Dạy thêm ở THPT đang đè nặng lên vai phụ huynh nghèo, ai dám can đảm từ chối
Những phụ huynh nghèo có lẽ họ sẽ khổ tâm lắm khi thấy mức tiền học thêm và vô vàn các khoản tiền trường được nhà trường liệt kê ở đầu năm học.
Hiện nay, cấp tiểu học đang thực hiện cấm dạy thêm các môn văn hóa nên hầu như các trường không tổ chức dạy thêm tại trường, cấp trung học cơ sở thì việc dạy thêm tại trường chủ yếu chỉ diễn ra vào giai đoạn lớp 9 gần thi tuyển sinh 10 đối với các môn thi.
Các lớp, các môn còn lại rất ít khi nhà trường tổ chức mà thông thường là giáo viên dạy thêm tại nhà.
Thế nhưng, cấp trung học phổ thông lại hoàn toàn khác, gần như khi học sinh bước vào lớp 10 là đã phải “tự nguyện” tham gia học thêm do nhà trường tổ chức. Vì nhiều lý do khác nhau mà học sinh rất khó chối từ “thiện chí” của nhà trường.
Cũng chính vì vậy mà vừa qua, báo chí nói nhiều đến chuyện học sinh lớp 11A2, Trường Trung học phổ thông Đông Sơn 1 (Thanh Hóa) phải đóng hơn 10 triệu đồng/học sinh.
Đặc biệt, nhà trường đưa ra mức thu tiền học thêm: 4.662.000 đồng/em. Theo quy định, đây là khoản thỏa thuận giữa phụ huynh và học sinh. Nhưng theo phản ánh của phụ huynh, nhà trường ấn định mức này và không hề có sự trao đổi, thỏa thuận. [1] Ngay sau khi báo chí phản ánh, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã chỉ đạo yêu cầu nhà trường dừng thu.
Bảng kê của một phụ huynh. (Ảnh minh họa: Báo Lao động)
Đa phần các trường trung học phổ thông đang tổ chức dạy thêm tại trường
Những năm vừa qua, ngành giáo dục liên tục đổi mới nhưng có một điều phụ huynh cảm nhận được là học thêm không thay đổi. Không chỉ với chương trình 2006 mà ngay cả chương trình 2018 ở một số lớp hiện nay thì học sinh vẫn học thêm như thường.
Chắc không chỉ Trường Trung học phổ thông Đông Sơn 1 ở Thanh Hóa tổ chức học thêm tại trường mà nhiều trường trung học phổ thông trên cả nước tổ chức dạy thêm, học thêm và đang phải đóng tiền học thêm rất cao.
Một phụ huynh ở một tỉnh phía Nam chia sẻ với chúng tôi rằng ngay vào đầu năm học, nhà trường đã thu 500.000 đồng/ môn/ học kỳ. Trong các môn học bắt buộc, đương nhiên học sinh sẽ phải đăng ký 3 môn: Toán, Văn, Anh.
Video đang HOT
Các môn học trong tổ hợp cũng phải đăng ký những môn quan trọng nếu không sẽ khó theo được bạn bè trong lớp. Vì thế, chỉ ngay đầu năm học thì phụ huynh này đã phải đóng tiền học thêm cho con lên đến nửa tháng lương của mình. Đó là chưa kể tiền học phí và các loại bảo hiểm bắt buộc.
Một phó hiệu trưởng hào hứng nói với chúng tôi, mỗi tháng, ngoài lương anh có trên dưới 20 triệu đồng từ tiền chiết khấu dạy thêm của nhà trường. Vì theo quy định mà nhiều trường đang áp dụng hiện nay thì giáo viên đang trực tiếp giảng dạy sẽ được hưởng 70% tiền thu của học sinh.
30% còn lại sẽ trích về nhà trường và tất nhiên những thành viên trong Ban giám hiệu sẽ được nhận phần lớn số tiền này. Chính vì thế, mỗi tháng nhiều quản lý nhà trường tự nhiên có một khoản tiền lớn và hơn rất nhiều lương chính lĩnh hàng tháng.
3 năm nay, Bộ đã chủ trương tinh giản rất nhiều các đơn vị kiến thức của sách giáo khoa qua hướng dẫn của Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH 2021 hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông và Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH 2021 hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Nhưng có lẽ chuyện tinh giản kiến thức môn học với việc dạy thêm, học thêm chẳng liên quan gì đến nhau. Nhà trường vẫn tổ chức dạy thêm và tất nhiên là học sinh cũng phải học thêm theo kế hoạch của nhà trường.
Hơn nữa, việc dạy thêm, học thêm ở cấp trung học phổ thông hiện nay không bị cấm mà các trường thường gắn với kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Vì thế, dù khó khăn thì cũng chẳng có phụ huynh nào đủ can đảm chối từ chuyện học thêm của con em mình.
