua e-book và màn hình tương tác tại lớp. Trẻ làm quen với tiếng Anh rất hứng thú tham gia các hoạt động, tự tin, phát triển tốt về ngôn ngữ, tư duy, có khả năng nghe bắt chước, ghi nhớ, phát triển trí tưởng tượng và phản xạ.
Đa dạng và năng động trong việc giúp trẻ LQTA đã và đang được triển khai hiệu quả ở nhiều trường MN. Nhiều cơ sở GDMN đưa các tiết học ứng dụng tiếng Anh đa dạng cho trẻ như Arts and Craft (cắt dán mĩ thuật), Outdoor Learning (khám phá hoạt động ngoài trời) và Story Telling (kể chuyện). Đặc biệt, một số trường MN tùy theo điều kiện của phụ huynh hợp đồng với các trung tâm tiếng Anh đưa GV bản ngữ vào dạy học, tạo hứng thú và hiệu quả.
Hỗ trợ phát triển nhóm trẻ mầm non tư thục, độc lập: Nỗ lực đổi thay
Đề án "Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020" (Đề án 404) đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho GD mầm non.
Giờ chơi của bé tại Trường MN Eduplay, Hà Nội. Ảnh: TG
Sau 5 năm thực hiện đề án "Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020" (Đề án 404), hàng nghìn trẻ dưới 36 tháng tuổi là con của công nhân lao động được hưởng lợi với mức học phí thấp nhưng chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng khiến cha mẹ hài lòng.
Theo thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, có 100% số cán bộ quản lý, giáo viên, người chăm sóc trẻ tại các nhóm trẻ độc lập tư thục thuộc địa bàn đề án được đào tào, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (vượt 20% so với mục tiêu đề ra); 44.425 trẻ dưới 36 tháng tuổi là con công nhân lao động được gửi ở các nhóm/lớp bảo đảm chất lượng, giúp chị em yên tâm lao động sản xuất.
Hơn 2,91 triệu cha mẹ công nhân lao động có con nhỏ được truyền thông, hướng dẫn, cung cấp kiến thức và kỹ năng về chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 36 tháng, đạt hơn 74% so với mục tiêu đề ra.
Tại thành phố Đà Nẵng, từ khi thực hiện Đề án 404, các nhóm trẻ gia đình tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có thêm điều kiện để nuôi dạy trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi, ngoài việc nâng cao được chất lượng nuôi dạy trẻ, thông qua Đề án, Đà Nẵng đã đưa vào hoạt động được 2 cơ sở GDMN tại khu công nghiệp Hòa Khánh, nhận gần 700 con của công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo học.
Còn ở tỉnh Kiên Giang, các thành viên Ban Chỉ đạo Đề án 404 tổ chức khảo sát 11 cơ sở giữ trẻ tại Khu công nghiệp xã Thạnh Lộc (Châu Thành) và TP Rạch Giá. Qua khảo sát, hỗ trợ kiện toàn, thành lập mới 14 nhóm trẻ, trong đó kiện toàn 11 nhóm trẻ, thành lập mới 3 nhóm trẻ.
Đến nay, các cơ sở giữ trẻ đều được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động, đầy đủ hồ sơ khi nhận trẻ... Cũng từ việc khảo sát, Ban chỉ đạo Đề án tham mưu để tỉnh trích ngân sách hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi cho 3 nhóm trẻ độc lập tư thục tại huyện Châu Thành, mỗi nhóm được hỗ trợ 5 triệu đồng.
Chị Trần Kim Hậu - Chủ nhóm lớp độc lập tư thục Rạng Đông (thị trấn Bến Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An), chia sẻ: Thành lập năm 2015, khi đó lớp mầm non Rạng Đông chỉ có 1 lớp học với diện tích 45m2, có 1 kệ để đồ chơi, bàn làm việc, 5 bàn nhựa, 20 cái ghế nhựa và 1 nhà vệ sinh, bếp ăn chưa đúng chuẩn.
Nhờ sự hỗ trợ kịp thời của Đề án 404, nhóm lớp Rạng Đông mở rộng với tổng diện tích 500m2, 5 phòng học bán kiên cố khang trang, nhà vệ sinh khép kín, 1 sân chơi đầy đủ dụng cụ vui chơi... Phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi gửi con tại đây.
Phương án điền vào "ô trống" giáo viên khi cho trẻ mầm non làm quen tiếng Anh "Trường mầm non có thể tìm giáo viên hợp đồng" là ý kiến của ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) về thắc mắc nếu các trường triển khai cho trẻ mầm non làm quen tiếng Anh thì lấy giáo viên ở đâu. Những ngày qua, dự thảo về việc cho trẻ mầm non từ 3...