Câu chuyện dạy thêm, học thêm không mới và nó chưa bao giờ là cũ nên ma trận dạy thêm, học thêm được thực hiện xuyên suốt và tất nhiên các nhà trường cứ âm thầm thực hiện từ năm này sang năm khác.
Gánh nặng đè lên vai phụ huynh nghèo
Sau sau 2 năm dịch bệnh Covid-19 hoành hành khiến cho nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Trong đó, nhiều địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề về công việc và thu nhập hàng tháng.
Trong số hàng trăm, hàng ngàn học sinh ở các nhà trường, chắc chắn không phải đều là con những gia đình khá giả, có điều kiện.
Bởi lẽ, trong một lớp học, bao giờ cũng có những em đủ đầy về vật chất nhưng chắc chắn sẽ có những học sinh là con em lao động phổ thông nên không tránh được nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và cũng đồng nghĩa với những gia đình còn nghèo khó.
Những đồng tiền học ở trường của một số em học sinh nghèo là sự đánh đổi mồ hôi, công sức lam lũ của phụ huynh. Và, có biết bao nhiêu phụ huynh đang làm những công việc nặng nhọc để chắt chiu, dành dụm những đồng tiền ít ỏi cho con em mình đến trường…
Những phụ huynh nghèo có lẽ họ sẽ khổ tâm lắm khi thấy mức tiền học thêm và các khoản tiền trường được liệt kê ở đầu năm học. Nếu đóng tiền cho con em mình, chắc chắn sẽ có nhiều phụ huynh khó khăn lắm nhưng không đóng tiền cho con em mình phụ huynh lại càng khổ tâm hơn.
Vẫn biết, cấm dạy thêm, học thêm bây giờ khó lắm vì nó liên quan đến lợi ích của nhiều người, nhiều đơn vị trường học nhưng có lẽ ngành Giáo dục cũng cần thiết nghiên cứu và có giải pháp cho việc thi cử cuối cấp trung học phổ thông để giảm bớt gánh nặng học thêm cho học sinh nghèo.
Học sinh mỗi vùng miền, mỗi địa phương, địa bàn có điều kiện kinh tế, học tập khác nhau nhưng cuối lớp 12 các em đều thi chung một đề, một thang điểm như nhau. Tất nhiên, vì thành tích của mỗi địa phương nên chuyện dạy thêm, học thêm vì thế mà nở rộ khắp các nhà trường.
Học thêm ngay từ khi bước vào lớp 10, học thêm suốt 3 năm trung học phổ thông ở trường, thậm chí còn học thêm ở nhà cô giáo, ở các trung tâm gia sư để cuối cùng năm nào cũng gần 100% đỗ tốt nghiệp.
Bức tranh dạy thêm, học thêm vẫn là gam màu xám đang hiện hữu ở ngành Giáo dục hiện nay nếu ngành và các địa phương không có những giải pháp căn cơ và cứ mãi chạy theo bệnh thành tích.
Trung tâm Tiếng Anh dạy không đúng cam kết, phụ huynh đòi trả lại 730 triệu đồng
Cho rằng Trung tâm Apax English - Apax Leaders tại Đà Nẵng không đảm bảo chất lượng dạy học như cam kết, nhiều phụ huynh yêu cầu hoàn trả tiền học phí hơn 730 triệu đồng.
Ngày 22/10, đại diện Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận đơn khiếu nại của nhiều phụ huynh có con theo học tại Trung tâm Tiếng Anh Apax English - Apax Leaders. Sở sẽ xác minh thông tin, làm việc với những cá nhân, tổ chức liên quan, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý.
Trước đó, 30 phụ huynh (đại diện 36 học sinh) có đơn khiếu nại tập thể tố cáo việc Trung tâm Tiếng Anh Apax English - Apax Leaders (chi nhánh TP Đà Nẵng) dạy không đúng như cam kết, chậm trễ, chây ì trong việc trả lại học phí cho học sinh.
Tổng số học phí của những học sinh này đã đóng hơn 1 tỷ đồng, các phụ huynh yêu cầu Trung tâm hoàn trả hơn 730 triệu đồng vì cho rằng chất lượng dạy không như cam kết.
Phụ huynh tập trung tại Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders (chi nhánh TP.Đà Nẵng) để đòi quyền lợi. Ảnh: G.X
Trao đổi với VietNamNet, bà Đinh Thanh Huyền (trú phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn), đại diện những phụ huynh viết đơn cho biết nguyên do họ đồng loạt rút học phí, ngừng cho con theo học tại Apax English - Apax Leaders vì Trung tâm này đã không mở các lớp học đúng như cam kết trong hợp đồng đào tạo.
Bà Huyền cho biết đã nộp hơn 68 triệu đồng cho 2 con theo học tại Trung tâm từ năm 2020. Thời gian đầu, Trung tâm thực hiện đúng cam kết về giáo trình và giáo viên giảng dạy (100% giáo viên nước ngoài đứng lớp).
Tuy nhiên, từ tháng 5/2021 đến tháng 4/2022, Trung tâm không đảm bảo số lượng lớp học, cho học sinh nghỉ đột xuất vì nhiều lý do như giáo viên bị Covid-19, mạng internet nhà giáo viên bị hỏng, giáo viên bị tai nạn...
Theo bà Huyền, từ đầu năm 2022 đến nay, nhiều học sinh chỉ học được tổng cộng 2 tháng, có học sinh chỉ học được 5, 6 buổi.
"Dù không có lớp cho học sinh hiện đang theo học nhưng Trung tâm vẫn thông báo chiêu sinh học viên mới, thu tiền như bình thường..." - phụ huynh này cho hay.
Bức xúc vì Trung tâm chây ì khiến họ không thể rút lại tiền, các phụ huynh tập trung ký đơn khiếu nại, cầu cứu cơ quan chức năng
Sau khi nhận thấy chất lượng dạy học của Trung tâm giảm đi, hàng loạt phụ huynh đã làm thủ tục rút học phí tại Apax English - Apax Leaders. Nhưng từ tháng 6/2022 đến nay họ vẫn chưa nhận được tiền.
Hiện, các phụ huynh đã ký đơn tập thể gửi Thanh tra Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, Công an địa phương và các cơ quan truyền thông với mong muốn Trung tâm Apax English - Apax Leaders hoàn thành việc hoàn trả tiền học phí theo đúng quy định hợp đồng.
Đáng chú ý, không chỉ phụ huynh phản ánh chất lượng dạy học, Trung tâm này còn bị chính nhân viên tố không trả lương trong nhiều tháng.
Chị Nguyễn Thị Huyền (trú phường Xuân Hà, quận Thanh Khê), từng là Trưởng phòng Vận hành và chăm sóc khách hàng tại Apax English - Apax Leaders chi nhánh Đà Nẵng, cho biết bản thân chị đang bị nợ 6 tháng lương. Theo hợp đồng, lương của chị có mức 26 triệu đồng/tháng. Không chỉ bị nợ lương, bà Huyền còn bị nợ Bảo hiểm xã hội, không được hưởng chế độ thai sản.
"Tôi nghỉ từ tháng 4/2022 đến nay nhưng vẫn chưa được chốt sổ Bảo hiểm xã hội để chuyển công việc mới. Hiện nay, tôi đã gửi đơn đến cơ quan chức năng để nhờ xử lý" - chị Huyền cho biết.
Liên quan đến vụ việc, đại diện hệ thống Apax English - Apax Leaders cho biết, đã nắm tình hình tại chi nhánh Đà Nẵng. Hệ thống sẽ cho đội ngũ chăm sóc khách hàng liên lạc với từng phụ huynh để nắm thông tin, hướng xử lý cụ thể.
30 phụ huynh khiếu nại Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders Đà Nẵng Cho rằng Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders tại Đà Nẵng không đảm bảo chất lượng dạy học như cam kết, nhiều phụ huynh yêu cầu rút, hoàn phí học tập nhưng nhiều tháng qua chưa được giải quyết. Ngày 19-10, Báo Người Lao Động nhận đơn khiếu nại tập thể của 30 phụ huynh (đại diện 36 học sinh)...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Trump: Mỹ đang có 'cuộc nói chuyện rất tốt' với Trung Quốc
Thế giới
13:02:48 19/04/2025
Khi rapper và rapper thần tượng đối đầu
Nhạc việt
12:59:05 19/04/2025
Trend này hot: Thêm 1 nhân vật đi xe đạp thồ "huyền thoại" của ông nội từ Thanh Hóa vào TP.HCM dịp 30/4
Netizen
12:52:44 19/04/2025
Chuyện gì đang xảy ra với hội bạn mỹ nhân của Diệp Lâm Anh khiến một người phải thừa nhận "chèn ép"?
Sao việt
12:47:03 19/04/2025
Vứt bỏ 6 thứ này, tôi thấy mình dần giàu lên
Sáng tạo
12:42:55 19/04/2025
3 cung hoàng đạo tiền vào "như nước" từ nửa cuối tháng 4, giúp việc mua nhà trong năm sau dễ dàng hơn
Trắc nghiệm
12:24:59 19/04/2025
Tìm thấy chiếc xe của nghi can sát hại hai cô cháu ở Bình Dương
Pháp luật
12:11:41 19/04/2025
Cô bé Đắk Lắk có một bên mắt đen và một bên mắt xanh tự nhiên gây xôn xao
Lạ vui
12:10:05 19/04/2025
Ô tô điện thắng lớn tại Giải Xe của năm 2025
Ôtô
12:07:43 19/04/2025
Hai anh em ruột tử vong trong ao nước tưới cà phê ở Đắk Nông
Tin nổi bật
11:53:30 19/04/2025